HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Ngày 21 tháng 2
năm 2006, tại trụ sở Toà án nhân dân tối cao, đã mở phiên toà giám đốc
thẩm xét xử vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế tài sản giữa các đương
sự:
1. Nguyên đơn:
Ông Lại Hữu Minh;
Ông Lại Hữu Hiền;
Ông Lại Hữu Lệ;
Cùng trú tại thôn Nghiêm Thôn, thị trấn Phố Mới, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Bà Lại Thị Tuyên: trú tại thôn Guột, xã Việt Hùng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Ông Lại Hữu Hiển: trú tại khu 1, xã Thị Cầu, thị xã Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
2. Bị đơn: Anh Lại Hữu Vận: trú tại khu 3, thị trấn Phố Mới, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
3. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:
- Bà Trần Thị Mỹ;
- Anh Lại Hữu Thắng;
- Chị Lại Thị Oanh;
- Chị Lại Thị Yến;
- Chị Lại Thị Hợi;
- Bà Bùi Thị Giang;
Cùng trú tại khu 5, thị trấn Phố Mới, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
- Bà Bùi Thị Hải: trú tại nhà B3, tập thể đ•ờng sắt Kim Liên, thành phố Hà Nội.
- Bà Bùi Thị Lan: trú tại thôn Yên Mẫu, xã Kinh Bắc, thị xã Bắc Ninh, 173 tỉnh Bắc Ninh.
- Nguyễn Thị Phán: trú tại khu 3, thị trấn Phố Mới, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Cụ Lại Hữu Cận có 2 vợ:
NHẬN THẤY:
- Vợ thứ nhất của cụ Cận là cụ Nguyễn Thị Nhớn. Cụ
Nhớn và cụ Cận có năm con đẻ gồm các ông, bà: Lại Thị Tuyên, Lại Hữu
Minh, Lại Hữu Nội (chết lúc nhỏ), Lại Hữu Lợi (hy sinh năm 1969, không
có vợ con), Lại Hữu Quang (chết tháng 5 -1983, có hai vợ: Vợ cả là bà
Cúc, đã ly hôn, có một con chung là anh Vận. Vợ thứ hai của ông Quang là
bà Trần Thị Mỹ, có bốn con là các anh, chị: Lại Thị Oanh, Lại Thị Yến,
Lại Thị Hợi, Lại Hữu Thắng). Cụ Cận và cụ Nhớn có một con nuôi là bà Bùi
Thị Chung (chết năm 1998, có ba con là chị Bùi Thị Giang, chị Bùi Thị
Hải và chị Bùi Thị Lan).
- Vợ thứ hai của cụ Cận là cụ Trần Thị Hoà. Cụ Hoà và
cụ Cận có 3 con chung gồm các ông, bà: Lại Hữu Hiền, Lại Hữu Hiển và
Lại Hữu Lệ.
Cụ Nhớn chết năm 1946. Cụ Cận chết tháng 3-1983. Cụ Hoà chết năm 1984. Cả ba cụ đều không có di chúc.
Cụ Cận và cụ Nhớn có tài sản chung là ngôi nhà tranh và quyền sử dụng 378,5m2 đất từ tr•ớc khi cụ Cận kết hôn với cụ Hoà.
Năm 1964, cụ Cận và cụ Hoà phá nhà tranh, làm lại
thành nhà bốn gian lợp ngói và ba gian công trình phụ. Sau khi cụ Cận
mất, cụ Hoà đ•ợc ông Lại Hữu Hiền đón về nuôi, nên ngôi nhà của cụ Cận
và cụ Hoà bỏ không; ông Lại Hữu Minh yêu cầu anh Lại Hữu Vận đến ở để
trông nom nhà đất. Năm 1986, anh Vận dỡ nhà cũ của các cụ và làm lại nhà
mới. Khung, vật liệu nhà cũ của cụ Cận và cụ Hoà đ•ợc anh Vận giao cho
ông Lệ sử dụng.
