11/01/2010
Tự thân mỗi cán bộ, công chức, viên chức Tư pháp
mới chính là yếu tố quyết định sự trường tồn, phát triển của quy tắc ứng
xử trong ngành nói riêng, và nếp sống đạo đức, thuần phong mỹ tục của
cả cộng đồng, xã hội nói chung. Và, để kiểm tra, cũng như thúc đẩy sự
thực hiện, không cách gì hiệu quả hơn là căn cứ vào từng công việc cụ
thể, giao tiếp hàng ngày mà đánh giá, nhìn nhận.
Quy tắc ứng xử - “ngưỡng” của mọi vấn đề
Mới
đây, tại Hội nghị phối hợp thực hiện công tác phòng chống tham nhũng
năm 2009 giữa Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng và Ủy
ban trung ương MTTQVN Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng – Phó Trưởng ban
chỉ đạo,đã chỉ rõ bên cạnh những chuyển biến, công tác PCTN về thực
trạng vẫn không tránh khỏi những hạn chế. Và, một trong những vấn đề khá
bức xúc hiện nay có liên quan đến những tồn tại của công tác PCTN là
tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà của một bộ phận cán bộ, công chức,
viên chức trong giải quyết công việc có liên quan tới người dân, doanh
nghiệp... Như vậy, rõ ràng rằng với những cán bộ, công chức, viên chức
có hành vi nhũng nhiễu như vậy, câu chuyện về quy tắc ứng xử, hay nói
đơn giản hơn là lối sống đạo đức đã trở nên xa rời với họ. Trong khi đó,
việc thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức (bao
gồm những chuẩn mực ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong giải
quyết việc cũng như trong các quan hệ xã hội) mục tiêu chính là tăng
cường ý thức tổ chức kỷ luật, giữ nghiêm kỷ cương hành chính, chấn chỉnh
ngăn chặn kịp thời tình trạng quan liêu, cửa quyền... Không chỉ thế,
thực hiện quy tắc ứng xử còn là “ngưỡng” để các cơ quan, đơn vị lấy đó
xử lý trách nhiệm khi cán bộ, công chức, viên chức vi phạm các chuẩn
mực, cũng như là căn cứ để nhân dân giám sát việc chấp hành các quy định
pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức.
Ranh giới vô hình nhưng ảnh hưởng đến cả hệ thống
Từ
nhận thức quan trọng này, ngày 26/02/2009, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban
hành Quyết định số 468/QĐ-BTP về quy tắc ứng xử được áp dụng đối với
cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan,
đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, các cơ quan THADS các cấp. Quy tắc ứng xử có 6
nội dung để hướng đến 3 mục tiêu lớn. Quy định trên giấy tờ văn bản là
vậy, nhưng làm sao để quy tắc ứng xử trở thành máu thịt, thói quen hàng
ngày như việc hít thở khí trời là một công việc không ít gian nan. Hay
nói như Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tư pháp khi đặt vấn đề cho buổi
Tọa đàm cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp thực hiện quy tắc ứng
xử vừa diễn ra trung tuần tháng 12/2009, là một cán bộ biết cấp trên
giao việc sai nhưng vẫn im lặng, không nói với ai, mặc kệ việc sẽ gây
hậu quả xấu tới công việc chung - như vậy có phải là người đó đã vi phạm
quy tắc ứng xử hay không? Nói cách khác, theo ông Quảng, tự thân mỗi
cán bộ, công chức, viên chức Tư pháp mới chính là yếu tố quyết định sự
trường tồn, phát triển của quy tắc ứng xử trong ngành nói riêng, và nếp
sống đạo đức, thuần phong mỹ tục của cả cộng đồng, xã hội nói chung. Và,
để kiểm tra, cũng như thúc đẩy sự thực hiện, không cách gì hiệu quả hơn
là căn cứ vào từng công việc cụ thể, giao tiếp hàng ngày mà đánh giá,
nhìn nhận.
Cũng
tại Tọa đàm này, đại diện cho Ban chấp hành Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp,
ông Lê Tuấn Phong - Cục Kiểm tra VBQPPL đã cho rằng điều cốt rễ để mỗi
người trong số 768 đoàn viên, thanh niên thực hiện tốt quy tắc ứng xử
chính là ý thức giữ gìn uy tín, vị thế của cán bộ tư pháp trẻ, ý thức tự
hào vì ngành nghề mà mình đang phục vụ, cống hiến dù bất kỳ ở đâu nơi
cư trú, làm việc hay các địa phương đến công tác. Nói thì dễ, nhưng đi
vào thực hiện mới thấy khó. Bởi vậy, cũng theo ông Lê Tuấn Phong, vẫn
còn trường hợp đoàn viên, thanh niên không biết đến quy tắc ứng xử do Bộ
ban hành. Từ đó dẫn đến việc thực hiện mang tính “đầu voi đuôi chuột”.
