HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Ngày 06 tháng 11
năm 2006, tại trụ sở Toà án nhân dân tối cao đã mở phiên toà giám đốc
thẩm xét xử vụ án dân sự tranh chấp về quyền sở hữu tài sản (đòi nhà cho
ở nhờ) và tranh chấp về thừa kế tài sản giữa các đương sự:
Nguyên đơn: Bà Hàng Nguyệt Hoa, sinh năm 1930;
Trú tại: nhà số 492, đường Thống Nhất, phường Mỹ Hương, thị xã Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
Bị đơn: Ông Sử Chấn Quang, s inh năm 1953;
Trú tại: nhà số 1A, hẻm Nguyễn Thái Học, phường Mỹ
Hương, thị xã Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận (hiện đang định cư
tại Mỹ).
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Bà Sử Thị Đẩu, sinh năm 1927;
Trú tại: nhà số 1A, hẻm Nguyễn Thái Học, phường Mỹ Hương, thị xã Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
2. Ông Sử Chấn Hùng, sinh năm 1945 (hiện đang định cư tại Mỹ); uỷ quyền cho anh Sử Chấn Quang đại diện tham gia tố tụng.
3. Bà Sử Thị Vàng, 93 tuổi (đã chết); hiện chưa xác minh được địa chỉ gia đình bà Vàng.
4. Ông Sử Văn Mà, sinh năm 1944 (đã chết); gia đình
ông Mà đang trú tại: khu phố 2, phường Đông Hải, thị xã Phan Rang – Tháp
Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
5. Ông Đào Thân Diệu (Đào Tỷ), sinh năm 1945;
Trú tại: nhà số 490, đường Thống Nhất, thị xã Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
6. Bà Hàng Quỳnh Hoa, sinh năm 1928;
Trú tại: tổ 7, phường Mỹ Hương, thị xã Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
Nhận thấy:
Tại đơn khởi kiện đề ngày 26 -8-1992 và các lời khai
tại Toà án trong quá trình giải quyết, bà Hàng Nguyệt Hoa yêu cầu Toà án
giải quyết buộc ông Sử Chấn Quang trả lại căn nhà số 1A, hẻm Nguyễn
Thái Học, phường Mỹ Hương, thị xã Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận
mà gia đình bà Hoa đã cho ở nhờ từ năm 1966. Theo bà Hoa thì: cụ Sử
Xương Hà và vợ là cụ Diệp Thị có 10 ngườicon trong đó có 2 người đã chết
từ nhỏ, 8 người còn lại gồm:
1. Ông Sử Khắc Hiên (đã chết, có con là ông Sử Chấn Quang đại diện thừa kế tham gia tố tụng).
2. Ông Sử Khắc Thọ (đã chết, có con là ông Sử Văn Mà đại diện thừa kế tham gia tố tụng).
3. Ông Sử Bội Nguyên (đã chết, có con là ông Sử Chấn Hùng đại diện thừa kế tham gia tố tụng).
4. Bà Sử Thị Lan (đã chết, có con là bà Hàng Quỳnh Hoa đại diện thừa kế tham gia tố tụng).
5. Bà Sử Thanh An (đã chết, có con là ông Đào Thân Diệu đại diện thừa kế tham gia tố tụng).
6. Ông Sử Bội Trường (đã chết, có vợ là bà Hàng Nguyệt Hoa).
