ĐẶNG HUỲNH LỘC
Năm 1984, ông Trang Thanh Khả, nguyên Giám đốc Công
ty Gỗ Minh Hải (tiền thân của Công ty Cimexcol), sau khi bị Đảng ủy Sở
Thương nghiệp Minh Hải đề nghị kỷ luật cảnh cáo đảng do có hành vi tham ô
đã tự sát tại Bệnh viện Thống Nhất.
Lúc bấy giờ, Minh Hải liên kết với TP.HCM khai thác
và xuất nhập khẩu gỗ, thành lập Công ty Cimexcol và Công ty Gỗ Minh Hải
được ghép vào Cimexcol.
Đến đầu năm 1985, Minh Hải kết thúc chương trình hợp
tác với TP.HCM về khai thác gỗ, Cimexcol tách ra thành Cimexcol Minh Hải
để thực hiện chương trình hợp tác với Lào và chương trình nhà ở, trường
học, bệnh viện nông thôn ở Minh Hải.
Giết để bịt đầu mối?
Tháng 8-1987, Ban Bí thư ra Quyết định số 13 thành
lập đoàn kiểm tra số 13, do ông Trần Kiên, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ
nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, làm trưởng đoàn, kiểm tra hoạt động
tài chính của tỉnh Minh Hải và Công ty Cimexcol.
Ông Nguyễn Quốc Sử (Ba Chiến), nguyên Viện trưởng
VKSND tỉnh Minh Hải, thành viên đoàn kiểm tra số 13, cho biết kết quả
kiểm tra cho thấy tuy các đơn vị hoạt động tài chính của Minh Hải có sai
sót nhưng không nghiêm trọng. Riêng Công ty Cimexcol có lãi hơn hai
triệu đôla qua ba năm hoạt động. Nhưng ông Sử nói thêm đoàn kiểm tra số
13 lại nhận định Dương Văn Ba, Phó Giám đốc Công ty Cimexcol, có dấu
hiệu liên quan trong vụ án của nhóm Hoàng Cơ Minh chống phá cách mạng.
Trong đó có Dương Văn Tư – Tư lệnh quân sự của lực lượng Hoàng Cơ Minh
là em ruột Dương Văn Ba. Có hai địa điểm tại Laksao (Lào) và Đà Nẵng,
người của Dương Văn Ba thường lui tới và đều có điện đài. Hai tàu viễn
dương của Cimexcol sử dụng vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu cũng có
điện đài. Và cái chết của Trang Thanh Khả – Giám đốc Công ty Gỗ Minh Hải
vào năm 1984 ở Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) là do Dương Văn Ba ám hại
để bịt đầu mối.
Cũng theo ông Sử, từ “nhận định” này của đoàn kiểm
tra số 13, ngày 12-8-1987, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) cho bắt khẩn
cấp Nguyễn Ngọc – một tay mua bán chợ trời có quan hệ mua bán hàng hóa
với Cimexcol. Ngày 4-12-1987, lại cho bắt khẩn cấp Ngô Vĩnh Hải, Tổ
trưởng kiều hối Công ty Cimexcol. Cả hai người này bị tình nghi quan hệ
với bọn phản động nước ngoài, chuyển đôla về Việt Nam cho Dương Văn Ba
hoạt động.
Sau khi bắt Hải hơn nửa tháng, ngày 20-12-1987, Bộ
Nội vụ ra quyết định khởi tố vụ án và năm ngày sau đó (25-12-1987) cho
bắt giam Dương Văn Ba. Sau đó, toàn bộ ban giám đốc và hầu hết cán bộ,
nhân viên Cimexcol bị bắt để phục vụ điều tra.
Chuyển thành vụ án kinh tế
“Sau khi khởi tố, bắt người hàng loạt nhưng điều tra
không tìm ra chứng cứ về hoạt động phản động” – ông Sử tiếp. Điện đài ở
Laksao (Lào) là của Công ty Chấn hưng miền núi, thuộc Bộ Quốc phòng Lào.
