VĨNH HÒA
Một số quan chức
toà án của tỉnh Sông Bé cũ (nay là Bình Dương) đã mua hàng ngàn mét đất
của đương sự thắng án trong vụ tranh chấp dân sự. Sự khuất tất càng lộ
rõ với việc thi hành án vào lúc đã hết thời hiệu.
Trong lá đơn kêu oan, chị Huỳnh Kim Vân (con gái bà
Nguyễn Thị Te 74 tuổi, ngụ tại thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương) kể, vào
năm 1971, mẹ chị đã bỏ ra 30 ngàn mua nhà và đất rộng 860m2 (gọi chung
là nhà) từ ông Huỳnh Công Nhẫn. Đến năm 1987, hai mẹ con chị có nguy cơ
bị mất nhà vì một bản án phúc thẩm của Toà án tỉnh Sông Bé.
Chuỗi tố tụng nhiều tranh cãi
Theo các báo cáo của Thanh tra tỉnh gửi Thường vụ
tỉnh uỷ và chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, nguồn cơn vụ việc bắt đầu từ
khi ông Nhẫn làm đơn kiện đòi lại nhà mẹ con chị Vân đang sống. Hai bản
án sơ, phúc thẩm đều tuyên, buộc bà Te phải trả ngôi nhà cho ông Nhẫn.
Thời hạn trả trong vòng một năm.
Bản án đã không được thi hành ngay sau đó vì một lý
do: ông Nhẫn vượt biên. Trước khi vượt biên, ông Nhẫn làm giấy uỷ quyền
cho con mình (tên Hiếu) căn nhà. Tuy nhiên, trong uỷ quyền lại không
phải căn nhà đang tranh chấp. Năm năm sau kể từ khi án có hiệu lực, anh
Hiếu làm đơn yêu cầu, Toà án tỉnh Sông Bé ra quyết định thi hành án.
Nhưng phải chờ năm năm nữa (tức năm 1997), phòng Thi hành án Bình Dương
mới tổ chức cưỡng chế, giao nhà cho anh Hiếu. Mẹ con chị Vân lao vào
hành trình đi kiện.
Về vụ việc này viện Kiểm sát tối cao và cục Quản lý
thi hành án (bộ Tư pháp) có ý kiến: theo quy định, nếu bản án có hiệu
lực nhưng sau ba năm anh Hiếu không yêu cầu thi hành án, bản án trên sẽ
hết hiệu lực. Thực tế, án trên đã “lố” hai năm, lẽ ra phải đình chỉ,
nhưng phòng Thi hành án vẫn thi hành. Chưa kể, giấy uỷ quyền của cha con
ông Nhẫn không hợp pháp, chị Vân có khiếu nại… Do vậy, viện tối cao yêu
cầu phòng huỷ ngay quyết định thi hành án, giao lại nhà cho mẹ con chị
Vân. Dù bị trên “ép” liên tục, nhưng phòng không có động thái gì.
Vụ việc nhùng nhằng thêm năm năm nữa, đến 2001, ông
Hồ Minh Phương, chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương phải yêu cầu Thanh tra
tỉnh làm rõ vụ việc. Ngoài việc vạch ra những cái sai của phòng Thi hành
án (giống như năm năm trước) và đề nghị chủ tịch tỉnh buộc phòng huỷ
quyết định thi hành án. Đến nay, sau bảy năm, vụ việc vẫn không tiến
triển.
Thu – cấp, mua – bán đất lạ lùng
Cũng vào chính thời điểm phòng Thi hành án chuẩn bị
cưỡng chế, buộc mẹ con chị Vân giao nhà cho cha con anh Hiếu thì xảy ra
một tình huống khác. Năm 1996, UBND thị xã Thủ Dầu Một ra quyết định thu
hồi gần 5.500m2 đất tại phường Phú Cường cấp cho anh Hiếu sử dụng. Theo
kết luận UBND tỉnh và bộ Tài nguyên môi trường, đất trên là đất công.
Được cấp đất, anh Hiếu đã bán ngay cho tám người,
tổng cộng hơn 2.000m2. Trong tám cá nhân mua đất, có một số người là
quan chức ngành toà án của thị xã và tỉnh Sông Bé lúc bấy giờ. Có thể
điểm tên: ông Bùi Văn Tâm, phó chánh án toà thị xã lúc đó, ông Tâm là
chồng của bà thẩm phán Nguyễn Thị Tám, chủ toạ phiên toà phúc thẩm xử vụ
kiện đòi nhà giữa ông Nhẫn và bà Te. Ngoài ra còn có ông Nguyễn Thanh
Tùng, lúc mua đất là phó chánh án toà án tỉnh, nay là chánh án (có thêm
anh em ruột ông Tùng cũng được mua). Ông Tùng là anh em bạn dì ruột với
bà trưởng phòng Thi hành án tỉnh, nơi ra quyết định cưỡng chế thi hành
án buộc bà Te giao nhà cho cha con anh Hiếu. Ngoài ra, còn ông Đỗ Hữu
Phước, hiện là phó chánh án toà tỉnh. Phần đất còn lại, gần 3.500m2, anh
Hiếu để hoang đến nay.