7. Bà Sử Thị Đẩu.
8. Bà Sử Thị Vàng.
Cụ Hà chết khoảng năm 1933, cụ Th ị chết khoảng năm
1942, đều không để lại di chúc. Sinh thời hai cụ tạo lập được căn nhà
trên diện tích đất 298,65m2 tại số 52 đường Thống Nhất, phường Mỹ Hương,
thị xã Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Năm 1945, ngôi nhà trên bị
bom phá sập toàn bộ. Năm 1947, ông Sử Bội Trường xây nhà mới trên nền
đất cũ (nay là số 286 đường Thống Nhất, phường Mỹ Hương, thị xã Phan
Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận). Năm 1948, bà Hoa kết hôn với ông
Trường. Năm 1957, vợ chồng bà Hoa xây lại nhà thành nhà hai tầng. Năm
1965, vợ chồng bà Hoa tiếp tục sửa chữa phần nhà kho và nhà để xe phía
sau thành nhà ở, nay là căn nhà số 1A hẻm Nguyễn Thái Học, phường Mỹ
Hương, thị xã Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Các lần xây dựng,
sửa chữa nhà, ông Trường đều đứng tên xin phép và được chính quyền (cũ)
chấp nhận. Năm 1965, ông Trường đề nghị chính quyền (cũ) công nhận quyền
sở hữu của ông đối với nhà đất. Tại bản án số 39/65 ngày 15-4-1965, Toà
hoà giải rộng quyền Ninh Thuận (chế độ cũ) công nhận ông Trường là chủ
sở hữu nhà đất tại phường Mỹ Hương, thị xã Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh
Ninh Thuận (gồm cả căn nhà số 286 đường Thống Nhất và căn nhà số 1A hẻm
Nguyễn Thái Học). Năm 1966, ông Trường cho cháu ruột là ông Sử Chấn
Quang về ở nhờ tại căn nhà số 1A hẻm Nguyễn Thái Học. Năm 1966, ông
Trường chết.
Tr•ớc khi chết, ông Trường lập di chúc đề ngày 15
-4-1966 cho vợ là bà Hoa sở hữu toàn bộ nhà đất, sau đó bà Hoa đứng tên
kê khai nhà đất và được Ty trước
bạ xác nhận. Bà Hoa đã nhiều lần yêu cầu ông Quang
dời nhà đi nơi khác, nhưng gia đình ông Quang vẫn ở tại căn nhà số 1A
hẻm Nguyễn Thái Học từ đó đến nay.
Năm 1970, các ông, bà Sử Chấn Quang, Sử Văn Mà, Sử
Thị Đẩu, Sử Thanh An, Sử Thị Lan khởi kiện yêu cầu phân chia di sản thừa
kế của cụ Hà, cụ Thị là toàn bộ nhà đất tại số 286 đường Thống Nhất,
phường Mỹ Hương, thị xã Phan Rang -Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
Tại bản án sơ thẩm số 29/TT ngày 27 -4-1972, Toà án
tỉnh Ninh Thuận (chế độ cũ) quyết định bác yêu cầu chia thừa kế của các
đ•ơng sự đối với nhà đất trên.
Các đương sự kháng cáo ngày 10-5-1972.
Tại bản án số 454 ngày 14-11-1973, Toà th•ợng thẩm
Huế (chế độ cũ) quyết định công nhận phần xây dựng căn nhà tại số 286
đường Thống Nhất (bao gồm cả căn nhà số 1A hẻm Nguyễn Thái Học) là của
bà Hoa, còn nền đất là di sản thừa kế của cụ Hà, cụ Thị để phân chia cho
các thừa kế.
Bà Hoa khiếu nại bản án trên, nhưng chưa được giải
quyế t và bản án cũng chưa được thi hành thì giải phóng Miền Nam. (Gia
đình bà Hoa vẫn ở tại căn nhà số 286 đường Thống Nhất và gia đình ông
Quang vẫn ở tại căn nhà số 1A hẻm Nguyễn Thái Học).
Sau khi giải phóng Miền Nam, bà Hoa tiếp tục khiếu nại.
Tại Quyết đị nh số 30 ngày 14 -7-1975, Uỷ ban quân
quản thị xã Phan Rang quyết định công nhận quyền sở hữu của bà Hoa đối
với toàn bộ căn nhà trên, đồng thời buộc ông Quang trả lại cho bà Hoa
căn nhà số 1A hẻm Nguyễn Thái Học. Năm 1977 và năm 1982, bà Hoa đứng tên
kê kh ai, nộp thuế toàn bộ nhà đất. Năm 1982, ông Quang cũng kê khai
phần nhà đất ông đang quản lý. Năm 1990, bà Hoa làm thủ tục xin hợp thức
hoá toàn bộ nhà đất. Tại Quyết định số 1618 ngày 1-8-1990, Sở xây dựng
tỉnh Thuận Hải (cũ) công nhận bà Hoa là chủ sở hữu căn nhà số 286 đường
Thống Nhất trên diện tích đất 247m2 (bao gồm cả diện tích đất của căn
nhà số 1A hẻm Nguyễn Thái Học mà ông Quang đang sử dụng).
