DŨNG CHÍNH – MỸ DUYÊN
Từ năm 2006,
Công ty TNHH Tân Thịnh Phát (Cty TTP) có trụ sở tại 83 Phan Chu Trinh,
thành phố Quy Nhơn hợp đồng mua bán sắn lát với vợ chồng ông Trần Đình
Liêm và bà Đinh Thị Hường ở thôn Lục Lễ, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước
(Bình Định). Chuyện làm ăn giữa một bên là doanh nghiệp có đăng ký kinh
doanh và một bên là tư nhân đang thuận buồm xuôi gió thì bất ngờ ngày
12.5.2007, hai bên đụng nhau vì 19 phiếu cân hàng, đến mức phải đâm đơn
ra Toà…
* Bên bán hàng: Chưa thanh toán… vì còn giữ biên nhận.
* Bên mua hàng: Đã thanh toán… nhưng quên thu biên nhận.
Kẻ tám lạng người nửa cân
Không ngã ngũ, vợ chồng ông Liêm khởi kiện ra Toà.
Kèm theo đơn kiện, nguyên đơn cung cấp: Giấy biên nhận (không có ghi
ngày tháng) 19 phiếu cân tại kho Long Mỹ; bản báo cáo hàng nhập kho do
kế toán trạm cân Trần Thanh Tân cung cấp; và giấy xác nhận của các tài
xế lái xe có chở hàng nhập kho vào thời điểm xảy ra tranh chấp. ông Liêm
tường trình: Từ ngày 4 – 8.5.2007, vợ chồng ông đã chở 19 xe sắn, khối
lượng 395.160 kg, trị giá 636.68.800 đồng đến nhập tại kho Long Mỹ của
Cty TTP. Đến 10.5.2007, ông đến trụ sở chính của Cty TTP tại 83 Phan Chu
Trinh, TP Quy Nhơn để yêu cầu thanh toán 19 phiếu hàng mà kế toán trạm
cân đã cấp trước đó. Tại đây vì không có tiền mặt, ông Lê Dương Phùng –
kế toán Cty đã viết cho vợ chồng ông giấy biên nhận và hẹn 2 ngày sau
đến thanh toán. Thế nhưng sau đó Cty này đã trở mặt làm trái, không giải
quyết… (?)
Với tư cách là bị đơn trước phiên toà, ông Nguyễn Anh
Dũng – GĐ Cty TTP và người có nghĩa vụ liên quan – ông Phùng thì quả
quyết, vào thời gian trên, vợ chồng ông Liêm không nhập hàng. Theo ông
Phùng, trước 8.5.2007, ông Liêm có đưa cho ông 19 phiếu cân để yêu cầu
thanh toán, nhưng giám đốc đi vắng nên ông đã viết biên nhận. Tuy nhiên
sau đó vào các ngày 3.5, 4.5, 8.5.2007, ông Liêm đã nhận đủ số tiền được
thanh toán của 19 phiếu cân là 646.644.000 đồng. “Sơ suất của tôi là
không nghi ngày, tháng nhận phiếu và khi thanh toán xong đã không thu
lại biên nhận”. ông Phùng khai.
Gian lận hay lừa đảo (?)
Chứng cứ chủ yếu phù hợp với biên nhận mà ông Phùng
đã viết chính là bản báo cáo hàng nhập kho do Trần Thanh Tân ký ngày
12.5.2007 cung cấp cho nguyên đơn. Tuy nhiên theo Luật sư Phan Tư Thy –
Văn phòng Luật sư Hữu Luật thì đây là chứng cứ ngụỵ tạo. ông Thy phân
tích: Biên bản xem xét thẩm định tại chỗ tài sản tranh chấp do TAND
thành phố Quy Nhơn lập đã xác định dữ liệu trong máy vi tính của trạm
cân Cty bị xoá từ ngày 12.5.2007 (BL.96). Lời khai nại của ông Tân được
thể hiện trong tất cả 4 bút lục đều bất nhất về người nhận, người yêu
cầu in. Đáng lưu ý là tại BL67, ông Tân trình bày: “Ngày 12.5.2007 đang
điều khiển máy cân, thì ông Dũng giám đốc mượn máy tôi đang điều hành
(cân điện tử) để kiểm tra, tôi ra ngoài một lúc. Sau đó tôi quay lại
kiểm tra lại số hàng của Hà ở Phú Yên thì toàn bộ dữ liệu ngày 11.5.2007
trở về trước, mất hoàn toàn chỉ còn xe nhập ngày 12.5.2007″. Dữ liệu đã
xoá thì không thể có chuyện đến cuối ngày 12.5.2007 ông Tân in được bản
báo cáo để cung cấp cho nguyên đơn. Cũng tại BL67, ông Tân còn cho
biết: “… Xoá cách nào thì tôi không rõ, nhưng tôi khẳng định chỉ có nhà
cung cấp phần chương trình (phần mềm) mới xoá được”. Như vậy có thể
hiểu, ông Dũng không thể xoá được phần mềm. Do đó trong máy vi tính
không hề có dữ liệu nhập hàng từ ngày 4 – 8.5.2007. Điều này hoàn toàn
phù hợp với lời khai của ông Tân: Là người trực tiếp cân hàng tại trạm
cân trong khoảng thời gian từ tháng 2.2007 đến ngày 10.5.2007 (tức là
ông đã nghỉ việc ở trạm cân 2 ngày trước khi cung cấp chứng cứ cho
nguyên đơn).