Tại đơn khởi kiện ngày 25-2-1995, các nguyên đơn gồm
ông Lại Hữu Minh, bà Lại Thị Tuyên, ông Lại Hữu Hiền, ông Lại Hữu Hiển
và ông Lại Hữu Lệ yêu cầu anh Lại Hữu Vận phải trả lại các ông, bà di
sản thừa kế của cụ Cận, cụ Nhớn và cụ Hoà mà anh Vận đang quản lý gồm
ngôi nhà trên diện tích khoảng 360m2 đất và một bộ đỉnh đồng. Tại các
lời khai tiếp theo, các nguyên đơn yêu cầu đ•ợc chia di sản thừa kế của
cụ Cận, cụ Nhớn và cụ Hoà gồm ngôi nhà trên diện tích 378,5m2 đất và một
bộ đỉnh đồng. Các nguyên đơn không công nhận có sự việc anh Vận vì
trông nom nhà đất là di sản của các cụ mà anh Vận phải trả cho hợp tác
xã Lại Nghiêm, xã Phương Mao 240m2 đất.
Theo anh Lại Hữu Vận khai: khi còn sống, cụ Cận đã
hai lần tuyên bố trong buổi họp gia đình là cho ông Lại Hữu Quang (bố
anh) nhà đất hiện các nguyên đơn đang tranh chấp để ông Quang thờ cúng
tổ tiên. Ông Lại Hữu Minh và ông Lại Hữu Lệ đã được các cụ cho đất; ông
Lại Hữu Hiền đã đ•ợc chính quyền địa ph•ơng cấp đất. Khi chưa về ở nhà
đất của các cụ, anh Vận đã đ•ợc hợp tác xã Lại Nghiêm, xã Ph•ơng Mao cấp
cho 240m2 đất ở ven đường. Do phải trông nom nhà đất của các cụ, nên
ngày 15 -10-1983 anh đã trả lại 240m2 đất cho hợp tác xã Lại Nghiêm, xã
Ph•ơng Mao và anh xin đ•ợc sử dụng nhà đất của các cụ, đ•ợc chính quyền
xã Ph•ơng Mao xác nhận ngày 16-11-1983. Trong quá trình sử dụng, vợ
chồng anh Vận đã nâng nền, cải tạo đất. Anh Vận không đồng ý trả lại tài
sản là nhà đất theo yêu cầu của các nguyên đơn.
Ông Lại Hữu Lệ không yêu cầu được hưởng di sản thừa kế.
Bà Trần Thị Mỹ cùng các thừa kế của ông Lại Hữu Quang
gồm chị Lại Thị Oanh, chị Lại Thị Yến, anh Lại Hữu Thắng, chị Lại Thị
Hợi công nhận lời khai của anh Vận là đúng và nh•ờng kỷ phần thừa kế
đ•ợc h•ởn g của ông Quang cho anh Vận.
Các thừa kế của bà Bùi Thị Chung gồm chị Bùi Thị
Giang, chị Bùi Thị Hải và chị Bùi Thị Lan nh•ờng phần thừa kế của bà
Chung mà các chị đ•ợc h•ởng cho anh Lại Hữu Vận.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 05 ngày 19 -6-1996, Toà án nhân dân huyện Quế Võ, tỉnh Hà Bắc đã quyết định:
Huỷ việc chứng nhận giao đất ở của cụ Cận cho anh Vận của Uỷ ban nhân dân xã Phương Mao.
Giao cho anh Vận được sở hữu phần tài sản thừa kế của ông Lại Hữu Quang trị giá 82.320.000đ (tám m•ơi hai triệu ba trăm hai m•ơi ngàn đồng chẵn), một ngôi nhà 3 gian anh đã xây dựng và sử dụng đất ở có diện tích phía bắc giáp đường 18 là 9,3m kể từ giáp bưu điện kéo về phía đông, phía tây giáp b•u điện, phía nam giáp bưu điện là 8,67m, có diện tích đất ở là 188m2 trị giá 206.800.000đ, nhưng được trừ đi 4.980.000đ tiền anh đổ đất, 13 triệu đồng tiền công trình phụ đổ trần và 82.320.000đ tiền chia thừa kế phải trả cho ông Minh, bà Tuyên, ông Hiền, ông Hiển 106.500.000đ tiền giá trị chia thừa kế của cụ Cận; anh Vận phải tháo dỡ toàn bộ công trình đã xây dựng trên phần đất còn lại của cụ Cận trừ công trình phụ đã đổ trần đã tính tiền để giao cho ông Minh và ông Hiển.