Ông Sử Chấn Quang và những ngườicó quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan đều thừa nhận lời khai của bà Hoa về quan hệ gia đình và
đồng thời có yêu cầu phản tố đề nghị Toà án phân chia di sản thừa kế của
cụ Hà, cụ Thị để lại là toàn bộ nhà đất số 286 đường Thống Nhất. Theo
ông Quang và những ngườicó quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày thì
căn nhà 52 đường Thống Nhất của cụ Hà, cụ Thị tạo lập chỉ bị bom đánh
sập phần nhà phía tr•ớc vào năm 1945, còn phần nhà phía sau nay là căn
nhà số 1A hẻm Nguyễn Thái Học do vợ chồng bà Sử Thị Đẩu xây dựng từ năm
1944 vẫn nguyên vẹn. Các bà Sử Thị Lan, Sử Thị Vàng, Sử Thanh An, Sử Thị
Đẩu đã góp tiền để ông Trường (là con trai) đứng tên xây dựng lại nhà.
Năm 1957, ông Trường sửa chữa nhà, sau đó đến năm 1965 thì nộp đơn yêu
cầu Toà án công nhận quyền sở hữu nhà đất mà không có ý kiến đồng ý của
các anh em trong gia đình. Năm 1965 , ông Quang và gia đình chuyển đến
sống tại căn nhà số 1A hẻm Nguyễn Thái Học vì ông Quang là cháu đích tôn
của hai cụ. Năm 1973, Toà th•ợng thẩm Huế đã xác nhận phần đất trên có
hai căn nhà là di sản thừa kế của cụ Hà, cụ Thị để phân chia cho 8 đồng
thừa kế, nhưng bản án chưa được thi hành. Sau giải phóng Miền Nam, bà
Hoa đã tự kê khai để hợp thức hoá nhà đất.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 01/DSST ngày 16-3-1994, Toà án nhân dân tỉnh Ninh Thuận quyết định:
- Bà Hàng Nguyệt Hoa được quyền sở hữu ngôi nhà 286 Thống Nhất, phường Mỹ Hương, thị xã Phan Rang- Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận trên diện tích đất sử dụng là 159,45m2 có vị trí:
Đông giáp: đường Thống Nhất.
Tây giáp: nhà 1A hẻm Nguyễn Thái Học. Nam giáp: nhà 288 đường Thống Nhất. Bắc giáp: nhà 284 đường Thống Nhất.
- Ông Sử Chấn Quang được quyền sở hữu ngôi nhà 1A hẻm Nguyễn Thái Học hiện ông đang ở, trên diện tích đất sử dụng là 139,20m2. Ông Sử Chấn Quang có nghĩa vụ hoàn trả cho bà Hàng Nguyệt Hoa số tiền là 53.155.000 đồng trị giá căn nhà 1A hẻm Nguyễn Th ái Học.
- Bà Hàng Nguyệt Hoa có nghĩa vụ trả tiền chia thừa kế cho:
1. Bà Sử Thị Đẩu 32.725.000 đồng, do ông Sử Chấn Quang được uỷ quyền nhận thay.
2. Bà Sử Thị Vàng 32.725.000 đồng.
3. Ông Sử Khắc Hiên 32.725.000 đồng, do ông Sử Chấn Quang đại diện thừa k ế hợp pháp nhận thay.
4. Ông Sử Khắc Thọ 32.725.000 đồng, do ông Sử Văn Mà đại diện thừa kế hợp pháp nhận thay.
5. Ông Sử Bội Nguyên 32.725.000 đồng, do ông Sử Chấn Quang đại diện cho ông Sử Chấn Hùng (con ông Sử Bội Nguyên) uỷ quyền nhận thay.
6. Bà Sử Thị Lan 32.725.000 đồng, do bà Hàng Quỳnh Hoa đại diện thừa
kế hợp pháp nhận thay.
7. Bà Sử Thanh An 32.725.000 đồng, do ông Đào Thân Diệu (Đào Tỷ) đại diện thừa kế hợp pháp nhận thay.
Ngoài ra, Toà án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí và quyền kháng cáo của các đ•ơng sự theo quy định của pháp luật.