Một cái lạ nữa trong tám hợp đồng mua bán đất trên,
tất cả đều ghi rõ lý do người bán không có nhu cầu sản xuất và cũng
không hợp đồng nào thể hiện giá bán bao nhiêu tiền. Tất cả đều được
phường và UBND thị xã xác nhận cho mua bán.
Có đất, ông Tùng và ông Nhàn, em ruột ông Tùng, xây
nhà ở ngay. Tuy không có phép và xây trên đất nông nghiệp nhưng nhà vẫn
mọc lên.
Cho đến năm 2001, sau khi vụ việc thu – cấp và mua –
bán đất công bị vỡ lở, UBND tỉnh Bình Dương đã phải yêu cầu Thanh tra
tỉnh làm rõ, sau đó huỷ quyết định cấp đất sai của UBND thị xã Thủ Dầu
Một cho anh Hiếu. Tỉnh chỉ đạo thu hồi lại gần 3.500m2 đất phần còn lại.
Đồng thời buộc thị xã thu hồi số tiền anh Hiếu đã bán đất cho tám cá
nhân kia. Chắc một điều, người được cấp đất và mang đi bán sẽ không biết
phải nộp bao nhiêu vì chẳng thấy giá bán tại các hợp đồng mua – bán
đất.
Một chuỗi nghi vấn trong một vụ kiện đòi nhà và hàng
loạt điều lạ trong quá trình thu – cấp, mua – bán đất giữa bên nguyên
đơn và một số quan chức toà án có phải là điều bình thường? Có hay không
một sự lại quả trong đây để các bên cùng có lợi như dư luận đã nghi ngờ
lâu nay? Đó là những câu hỏi đặt ra cho lãnh đạo tỉnh Bình Dương.
SOURCE: BÁO SÀI GÒN TIẾP THỊ
Trích dẫn từ: http://thuvienphapluat.com/default.aspx?CT=NW&NID=17871
—————————————————————
BÌNH DƯƠNG: ÁN HẾT HIỆU LỰC, TẠI SAO VẪN THI HÀNH?
TRẦN QUANG – ĐÔNG ANH
Phẫn nộ vì thấy
mẹ bị đối xử bất công trong vụ thi hành bản án số 25/DSPT ngày
28.9.1987, bà Huỳnh Kim Vân – con bà Nguyễn Thị Te – đã có đơn tố cáo
ông Huỳnh Minh Hiếu – con ông Huỳnh Công Nhẫn – đã chuyển nhượng đất
công trái phép cho một số cán bộ toà án. Thanh tra tỉnh Bình Dương (BD)
đã xác minh và kết luận – bà Vân tố cáo “đúng sự thật”.
Nguyên đơn bán đất cho “quan toà”?
Tháng 4.1997, cán bộ Phòng THA tỉnh BD đang nhiệt tình cưỡng chế, thi hành bản án số 25/DSPT (vốn đã hết thời hiệu), cốt lấy căn nhà 124/2 giao cho bên nguyên đơn Huỳnh Minh Hiếu, thì trước đó 1 năm, ông Hiếu đã chuyển nhượng hơn 2.000m2 đất cho 7 cán bộ công tác tại TAND thị xã – TAND tỉnh và vợ một lãnh đạo phường Phú Cường.
Kết quả xác minh của Thanh tra cho thấy: Thửa đất 5.493m2, toạ lạc khu 1, phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một (TDM) có nguồn gốc là đất công thổ. Chủ tâm biến đất công thành của tư, ông Hiểu trưng ra giấy chứng thư đoạn mãi ngày 11.1.1975, thể hiện bà Bùi Ngọc Lộ bán đất lô “B”, diện tích 20.000m2 cho vợ chồng ông Huỳnh Công Nhẫn và giấy uỷ quyền ngày 26.6.1989, ông Nhẫn uỷ quyền sở hữu 4.710m2 đất cho con là Huỳnh Minh Hiếu. Từ đó, ngày 12.2.1996, UBND thị xã TDM ra quyết định số 92/QĐ.UB thu hồi đất của bà Bùi Ngọc Lộ để giao cho ông Hiếu diện tích 5.493m2 đất.