Ông Minh và ông Hiển đ•ợc sở hữu một cây dừa, công trình phụ đổ trần, một bể n•ớc và sử dụng phần đất ở của cụ Cận c òn lại phía bắc giáp đ•ờng 18, phía đông giáp nhà ông Lệ, phía tây giáp b•u điện, phía nam giáp b•u điện có diện tích là 190,5m2 trị giá 319.590.000đ và nhận ở anh Vận 106.500.000đ tiền chênh lệch tài sản thừa kế và 13 triệu giá trị của công trình phụ anh Vận xây để lại trên đất, phải trả cho bà Tuyên 82.320.000đ, ông Hiền 82.320.000đ tiền chia tài sản thừa kế.
án phí: Ông Minh phải chịu 2 triệu đồng, anh Vận, ông Hiển, ông Hiền, bà Tuyên mỗi ng•ời phải chịu 3 triệu đồng tiền án phí chia tài sản thừa kế. Giao cho ông Lệ quản lý một đỉnh đồng, hai cây nến bằng đồng là tài sản thờ cúng của gia đình cụ Cận. Báo cho các đương sự có mặt đ•ợc quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án sơ thẩm.
Ngày 1-7-1996 anh Lại Hữu Vận có đơn kháng cáo: Không đồng ý chia di sản thừa kế.
Ngày 1-7-1996 ông Lại Hữu Minh có đơn kháng cáo:
Không đồng ý thanh toán giá trị các công trình mà anh Vận đã xây dựng
trên phần đất mà ông được chia; yêu cầu chia đều diện tích đất mặt đường
cho các thừa kế của cụ Cận.
Ngày 20-6-1996 bà Bùi Thị Chung có đơn đề nghị: Bà là
con nuôi của cụ Cận mà Toà án cấp sơ thẩm không chia thừa kế cho bà là
sai, đề nghị để lại toàn bộ nhà đất đang tranh chấp cho anh Lại Hữu Vận
để thờ cúng tổ tiên.
Tại bản án dân sự phúc thẩm số 116/DSPT ngày 7-10-1996, Toà án nhân dân tỉnh Hà Bắc (cũ) đã quyết định:
- Về hình thức: Chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ của ông Lại Hữu Minh và anh Lại Hữu Vận.
- Về nội dung: Sửa án sơ thẩm xử
Bác đơn kiện đòi chia thừa kế của ông Lại Hữu Minh và các ông Hiền,
ông Hiển, bà Tu yên đối với lô đất ở của anh Lại Hữu Vận tại thị trấn Phố Mới, huyện Quế Võ.
án phí: Ông Minh, ông Hiền, ông Hiển, bà Tuyên mỗi ng•ời phải chịu 500.000đ án phí dân sự sơ thẩm.
Các đ•ơng sự không phải chịu án phí phúc thẩm.
Ngày 28-10-1996 Toà án nhân dân huyện Quế Võ, tỉnh Hà
Bắc (cũ) có công văn số 151 đề nghị Toà án nhân dân tối cao xem xét lại
bản án phúc thẩm nêu trên của Toà án nhân dân tỉnh Hà Bắc (cũ) vì bản
án phúc thẩm đã bác yêu cầu của các nguyên đơn là không có căn cứ.
Ông Lại Hữu Minh có đơn khiếu nại bản án phúc thẩm.
Ngày 31-5-2000, Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao
có Quyết định số 77/KN-DS kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm số 116/DSPT
ngày 7-10-1996 của Toà án nhân dân tỉnh Hà Bắc (cũ), đề nghị Toà dân sự
Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm.
Tại Kết luận số 173/KL-VKSNDTC ngày 2-10-2000, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với kháng nghị của Phó Chánh án Toà
án nhân dân tối cao.