Ngày 23-3-1994, bà Hàng Nguyệt Hoa kháng cáo không đồng ý chia thừa kế nhà đất.
Tại bản án dân sự phúc thẩm số 264/DSPT ngày
22-12-1994, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí
Minh quyết định:
Đình chỉ việc xét xử phúc thẩm đối với vụ kiện tranh chấp di sản thừa kế giữa nguyên đơn bà Hàng Nguyệt Hoa, bị đơn ông Sử Chấn Quang. Vì nguyên đơn kháng cáo nhưng được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng.
Bản án dân sự sơ thẩm số 01/DSST ngày 16-3-1994 của Toà án nhân dân tỉnh Ninh Thuận có hiệu lực thi hành.
Sau khi có bản án phúc thẩm, bà Hàng Nguyệt Hoa khiếu nại.
Tại Quyết định số 233/KNDS ngày 28 -7-1995, Chánh án
Toà án nhân dân tối cao kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm số 264/DSPT
ngày 22 -12-1994 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố
Hồ Chí Minh và đề nghị Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét xử
giám đốc thẩm huỷ bản án dân sự phúc thẩm nêu trên để xét xử phúc thẩm
lại.
Tại Kết luận số 318 ngày 5-10-1995, Viện tr•ởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với kháng nghị của Chánh án Toà án
nhân dân tối cao.
Tại Quyết định giám đốc thẩm số 65/DS ngày 3-11-1995,
Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã quyết định: Huỷ bản án dân
sự phúc thẩm
số 264/DSPT ngày 22 -12-1994 của Toà phúc thẩm Toà án
nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh; giao hồ sơ vụ án cho Toà
phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc
thẩm lại.
Tại bản án dân sự phúc thẩm số 306/DSPT ngày
31-12-1996, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí
Minh quyết định:
Giữ nguyên quyết định của bản án dân sự sơ thẩm số 01/DSST ngày 16-3-1994 của Toà án nhân dân tỉnh Ninh Thuận.
- Bà Hàng Nguyệt Hoa được sở hữu ngôi nhà 286 Thống Nhất, phường Mỹ Hương, thị xã Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận trên diện tích đất là 159,45m2 có vị trí như trong sơ đồ kèm theo hồ sơ.
- Ông Sử Chấn Quang được quyền sở hữu ngôi nhà 1A hẻm Nguyễn Thái Học hiện ông đang ở, trên diện tích đất sử dụng là 139,20m2 nhưng ông Quang phải hoàn trả cho bà Hàng Nguyệt Hoa giá trị xây dựng nhà và giá trị quyền sử dụng đất tổng cộng là 53.155.000 đồng.
- Bà Hàng Nguyệt Hoa có nghĩa vụ thanh toán phần thừa kế cho những ngườiđược hưởng thừa kế gồm:
1. Bà Sử Thị Đẩu 32.725.000 đồng, do ông Sử Chấn Quang được uỷ quyền nhận thay.
2. Bà Sử Thị Vàng 32.725.000 đồng.
3. Ông Sử Khắc Hiên 32.725.000 đồng, do ông Sử Chấn Quang đại diện thừa kế hợp pháp nhận thay.
4. Ông Sử Khắc Thọ 32.725.000 đồng, do ông Sử Văn Mà đại diện thừa kế hợp pháp nhận thay.
5. Ông Sử Bội Nguyên 32.725.000 đồng, do ông Sử Chấn Quang đại diện cho ông Sử Chấn Hùng (con ông Sử Bội Nguyên) uỷ quyền nhận thay.
6. Bà Sử Thị Lan 32.725.000 đồng, do bà Hàng Quỳnh Hoa đại diện thừa kế hợp pháp nhận thay.
7. Bà Sử Thanh An 32.725.000 đồng, do ông Đào Thân Diệu (Đào Tỷ) đại diện thừa kế hợp pháp nhận thay.
Ngoài ra, Toà án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí.