Lời khai nại của 4 nhân chứng lái xe, là không trung
thực, khách quan. Bởi, quan hệ của họ với nguyên đơn là quan hệ hợp đồng
vận chuyển hàng hoá. Theo đó, họ có nghĩa vụ vận chuyển hàng đến nơi và
nhận tiền công vận chuyển. Thế nhưng điều khó hiểu là các chuyến hàng
từ ngày 4 đến 8.5.2007, họ khai rằng chờ bên nguyên đơn đòi được tiền
mới thanh toán. Họ chở hàng, phương thức thanh toán theo từng chuyến,
không tính theo trọng lượng. Vậy mà họ lại nhớ rất rõ để mô tả rất rõ
từng ký lô gam của từng chuyến hàng mà họ đã chở cách đó hai tháng; nội
dung xác nhận lại không liên quan đến nội dung cần xác nhận (?) BL71,
tài xế Nguyễn Anh Thãi khai: “Chuyến ngày 2.5 đã thanh toán, chuyến ngày
10.5 đã ứng tiền một ít. Các chuyến từ ngày 4 đến ngày 8.5 chưa thanh
toán”. Hết sức bất thường, trừ phi họ không vận chuyển nên không yêu cầu
được thanh toán. Đáng nói hơn, đơn xác nhận của tài xế Dương Tấn Quyện
đề ngày 10.5.2007, được công an xã xác nhận 11.7.2007. Câu hỏi đặt ra là
phải chăng ông Quyện đã biết trước được tương lai (12.5.2007 các đương
sự sẽ tranh chấp) nên đã viết đơn chờ sẵn trước 2 ngày (?)
Án xử chưa thuyết phục (?!)
Ngày 24.01.2008, TAND thành phố Quy Nhơn đưa vụ án ra
xét xử sơ thẩm. Song toàn bộ các chi tiết có dấu hiệu gian lận thương
mại và lừa đảo của nguyên đơn đã không được HĐXX xem xét một cách thấu
đáo. Toà xác định mối quan hệ tranh chấp giữa các đương sự là “tranh
chấp hợp đồng mua bán tài sản”. Từ đó đã áp dụng Điều 428, 438 Bộ luật
Dân sự để điều chỉnh quan hệ tranh chấp. HĐXX lập luận: Về nguyên tắc,
khi thanh toán, kế toán phải thu lại biên nhận nhưng hiện ông Liêm vẫn
còn giữ, chứng tỏ là 19 phiếu cân vẫn chưa được thanh toán. Theo đó,
cùng với 19 phiếu cân, tương ứng với 395.160 kg, nhân với giá 1.680 đồng
/kg, tương đương 663.868.800 đồng; cấp sơ thẩm còn tuyên buộc Cty TTP
phải có trách nhiệm thanh toán thêm 7 phiếu cân từ ngày 9 – 11.5.2007
(nằm ngoài phạm vi tranh chấp), tương ứng với 130.860 kg, nhân với giá
1.790 đồng /kg, tương đương với số tiền 234.239.400 đồng (?!)
“Xác định là quan hệ tranh chấp hợp đồng mua bán hàng
hoá, theo đó phải vận dụng điều luật của Bộ luật Thương mại để điều
chỉnh hành vi của các đương sự là phù hợp với tố tụng” -trao đổi với
p.v, các luật sư ở Bình Định bày tỏ quan điểm. Thế nhưng tréo ngoe ở
chỗ, cấp phúc thẩm lại cho rằng, án sơ thẩm có căn cứ khi nhận định các
chứng cứ của nguyên đơn đưa ra: Giấy biên nhận; bản báo cáo hàng nhập
kho; lời khai của các nhân chứng lái xe… “Việc anh Phùng cho rằng anh đã
thanh toán cho bà Hường (vợ ông Liêm) 19 phiếu cân nhưng sơ xuất không
thu lại giấy biên nhận, thì anh phải chịu trách nhiệm với Cty về việc
làm của mình”. Toà phúc thẩm nhận xét. Từ phân tích trên, HĐXX chỉ tuyên
sửa một phần án sơ thẩm, buộc Cty TTP phải thanh toán cho nguyên đơn số
tiền 633.868.800 đồng (của 19 phiếu cân), cộng với 54.094.362 đồng tiền
lãi suất quá hạn do bị đơn chậm thực hiện nghĩa vụ làm thiệt hại cho
nguyên đơn. Bản án phúc thẩm cho thấy bộc lộ sự mâu thuẩn nội tại: Nhận
định một đường, nhưng xử một nẻo (?!).
SOURCE: BÁO ĐỜI SỐNG VÀ PHÁP LUẬT
Trích dẫn từ:
0 comments:
Post a Comment