Tại Quyết định giám đốc thẩm số 300 ngày 29-11-2000, Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao đã quyết định:
- Huỷ bản án sơ thẩm số 05 ngày 19-6-1996 của Toà án nhân dân huyện Quế Võ và bản án phúc thẩm số 116 ngày 7 -10-1996 của Toà án nhân dân tỉnh Hà Bắc (cũ); giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh xét xử theo thủ tục sơ thẩm.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 03/DSST ngày 7-5-2001, Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã quyết định:
- Giao cho anh Lại Hữu Vận đ•ợc sở hữu toàn bộ 378,5m2 đất của cụ Cận và cụ Nhớn để lại ở khu 3, thị trấn Phố Mới, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, sau khi trả lại cho ông Lại Hữu Minh 14.000.000đ (m•ời bốn triệu đồng), trả cho bà Lại Thị Tuyên 24.078.000đ (hai m•ơi bốn triệu không trăm bảy m•ơi tán ngàn đồng), trả cho ông Lại Hữu Hiền 15.078.000đ (m•ời lăm triệu không trăm bảy m•ơi tám ngàn đồng), trả cho ông Lại Hữu Hiển 9.078.000đ (chín triệu không trăm bảy m•ơi tám ngàn đồng).
- Ông Lại Hữu Lệ phải trả cho ông Lại Hữu Hiển 3.000.000đ (ba triệu đồng).
án phí: Miễn án phí dân sự cho ông Minh và anh Vận.
Bà Tuyên phải chịu 1.200.000đ (một triệu hai trăm ngàn đồng chẵn ) án phí dân sự sơ thẩm; ông Hiền phải chịu 9 triệu đồng án phí dân sự sơ thẩm; ông Hiền phải chịu 450.000đ án phí dân sự sơ thẩm.
Các đ•ơng sự có mặt có quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án sơ thẩm.
Ông Lệ vắng mặt đ•ợc quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đ•ợc kết quả bản án.
Kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật, khoản tiền ng•ời phải thi hành án nếu ch•a thi hành sẽ phải chịu lãi suất theo pháp luật quy định.
Ngày 18-6-2001, ông Lại Hữu Minh, bà Lại Thị Tuyên, ông Lại Hữu
Hiền, ông Lại Hữu Hiển, ông Lại Hữu Lệ có đơn kháng cáo:
- Năm 1983, anh Lại Hữu Vận đã đ•ợc hợp tác xã cấp cho 240m2 đất.
Anh Vận nói đã trả phần đất 240m2 này từ năm 1983
nh•ng thực tế sổ địa chính của xã vẫn còn tên anh Vận đến năm 1988. Các
ông, bà không đồng ý việc khấu trừ 240m2 đất từ di sản.
- Việc chính quyền xã năm 1983 giao cho anh Vận sử dụng nhà đất của cụ Cận là trái pháp luật.
- Ông Minh không đ•ợc các cụ cho đất. Đất của ông Minh do ông Minh bỏ tiền ra mua.
- Yêu cầu chia thừa kế cho ông Lệ.
Ngày 20-5-2001, anh Lại Hữu Vận có đơn kháng cáo: Yêu
cầu đ•ợc chia thừa kế đối với diện tích 688m2 đất có nguồn gốc của cụ
Cận, cụ Nhớn và cụ Hoà mà ông Lại Hữu Lệ đang sử dụng.
Tại bản án dân sự phúc thẩm số 242/DSPT ngày 18-12-2002, Toà phúc thẩm Toà á n nhân dân tối cao tại Hà Nội quyết định:
Căn cứ vào Điều 69 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự: Bác kháng cáo của ông Lại Hữu Minh đại diện cho các đồng nguyên đơn và kháng cáo của bị đơn là anh Lại Hữu Vận, giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm.
Chiểu theo các Điều 636, 639, 678, 679, 681, 683 và 688 Bộ luật dân sự, Thông t• số 01 liên ngành ngày 19-6-1997.