Sau khi có bản án phúc thẩm, bà Hàng Nguyệt Hoa khiếu nại cho rằng
Quyết định giám đốc thẩm của Uỷ ban Thẩm phán Toà án
nhân dân tối cao là đúng pháp luật; việc Toà án cấp phúc thẩm xác định
diện tích đất trên đó có căn nhà số 286 đường Thống Nhất và căn nhà 1A
hẻm Nguyễn Thái Học là di sản thừa kế của cụ Hà, cụ Thị để phân chia cho
các con của hai cụ là không đúng pháp luật.
Tại Quyết định số 24/KNDS ngày 17-3-1998, Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm số
306/DSPT ngày 31 -12-1996 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại
thành phố Hồ Chí Minh (Quyết định kháng nghị đánh máy nhầm là bản án dân
sự phúc thẩm số 308/DSPT) với nhận định:
Bản án sơ thẩm và phúc thẩm xử công nhận quyền sở hữu của bà Hàng Nguyệt Hoa đối với ngôi nhà 286 đường Thống Nhất và căn nhà 1A hẻm Nguyễn Thái Học là có căn cứ, đúng pháp luật.
Riêng phần diện tích đất của căn nhà 286 đường Thống Nhất và căn nhà 1A hẻm Nguyễn Thái Học, phường Mỹ Hương, thị xã Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận do ông Trường xây dựng trên nền đất của ngôi nhà 52 đường Thống Nhất của cụ Hà và cụ Thị đã bị bom đánh sập hoàn toàn từ năm 1945. Quá trình ông Trường xây dựng, sửa chữa hai căn nhà đều được chính quyền (cũ) cho phép và khi đó những ngườicon khác của cụ Hà và cụ Thị không ai có ý kiến phản đối.
Trước khi chết, ông Trường đã lập di chúc giao toàn bộ tài sản trên cho bà Hàng Nguyệt Hoa (là vợ) sở hữu. Thực tế bà Hoa đã ở tại căn nhà 286 phường Thống Nhất từ năm 1947, đã nộp thuế, kê khai theo quy định của Nhà nước.
Đến năm 1990 bà Hoa được Sở xây dựng tỉnh Thuận Hải (cũ) cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà 286 đường Thống Nhất, trong đó có cả nhà 1A hẻm Nguyễn Thái Học. Do đó bà Hoa có quyền sử dụng diện tích đất của cả hai căn nhà này. Bản án dân sự sơ thẩm số 01/DSST ngày 16-3-1994 của Toà án nhân dân tỉnh Ninh Thuận và bản án dân sự phúc thẩm số 306/DSPT ngày 31 -12-1996 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh lại xác định giá trị nền đất nhà trên là di sản thừa kế của cụ Hà và cụ Thị để chia cho những ngườicon của hai cụ là không có căn cứ pháp luật. Tuy nhiên xét căn nhà 1A hẻm Nguyễn Thái Học, ông Quang đã ở ổn định từ năm 1966 đến nay, ông Quang không có chỗ ở nào khác, vì vậy giao cho ông Quang sở hữu nhưng phải thanh toán giá trị nhà và đất cho bà Hoa là đúng pháp luật. Bản án phúc thẩm áp dụng biên bản định giá nhà ngày 24-12-1993 để buộc ông Quang thanh toán giá trị đất, nhà cho bà Hoa là chưa đảm bảo quyền lợi của ông Quang, nay thấy cần phải xử theo khung giá đất của UBND tỉnh quy định.
Vì các lẽ trên, đề nghị Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc, huỷ bản án dân sự sơ thẩm số 01/DSST ngày 16-3-1994 của Toà án nhân dân tỉnh Ninh Thuận và bản án dân sự phúc thẩm số 306/DSPT ngày 31 -12-1996 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh; giao hồ sơ cho Toà án nhân dân tỉnh Ninh Thuận xét xử lại theo h•ớng đã phân tích trên.
Tại Quyết định số 08/UBTP-DS ngày 7-4-1998, Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao quyết định:
Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự về thừa kế nhà đất có nguyên đơn là bà Hàng Nguyệt Hoa và bị đơn là anh Sử Chấn Quang cho đến khi có Nghị quyết của Uỷ ban th•ờng vụ Quốc hội về các giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1 -7-1991.
