THẠNH HƯNG – NGUYỄN HỒNG GIAN
TUOITRE -
Thay vì giao dịch với chủ sở hữu hợp pháp, nhiều người đã dễ dãi chấp
nhận mua giấy tay các tài sản có giá trị lớn. Đến khi sang tên không
được, người mua bị thiệt đơn thiệt kép.
Tháng 4-2006, bà G bỏ ra 3.500 USD mua của ông Đ. một
xe Honda @. Xe đó do bà A đứng tên và đã được sang tay qua nhiều người.
Khi bán cho bà G, ông Đ hứa hẹn: “Từ từ bà A sẽ sang tên xe…”. Nhưng
rồi viện lẽ không có giao dịch gì với bà G, bà A từ chối ký giấy bán xe
cho bà G. Thế là bà G phải mất công gửi đơn đến UBND phường nơi ông Đ
cư trú để nhờ can thiệp. Song cả ba lần được mời ông Đ đều không đến.
Không còn cách nào khác, bà G. khởi kiện ông Đ ra Tòa
án nhân dân quận (cũng là nơi ông Đ cư ngụ) để tranh chấp hợp đồng mua
bán xe. Theo yêu cầu của tòa, bà G đóng gần 1,5 triệu đồng tạm ứng án
phí. Tưởng chỉ cần chờ ngày được tòa mời lên hòa giải, xét xử nhưng rồi
một, hai tháng trôi qua tòa vẫn im ỉm. Sốt ruột, bà G quyết định không
nhờ tòa nữa mà phải “tự xử” bằng cách… sang lại xe cho người quen của bà
A để lấy tiền mua xe khác (tất nhiên là bà có thể đứng tên).
Theo luật sư Trương Thị Hòa, vì tin tưởng nhau nên
nhiều người đã chấp nhận mua bán với người sang tay cuối cùng và tất
nhiên chưa phải là chủ sở hữu hợp pháp tài sản. Ngoại trừ những lúc
thương thảo được, người mua đã hết sức trần thân với việc nhờ người đứng
tên trên giấy chủ quyền thực hiện các thủ tục mua bán, sang tên. Có
người đã phải tốn thêm mớ tiền để “bồi dưỡng” cho người đứng tên, có
người phải cậy đến cơ quan thẩm quyền mà bà G là một dẫn chứng. Vất vả
vậy nhưng ra tòa giao dịch mua bán với người không phải là chủ sở hữu
tài sản vẫn có thể bị tuyên vô hiệu, lúc đó người mua chỉ có thể nhận
lại đủ số tiền đã giao trước đó rất lâu.
Nếu tự rút đơn (không muốn khiếu nại đến chánh án Tòa
án nhân dân quận để sớm được giải quyết vụ án như cách chọn lựa của
nhiều nguyên đơn khi gặp những tình huống tương tự), bà G. còn phải chịu
mất 1/2 số tiền tạm ứng án phí đã nộp. Quả là phiền!
Lưu ý: Ngoài trường hợp được các
tác giả Thạnh Hưng – Nguyễn Hồng Gian nêu ở trên, nếu mua lại xe từ
người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật (ngay tình hoặc không ngay
tình), quyền lợi và trách nhiệm dân sự của người mua được xác định theo
qui định tại các điều 138, 257, 258 Bộ luật dân sự năm 2005 - Civillawinfor
SOURCE: BÁO TUỔI TRẺ
0 comments:
Post a Comment