- Giao cho anh Lại Hữu Vận đ•ợc sở hữu toàn bộ 378,5m2 đất của cụ Cận, cụ Nhớn để lại ở khu 3, thị trấn Phố Mới, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, sau khi trả cho ông Lại Hữu Minh 14 triệu, bà Lại Thị Tuyên 24.078.000đ (hai bốn triệu không trăm bảy m•ơi tám ngàn đồng).
- Trả ông Lại Hữu Hiền 15.078.000đ (m•ời lăm triệu không trăm bảy m•ơi tám ngàn đồng), ông Lại Hữu Hiển 9.078.000đ (chín triệu không trăm bảy m•ơi tám ngàn đồng).
Ông Lại Hữu Lệ phải trả cho ông Lại Hữu Hiền 3 triệu đồng.
Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị, án đã có hiệu lực pháp luật thi hành.
Về án phí: Miễn án phí dân sự sơ thẩm cho ông Minh, anh Vận.
Bà Tuyên phải nộp 1.200.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm; ông Hiển phải nộp 450.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm; ông Hiền phải nộp 900.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm.
Các đồng nguyên đơn do ông Lại Hữu Minh đại diện phải nộp mỗi ng•ời
50.000 đồng án phí dân sự phúc thẩm.
Anh Lại Hữu Vận phải nộp 50.000 đồng án phí dân sự phúc thẩm.
Sau khi xét xử phúc thẩm, ông Lại Hữu Minh có đơn
khiếu nại: Không đồng ý việc bản án phúc thẩm trừ đi 240m2 đất trong
tổng số 378,5m2 đất là di sản của cụ Cận, cụ Nhớn và cụ Hoà.
Tại Quyết định số 171/KNDS ngày 6-12-2005, Chánh án
Toà án nhân dân tối cao đã kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm số
242/DSPT ngày 18-12-2002 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại
Hà Nội với nhận định:
“Anh Vận có lời khai: Do anh sử dụng nhà đất của cụ Nhớn, cụ Cận và cụ Hoà nên anh phải trả lại cho hợp tác xã Lại Nghiêm, xã Ph•ơng Mao 240m2 đất mà anh đã đ•ợc hợp tác xã cấp năm 1983, nh•ng anh Vận không xuất trình đ•ợc tài liệu nh• giấy tờ cấp đất, thu hồi đất để chứng minh cho lời khai của mình. Ông Minh, ông Hiền, ông Lệ, ông Hiển, bà Tuyên thì không công nhận lời khai của anh Vận. Hơn nữa, nếu có việc cấp, thu hồi 240m2 đất của hợp tác xã Lại Nghiêm đối với anh Vận thì cũng không phải là căn cứ để Toà án trừ diện tích đất này từ di sản của cụ Nhớn, cụ Cận và cụ Hoà. Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm đã trừ 240m2 đất cho anh Vận từ di sản của cụ Nhớn, cụ Cận và cụ Hoà, sau đó mới chia thừa kế là không đúng.
Tài sản chung của cụ Cận và cụ Nhớn gồm một ngôi nhà tranh (không còn giá trị và đã bị cụ Cận và cụ Hoà dỡ đi để xây nhà mới năm 1964) trên diện tích thực tế 406,4m2 đất. Cụ Nhớn chết năm 1946, nên tài sản của cụ Cận đ•ợc chia trong khối tài sản chung của cụ Cận và cụ Nhớn gồm 1/2 tài sản chung giữa cụ Cận và cụ Nhớn và phần tài sản của cụ Cận đ•ợc h•ởng thừa kế của cụ Nhớn. Do cụ Cận kết hôn với cụ Hoà, nên theo quy định tại Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, tài sản chung của cụ Cận và cụ Hoà gồm phần tài sản nêu trên của cụ Cận và phần giá trị ngôi nhà của cụ Cận và cụ Hoà xây dựng năm 1964 (anh Vận đã dỡ nhà năm 1986). Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm đã xác định phần tài sản mà cụ Cận đ•ợc chia trong khối tài sản chung của cụ Cận và cụ Nhớn vẫn là tài sản riêng của cụ Cận là sai, gây thiệt hại đến quyền lợi của các thừa kế của cụ Hoà.