Cùng ngày, UBND thị xã TDM đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNDSDĐ), diện tích 5.493m2 cho ông Hiếu. Ông Hiếu lập các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho 7 cán bộ – “quan chức” TAND thị xã, TAND tỉnh và bà Nguyễn Thị Tín (vợ một lãnh đạo phường Phú Cường lúc đó).
Cụ thể: Ngày 9.4.1996, ông Hiếu chuyển nhượng cho ông Nguyễn Thanh Tùng – Chánh án TAND tỉnh BD – 510m2 và 2 anh em ruột ông Tùng là Nguyễn Thanh Nhàn (380m2), Nguyễn Thanh Danh (300m2). Ngày 13.4.1996, chuyển nhượng cho ông Bùi Văn Tâm (Phó Chánh án TAND thị xã TDM) 120m2. Ngày 23.4.1996, chuyển nhượng cho bà Đoàn Thị Phượng (252m2), ông Đỗ Hữu Phước (120m2) và ông Đoàn Thanh Việt (200m2). Và, ngày 10.7.1996, chuyển nhượng cho bà Nguyễn Thị Tín (216m2). Tổng diện tích ông Hiếu chuyển nhượng cho 8 vị trên là 2.058m2.
Theo kết quả xác minh của Thanh tra, tại văn bản số 04/BC.TTr ngày 4.1.2001, hiện trạng hiện nay trên diện tích đất đã chuyển nhượng, có 2 căn nhà của ông Nguyễn Thanh Tùng (Chánh án TAND tỉnh) và một cán bộ khác, xây dựng không hợp pháp. Tất cả 8 cá nhân đã được UBND thị xã TDM cấp GNQSDĐ ngày 27.9.1996.
Trong đơn tố cáo bà Vân nêu đích danh: Bà Nguyễn Thị Hoa – Trưởng phòng THA tỉnh BD – chịu trách nhiệm THA sai luật, gây thiệt hại cho gia đình bà, chính là bà con ruột thịt với ông Tùng. Bà Nguyễn Thị Tám – chủ toạ phiên toà phúc thẩm – xử vụ kiện trên là vợ ông Bùi Văn Tâm – người đứng tên mua 120m2 đất của nguyên đơn, sau khi vợ ông Tâm xử cho nguyên đơn thắng kiện.
Tháng 4.1997, cán bộ Phòng THA tỉnh BD đang nhiệt tình cưỡng chế, thi hành bản án số 25/DSPT (vốn đã hết thời hiệu), cốt lấy căn nhà 124/2 giao cho bên nguyên đơn Huỳnh Minh Hiếu, thì trước đó 1 năm, ông Hiếu đã chuyển nhượng hơn 2.000m2 đất cho 7 cán bộ công tác tại TAND thị xã – TAND tỉnh và vợ một lãnh đạo phường Phú Cường.
Kết quả xác minh của Thanh tra cho thấy: Thửa đất 5.493m2, toạ lạc khu 1, phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một (TDM) có nguồn gốc là đất công thổ. Chủ tâm biến đất công thành của tư, ông Hiểu trưng ra giấy chứng thư đoạn mãi ngày 11.1.1975, thể hiện bà Bùi Ngọc Lộ bán đất lô “B”, diện tích 20.000m2 cho vợ chồng ông Huỳnh Công Nhẫn và giấy uỷ quyền ngày 26.6.1989, ông Nhẫn uỷ quyền sở hữu 4.710m2 đất cho con là Huỳnh Minh Hiếu. Từ đó, ngày 12.2.1996, UBND thị xã TDM ra quyết định số 92/QĐ.UB thu hồi đất của bà Bùi Ngọc Lộ để giao cho ông Hiếu diện tích 5.493m2 đất.
Cùng ngày, UBND thị xã TDM đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNDSDĐ), diện tích 5.493m2 cho ông Hiếu. Ông Hiếu lập các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho 7 cán bộ – “quan chức” TAND thị xã, TAND tỉnh và bà Nguyễn Thị Tín (vợ một lãnh đạo phường Phú Cường lúc đó).
Cụ thể: Ngày 9.4.1996, ông Hiếu chuyển nhượng cho ông Nguyễn Thanh Tùng – Chánh án TAND tỉnh BD – 510m2 và 2 anh em ruột ông Tùng là Nguyễn Thanh Nhàn (380m2), Nguyễn Thanh Danh (300m2). Ngày 13.4.1996, chuyển nhượng cho ông Bùi Văn Tâm (Phó Chánh án TAND thị xã TDM) 120m2. Ngày 23.4.1996, chuyển nhượng cho bà Đoàn Thị Phượng (252m2), ông Đỗ Hữu Phước (120m2) và ông Đoàn Thanh Việt (200m2). Và, ngày 10.7.1996, chuyển nhượng cho bà Nguyễn Thị Tín (216m2). Tổng diện tích ông Hiếu chuyển nhượng cho 8 vị trên là 2.058m2.