Tại phiên toà giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát
nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao chấp
nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, huỷ bản
án dân sự sơ thẩm số 01/DSST ngày 16-3-1994 của Toà án nhân dân tỉnh
Ninh Thuận và bản án dân sự phúc thẩm số 306/DSPT ngày 31-12-1996 của
Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh; giao hồ
sơ cho Toà án nhân dân tỉnh Ninh Thuận xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy
định của pháp luật.
Xét thấy:
Ngày 26-8-1992, bà Hàng Nguyệt Hoa khởi kiện yêu cầu
Toà án giải quyết buộc ông Sử Chấn Quang trả lại căn nhà số 1A hẻm
Nguyễn Thái Học mà gia đình bà đã cho ông Quang ở nhờ từ năm 1966. Quá
trình giải quyết vụ án, ông Quang và những ngườicó quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan có yêu cầu đề nghị Toà án phân chia di sản thừa kế của cụ Sử
X•ơng Hà, cụ Diệp Thị để lại gồm toàn bộ nhà đất tại phường Mỹ Hương,
thị xã Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận mà gia đình bà Hoa và gia
đình ông Quang đang quản lý, sử dụng nhưng không nộp tiền tạm ứng án
phí. Tại bản án dân sự phúc thẩm số 306/DSPT ngày 31-12-1996, Toà phúc
thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh xác định quan hệ
pháp luật tranh chấp trong vụ án là tranh chấp quyền sở hữu nhà đất
nhưng lại giải quyết cả quan hệ về thừa kế là chưa chính xác. Do đó, cần
phải xác định lại quan hệ pháp luật tranh chấp, nếu bị đơn và những
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn yêu cầu phân chia di sản thừa
kế của cụ Hà, cụ Thị thì cần phải yêu cầu họ nộp tiền tạm ứng án phí
theo đúng quy định của pháp luật.
Từ năm 1947, ông Sử Bội Trường đã tiến hành xây nhà
mới, sửa chữa nhà mới trên nền đất diện tích 298,65m2 có nguồn gốc do cụ
Hà, cụ Thị tạo lập tại phường Mỹ Hương, thị xã Phan Rang-Tháp Chàm,
tỉnh Ninh Thuận. Việc xây dựng, sửa chữa nhà được chính quyền (cũ) cho
phép và công nhận, trong khi những ngườicon khác của cụ Hà , cụ Thị
không ai có ý kiến phản đối. Tr•ớc khi chết, ông Trường lập di chúc cho
bà Hoa được sở hữu toàn bộ nhà đất và bà Hoa trực tiếp quản lý nhà đất.
Tại Quyết định số 30 ngày 14-7-1975, Uỷ ban quân quản thị xã Phan Rang
-Tháp Chàm công nhận quyền sở hữu của bà Hoa đối với toàn bộ căn nhà
trên đồng thời buộc ông Quang trả lại cho bà Hoa căn nhà số 1A hẻm
Nguyễn Thái Học. Năm 1990, bà Hoa được Sở xây dựng tỉnh Thuận Hải (cũ)
cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà số 286 đường Thống Nhất, trong đó
gồm cả nhà số 1A hẻm Nguyễn Thái Học. Tuy nhiên, khi giải quyết lại vụ
án Toà án cấp sơ thẩm cũng phải xem xét kỹ chứng cứ, tài liệu về việc
ông Quang, bà Đẩu và các đ•ơng sự khác cho rằng nhà cũ chỉ bị sập một
phần và nhà số 1A hẻm Nguyễn Thái Học do các đ•ơng sự gó p tiền xây
dựng…
Về đất đang có tranh chấp: Theo các tài liệu có trong
hồ sơ vụ án thì nguồn gốc đất là của cụ Hà, cụ Thị nhưng nhà của hai cụ
đã bị bom phá sập từ năm 1945, sau đó ông Trường đã xây dựng lại nhà.