Khi phân chia di sản của cụ Nhớn, Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm cho rằng trong số những ng•ời đ•ợc thừa kế có ông Quang và ông Minh đã đ•ợc cụ Cận và cụ Nhớn cho đất nên chỉ chia cho ông Minh đ•ợc h•ởng bằng một nửa kỷ phần thừa kế theo pháp luật của cụ Nhớn và chỉ chia cho các thừa kế của ông Quang đ•ợc h•ởng bằng một nửa kỷ phần thừa kế theo pháp luật của cụ Nhớn, là không đúng theo quy định tại khoản 2 Điều 679 Bộ luật dân sự”.
Từ nhận định trên, Chánh án Toà án nhân dân tối cao
đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét xử vụ án theo thủ
tục giám đốc thẩm, huỷ bản án dân sự sơ thẩm số 03/DSST ngày 7 -5-2001
của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh và bản án dân sự phúc thẩm số 242/DSPT
ngày 18 -12-2002 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội,
giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh xét xử sơ thẩm lại
theo đúng quy định của pháp luật.
Tại phiên toà giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát
nhân dân tối cao nhất trí với kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân
tối cao.
Xét thấy:
Các đương sự tranh chấp di sản thừa kế là ngôi nhà 4
gian (anh Lại Hữu Vận đã dỡ năm 1986) do cụ Lại Hữu Cận và cụ Trần Thị
Hoà xây dựng trên khuôn viên diện tích 378,5m2 đất do cụ Lại Hữu Cận và
cụ Nguyễn Thị Nhớn tạo lập.
Anh Lại Hữu Vận khai rằng năm 1983 anh Vận đ•ợc hợp
tác xã Lại Nghiêm, xã Ph•ơng Mao (nay là thị trấn Phố Mới) cấp cho thửa
đất 240m2, nh•ng do phải trông nom, giữ gìn nhà đất di sản, nên anh Vận
phải trả lại cho hợp tác xã diện tích đất nêu trên. Lời khai của anh Vận
đ•ợc bà Nguyễn Thị Mỹ (nguyên chủ nhiệm hợp tác xã Lại Nghiêm năm 1983)
và ông Lại Hữu Hinh (tr•ởng chi họ Lại) công nhận. Anh Vận còn xuất
trình “Đơn xin xác nhận sử dụng đất ở” của anh Vận, có xác nhận của Uỷ
ban nhân dân xã Ph•ơng Mao năm 1983 là đồng ý cho anh Vận đ•ợc sử dụng
nhà đất của cụ Cận, cụ Nhớn và cụ Hoà.
Mặc dù có lời khai và một số chứng cứ nh• trên, nh•ng
anh Vận không xuất trình được tài liệu của cấp có thẩm quyền để chứng
minh cho lời khai của mình nh•: Quyết định cấp đất, quyết định thu hồi
đối với diện tích 240m2 đất… Các nguyên đơn thì không công nhận có việc
anh Vận vì sử dụng nhà đất của cụ Cận, cụ Nhớn và cụ Hoà, mà phải trả
lại 240m2 đất cho hợp tác xã Lại Nghiêm, xã Phương Mao.
Căn cứ vào chứng cứ chủ yếu như trên, bản án sơ thẩm
và bản án phúc thẩm đã xác định anh Vận có quyền sử dụng 240m2 đất trong
số diện tích 378,5m2 đất, di sản thừa kế chỉ còn 138,5m2 đất là chưa đủ
cơ sở vững chắc. Chỉ xác định đ•ợc 240m2 đất không còn là di sản thừa
kế, đã chuyển quyền sử dụng cho anh Vận khi có đủ chứng cứ chứng minh
nếu anh Vận không trả lại hợp tác xã 240m2 đất (được cấp ở nơi khác) thì
cơ quan có thẩm quyền sẽ thu hồi một phần hay toàn bộ diện tích đất
378,5m2 của cụ Cận, cụ Nhớn và cụ Hoà. Cần phải làm rõ có việc anh Vận
trả lại 240m2 đất từ năm 1983 hay không? (các nguyên đơn nêu rằng đến
năm 1988 anh Vận vẫn đứng tên trên sổ địa chính diện tích đất này). Cần
yêu cầu anh Vận chứng minh nếu anh không trả lại 240m2 đất được cấp thì
nhà đất của các cụ sẽ bị thu hồi (có quy định sẽ bị thu hồi theo chính
sách quản lý đất đai ở thời điểm năm 1983 và thực tế đã có quyết định
của cấp có thẩm quyền hay không?). Thực tế thì vào thời điểm năm 1983 cụ
Hoà vẫn còn sống (cụ Hoà chết năm 1984) nh•ng ở nơi khác; vậy căn cứ
vào lý do gì để thu hồi đất của cụ Hoà, cụ Cận cũng cần được làm rõ.