Theo kết quả xác minh của Thanh tra, tại văn bản số 04/BC.TTr ngày 4.1.2001, hiện trạng hiện nay trên diện tích đất đã chuyển nhượng, có 2 căn nhà của ông Nguyễn Thanh Tùng (Chánh án TAND tỉnh) và một cán bộ khác, xây dựng không hợp pháp. Tất cả 8 cá nhân đã được UBND thị xã TDM cấp GNQSDĐ ngày 27.9.1996.
Trong đơn tố cáo bà Vân nêu đích danh: Bà Nguyễn Thị Hoa – Trưởng phòng THA tỉnh BD – chịu trách nhiệm THA sai luật, gây thiệt hại cho gia đình bà, chính là bà con ruột thịt với ông Tùng. Bà Nguyễn Thị Tám – chủ toạ phiên toà phúc thẩm – xử vụ kiện trên là vợ ông Bùi Văn Tâm – người đứng tên mua 120m2 đất của nguyên đơn, sau khi vợ ông Tâm xử cho nguyên đơn thắng kiện.
Hợp thức quyền sử dụng đất bằng tài liệu… giả!
Thanh tra tỉnh BD đã làm sáng tỏ tính hợp pháp của số
diện tích đất mà ông Hiếu chuyển nhượng. Hoá ra, giấy đoạn mãi bà Bùi
Ngọc Lộ bán đất cho vợ chồng ông Nhẫn 20.000m2 ngày 11.1.1975, được xác
minh là… giả mạo. Bởi qua xác minh tại Trung tâm Lưu trữ tư liệu địa
chính miền Nam ngày 29.12.2000, thanh tra không thấy thể hiện 20.000m2
đất/41.727m2 của bà Lộ là chủ sở hữu trước năm 1975. Giấy uỷ quyền của
ông Nhẫn cho con trai sở hữu 4.710m2 cũng không hợp pháp, vì chưa có xác
nhận của chính quyền địa phương. Ông Hiếu không có giấy tờ gì để chứng
minh rằng thửa đất 5.493m2 là của ông Huỳnh Công Nhẫn v.v…
Từ đó, thanh tra cho rằng: Việc UBND thị xã TDM cấp GCNQSDĐ 5.493m2 cho ông Hiếu; nhờ đó, ông Hiếu xẻ đất chuyển nhượng cho 8 cán bộ, quan chức toà án và vợ một lãnh đạo phường, là không phù hợp với luật pháp. Điều không bình thường, sau khi các sai phạm xung quanh vụ THA, chuyển nhượng đất và xây nhà trên đất trái luật; Viện KSND Tối cao, Cục THA, UBND và Thanh tra tỉnh BD đã có kết luận rõ ràng. Song, hơn 10 năm qua, bà Nguyễn Thị Te vẫn chưa được trả lại căn nhà bị THA trái luật. Trong khi đó, các cán bộ, quan chức toà án vẫn chưa thấy bị xử lý gì và căn biệt thự xây trái phép của quan toà vẫn tồn tại, thách thức luật pháp trên đất “mua” từ… nguyên đơn.
Từ đó, thanh tra cho rằng: Việc UBND thị xã TDM cấp GCNQSDĐ 5.493m2 cho ông Hiếu; nhờ đó, ông Hiếu xẻ đất chuyển nhượng cho 8 cán bộ, quan chức toà án và vợ một lãnh đạo phường, là không phù hợp với luật pháp. Điều không bình thường, sau khi các sai phạm xung quanh vụ THA, chuyển nhượng đất và xây nhà trên đất trái luật; Viện KSND Tối cao, Cục THA, UBND và Thanh tra tỉnh BD đã có kết luận rõ ràng. Song, hơn 10 năm qua, bà Nguyễn Thị Te vẫn chưa được trả lại căn nhà bị THA trái luật. Trong khi đó, các cán bộ, quan chức toà án vẫn chưa thấy bị xử lý gì và căn biệt thự xây trái phép của quan toà vẫn tồn tại, thách thức luật pháp trên đất “mua” từ… nguyên đơn.
SOURCE: BÁO LAO ĐỘNG
Trích dẫn từ: http://thuvienphapluat.com/?CT=NW&NID=17993
0 comments:
Post a Comment