Chính quyền chế độ cũ có lúc công nhận, có lúc không công nhận ông
Trường, bà Hoa có quyền sử dụng đất, còn chính quyền Nhà nước ta thì
ngay từ khi giải phóng đã công nhận toàn bộ nhà đất là của bà Hoa. Do
đó, nếu trong quá trình giải quyết vụ án mà bị đơn và những ngườicó
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không xuất trình được chứng cứ mới thì
phải công nhận bà Hoa là ngườicó quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, trong
thực tế vợ chồng bà Hoa đã đồng ý cho ông Quang ở tại căn nhà số 1A hẻm
Nguyễn Thái Học từ năm 1966 và ông Quang đã sinh sống ổn định tại căn
nhà này; khi còn sống, ông Trường cũng không yêu cầu ông Quang trả lại
nhà. Hơn nữa, sau khi Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét xử
giám đốc thẩm xác định giao cho ông Quang tiếp tục được sở hữu căn nhà
số 1A hẻm Nguyễn Thái Học và chỉ phải thanh toán lại cho bà Hoa giá trị
xây dựng căn nhà số 1A hẻm Nguyễn Thái Học thì bà Hoa đã đồng ý và cho
rằng quyết định của Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao là đúng
pháp luật. Do đó, phải xác minh làm rõ việc ông Quang vào ở tại căn nhà
số 1A hẻm Nguyễn Thái Học là do ông Trường cho hay cho ở nhờ, từ đó mới
đủ căn cứ giải quyết vụ án hợp tình, hợp lý. Toà án cấp sơ thẩm và Toà
án cấp phúc thẩm chỉ căn cứ vào bản án của Toà th•ợng thẩm Huế (chế độ
cũ) và lời khai của bị đơn, ngườicó quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để xác
định quyền sử dụng đất là di sản thừa kế của cụ Hà, cụ Thị để phân chia
cho các thừa kế là chưa có căn cứ vững chắc.
Theo tài liệu có trong hồ sơ vụ án thì ông Sử Bội
Nguyên (đã chết) có con là ông Sử Chấn Hùng đang sinh sống tại Mỹ, vì
vậy phải áp dụng các quy định của Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11
ngày 27 -7-2006 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà
ở được xác lập trước ngày 1-7-1991 có ngườiViệt Nam định cư ở nước
ngoài tham gia để giải quyết vụ án thì mới đảm bảo quyền của đương sự.
Ngoài ra, cũng cần phải xác định chính xác tư cách tham gia tố tụng của
các đương sự hiện nay và yêu cầu của họ theo quy định của pháp luật để
giải quyết vụ án. Mặt khác, do vụ án đã bị Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân
dân tối cao tạm đình chỉ việc giải quyết theo quy định của pháp luật từ
năm 1998 và giá nhà đất đã có biến động lớn nên cần thiết phải định giá
lại theo giá thị Trường mới đảm bảo quyền lợi của đ•ơng sự và phù hợp
với thực tế.
Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 291, khoản 3
Điều 297 và khoản 2 Điều 299 của Bộ luật tố tụng dân sự; Nghị quyết số
1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27-7-2006 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về
giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1-7-1991 có người Việt
Nam định cư ở nước ngoài tham gia;
Quyết định:
Huỷ bản án dân sự phúc thẩm số 306/DSPT ngày
31-12-1996 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ
Chí Minh và bản án dân sự sơ thẩm số 01/DSST ngày 16-3-1994 của Toà án
nhân dân tỉnh Ninh Thuận; giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân tỉnh Ninh
Thuận xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
———————
- Lý do huỷ bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm:
1. Cần xác định lại quan hệ pháp luật tranh chấp;
2. Cần điều tra, xác minh lại một số tài liệu, chứng cứ trong vụ án;
3. Cần định giá lại tài sản theo giá thị Trường.
- Nguyên nhân dẫn đến việc huỷ các bản án sơ thẩm và phúc thẩm:
1. Thiếu sót trong việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp khi thụ lý và giải quyết vụ án;
2. Thiếu sót trong việc thu thập, xác minh và đánh giá chứng cứ;
3. Do thời hạn giải quyết vụ án bị kéo dài.
SOURCE: SOURCE: CÁC QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM
CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO NĂM 2006 – TÒA ÁN NHÂN
DÂN TỐI CAO VÀ CƠ QUAN PHÁT TRIỂN QUỐC TẾ HOA KỲ (USAID). 2008
0 comments:
Post a Comment