Điện đài ở Đà Nẵng là của Bộ Quốc phòng Việt Nam. Hai chiếc tàu mà
Cimexcol Minh Hải dùng vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu là của Công ty
Vận tải biển Saigon Ship quản lý. Cái chết của nguyên Giám đốc Công ty
Gỗ Minh Hải Trang Thanh Khả hồi năm 1984 là do tự sát, có để lại thư
tuyệt mệnh, không phải do Dương Văn Ba ám hại. Và Dương Văn Tư lớn tuổi
hơn Dương Văn Ba, đồng thời sinh trưởng ở miền Bắc, còn Dương Văn Ba
sinh trưởng ở Bạc Liêu…
Đầu tháng 1-1988, Trung ương có quyết định thành lập
đoàn thanh tra Cimexcol, gọi là đoàn thanh tra 54, bắt đầu triển khai
công tác vào ngày 24-2-1988. “Sau đúng năm tháng làm việc, ngày 24-7,
Trưởng đoàn thanh tra 54 Nguyễn Thanh ký báo cáo kết quả thanh tra với
Trung ương rằng đến thời điểm 30-9-1987, Cimexcol mất cân đối 4,6 triệu
đôla (!)” – ông Sử nói. Gần một tháng sau, ngày 18-8, Phó đoàn thanh tra
54 Đoàn Minh Thuần ký báo cáo bổ sung: “Đến thời điểm 30-9-1987,
Cimexcol còn nợ nước ngoài 5,13 triệu đôla (!)”. “Trong khi theo báo cáo
của đoàn kiểm tra số 13, cùng thời điểm đó Cimexcol có lãi hơn hai
triệu đôla” – ông Sử nói.
Người “được chọn ra tòa”
Khi nghe chúng tôi trình bày muốn tìm hiểu lại vụ án
Cimexcol 20 năm trước, ông Đoàn Thanh Vị (Ba Vị), nguyên ủy viên Trung
ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Minh Hải, lắc đầu cười buồn: “Chết gần hết
rồi, những người còn thì mạng sống tính từng ngày, như anh Năm Hạnh đang
bị ung thư giai đoạn cuối, nằm liệt giường, liệu có minh oan kịp
không?”.
“Anh Năm Hạnh” mà ông Vị nói chính là Lê Văn Bình,
nguyên Chủ tịch tỉnh, nguyên đại biểu Quốc hội khóa VIII, người bị xử
một năm tù, cho hưởng án treo trong vụ án Cimexcol. Khi chúng tôi hỏi về
vai trò ông Năm Hạnh trong vụ án Cimexcol, ông Vị nói: “Tháng 11-1986,
Năm Hạnh được bầu làm chủ tịch, thay Ba Hùng (Phạm Văn Hoài – PV) nghỉ
hưu. Ngay sau đó đi học Liên Xô đến tháng 7-1987 mới về. Tháng 9-1987
thì Trung ương đình chỉ hoạt động Cimexcol để thanh tra”.
Ông Ba Vị nhớ lại: “Năm 1989, trước khi đưa vụ án ra
xét xử, lãnh đạo Trung ương xuống Minh Hải yêu cầu đưa một người ra chịu
trách nhiệm để xử bọn kia. Nếu không số kia đấu tranh thì rất phức tạp,
không xử họ được”.
Ông Ba Vị nói thêm: “Thực ra chịu trách nhiệm quản
lý, giám sát về nhân sự, tổ chức và hoạt động của Cimexcol không phải
trách nhiệm Năm Hạnh. Lúc đó, Ban thường vụ Tỉnh ủy Minh Hải đã phân
công bốn thường vụ Tỉnh ủy phụ trách gồm Tống Kỳ Hiệp (Tám Khanh – PV),
Trưởng ban Nội chính; Đoàn Quang Vũ (Năm Tân), Chủ nhiệm Ủy ban kiểm
tra; Mai Thanh Ân (Bảy Khế), Trưởng ban Tổ chức; Hoàng Hà (Ba Huân),
Giám đốc Công an tỉnh. Sau này, anh Tám Khanh nghỉ hưu, Tỉnh ủy phân
công thêm Hai Thống (Trần Hữu Vịnh), Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, phụ
trách chung nữa là năm người. Năm Hạnh chỉ là người được chọn ra tòa và
Năm Hạnh đã dám nhận trách nhiệm về mình!”. “Bản án dành cho Năm Hạnh
một năm tù là quá oan nghiệt!” – ông Ba Vị nói.
SOURCE: http://www.phapluattp.vn/news/nha-nuoc/view.aspx?news_id=215514Ông Nguyễn Xuân Thái, nguyên Phó Giám đốc Sở Tài chính, Trưởng đoàn xử lý tài sản Cimexcol Minh Hải năm 1989-1996, nói: “Năm 1990, sau một thời gian ngắn tiếp xúc hồ sơ đã thấy Cimexcol Minh Hải chỉ mất cân đối hơn 800 ngàn đôla. Sau đó lại phát hiện đoàn thanh tra 54 còn bỏ ngoài sổ sách hơn bảy triệu đôla tài sản của Cimexcol không đưa vào cân đối, đủ chứng cứ xác định Cimexcol không lỗ mà còn có lãi. Nhưng lại không công bố số liệu này”.
ĐỌC PHẦN 1 TẠI ĐÂY
0 comments:
Post a Comment