Mặt khác, cụ Hoà là đồng chủ sở hữu nhà với cụ Cận,
nh•ng bản án dân sự sơ thẩm và bản án dân sự phúc thẩm lại chỉ xác định
cụ Hoà là một thừa kế của cụ Cận là sai, gây thiệt hại đến quyền lợi của
c ác thừa kế của cụ Hoà.
Về phần đất hiện ông Minh, ông Lệ đang sử dụng: Bản
án sơ thẩm và bản án phúc thẩm cũng ch•a xác minh làm rõ nguồn gốc của
các thửa đất này là tài sản của ông Minh, ông Lệ hay là tài sản của cụ
Cận, cụ Nhớn và cụ Hoà; nếu là tài sản của các cụ thì cũng cần xác định
xem các cụ đã cho ông Minh và ông Lệ hay ch•a? để xem xét vụ án toàn
diện hơn.
Về việc phân chia di sản thừa kế của cụ Nhớn: Toà án
cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm cho rằng trong số những ng•ời đ•ợc
thừa kế di sản của cụ Nhớn có ông Lại Hữu Quang và ông Lại Hữu Minh đã
đ•ợc cụ Cận và cụ Nhớn cho đất (mặc dù hồ sơ vụ án ch•a thể hiện rõ),
nên chỉ chia cho ông Minh đ•ợc h•ởng 1/2 suất thừa kế của cụ Nhớn, chia
cho các thừa kế của ông Quang 1/2 suất thừa kế của cụ Nhớn, chia cho bà
Lại Thị Tuyên và bà Bùi Thị Chung mỗi người một suất thừa kế của cụ Nhớn
là ch•a hoàn toàn phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 679 Bộ luật dân
sự năm 1995 (quy định về những ng•ời thừa kế cùng hàng đ•ợc h•ởng phần
di sản thừa kế bằng nhau).
Bởi các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 291, khoản 3 Điều 297 và khoản 1, 2 Điều 299 của Bộ luật tố tụng dân sự;
Quyết định:
1. Huỷ bản án dân sự phúc thẩm số 242/DSPT ngày
18-12-2002 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội và bản
án dân sự sơ thẩm số 03/DSST ngày 7 -5-2001 của Toà án nhân dân tỉnh Bắc
Ninh đã giải quyết vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản giữa nguyên đơn
là ông Lại Hữu Minh, ông Lại Hữu Hiền, ông Lại Hữu Lệ, bà Lại Thị Tuyên
và ông Lại Hữu Hiển với bị đơn là anh Lại Hữu Vận.
2. Giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh giải quyết xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
____________________________________________
- Lý do huỷ các bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm:
1. Chưa đủ căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của bị đơn như quyết định của bản án sơ thẩm và phúc thẩm;
2. Xác định chưa chính xác đồng chủ sở hữu ngôi nhà có tranh chấp;
3. Chưa xác minh làm rõ nguồn gốc các thửa đất mà bị đơn đang sử dụng.
- Nguyên nhân dẫn đến việc huỷ các bản án sơ thẩm và phúc thẩm:
Thiếu sót trong việc thu thập, xem xét và đánh giá chứng cứ.
SOURCE: CÁC QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM CỦA HỘI
ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO NĂM 2006 – TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI
CAO VÀ CƠ QUAN PHÁT TRIỂN QUỐC TẾ HOA KỲ (USAID). 2008
0 comments:
Post a Comment