Khắc phục vấn đề này không khó, cốt yếu là mỗi cá nhân đoàn viên, thanh
niên phải có sự quyết tâm thực hiện quy tắc ứng xử ngay từ trong góc làm
việc, phòng làm việc của mình, rồi từ đó mới lan rộng. Khen thưởng, xử
phạt kịp thời cũng là một cách để đưa quy tắc ứng xử thấm sâu vào ý thức
của đoàn viên, thanh niên - ông Phong nhấn mạnh.
Nhận
thấy mối quan hệ mật thiết giữa quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý và
quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức Bộ Tư pháp, ông Đỗ Xuân
Lân - Phó Cục trưởng Cục TGPL đã đề xuất, trên nền tảng của quy tắc ứng
xử chung, các lĩnh vực khác nhau thuộc ngành Tư pháp cũng nên sớm
nghiên cứu để hình thnàh những chuẩn mực nghề nghiệp riêng của mình. Có
như vậy, cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành nhiệm vụ, thực thi
công vụ không nhưng thực hiện tốt trách nhiệm, bổn phận của người cán
bộ, công chức mà còn phù hợp với những yêu cầu, chuẩn mực nghề nghiệp mà
mình đảm nhận, góp phần nâng cao uy tín của nghề nghiệp đó.
Với
đặc thù của mình, các đại diện của Học viện Tư pháp ông Trần Minh Tiến
và bà Đồng Thị Kim Thoa cho rằng nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp
trong chương trình đào tạo các chức danh tư pháp phải tạo cho người học
cơ hội kiến giải các vụ việc vi phạm pháp luật của những thế hệ đi
trước, tìm ra nguyên nhân tại sao lại dẫn đến vi phạm, những hậu quả của
vi phạm đó đối với cộng đồng, tập thể và với chính cá nhân người vi
phạm, họ đã được gì mất gì khi thỏa hiệp với tiêu cực... Việc này sẽ
giúp thế hệ sau tránh được “vết xe đổ”, không mắc lại những sai lầm phải
trả giá như thế hệ đi trước. Bên cạnh đó, nội dung giáo dục đạo đức
nghề nghiệp cũng phải chỉ ra cho người học những việc không được làm,
những việc được làm nhưng phải cẩn trọng và những việc chỉ có thể làm
trong một giới hạn nhất định. Bởi đây chính là những ranh giới tuy vô
hình nhưng lại có khả năng ảnh hưởng rất lớn tới sự trong sạch và minh
bạch của cả hệ thống tư pháp...
Pháp luật là chuẩn mực, đạo đức là gốc rễ
Có hay không, có từ bao giờ một dạng thức văn hóa được gọi là “văn
hóa pháp lý” đang là một vấn đề rất nóng trên các diễn đàn của giới
luật hiện nay, không những thế nó còn là một đề tài khoa học cấp Nhà
nước được các chuyên gia, các nhà khoa học nghiên cứu. Nhưng, qua câu
chuyện về quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp
vừa nói tới ở trên, có lẽ người viết bài này cũng không quá vội vàng khi
cho rằng, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức pháp luật
chính là điểm mấu chốt quyết định sự tồn tại của văn hóa pháp lý. Hay
nói cách khác chính cách xử sự phù hợp (đúng đắn, có văn hóa...) được
thể hiện qua nhiều tầng nấc (mà điều tiên quyết là tôn trọng kỷ luật nội
bộ) của các cán bộ, công chức, viên chức pháp luật trong cuộc sống,
công việc hàng ngày chính là một dạng thức sống động nhất của cái gọi là
văn hóa pháp lý. Để thay cho lời kết xin trích những lời tâm sự tự đáy
lòng của thầy giáo Lưu Bình Nhưỡng - ĐH Luật Hà Nội tại Tọa đàm, bên
cạnh việc chỉ các công thức ứng xử chung cho cán bộ công chức tư pháp
(bao gồm lịch sự, thẳng thắng, mẫn cán, trung thực, có ý thức giữ thanh
danh nghề nghiệp, thanh danh quốc thể) thầy Nhưỡng đã nhấn mạnh: “Lấy
pháp luật làm chuẩn mực, lấy đạo đức làm gốc rễ, nếu người nào sống
không đạo đức thì cũng đừng bàn tới chuyện pháp luật”.
Xuân Hoa
6 nội dung của Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức Bộ Tư pháp
- Ứng xử trong thi hành nhiệm vụ, công vụ
- Ứng xử khi giải quyết các yêu cầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức, công dân
- Ứng xử của cán bộ lãnh đạo và đồng nghiệp
- Ứng xử nơi công cộng
- Ứng xử với nhân dân nơi cư trú
- Ứng xử trong gia đình
|
“Nghề
nghiệp và quy tắc đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi các chức danh tư pháp khi
lựa chọn nghề luật phải chấm dứt những sở thích và hoạt động không phù
hợp với lợi ích xã hội, trật tự xã hội, trái với đạo đức và tập quá ứng
xử, gây dư luận không tốt đối với hình ảnh nghề nghiệp. Phải cẩn trọng
khi đến những địa điểm giải trí, kết bạn để tránh mọi nghi ngờ về tính
trong sạch và minh bạch của nghề nghiệp ” (Trích tham luận của Học viện Tư pháp tại Tọa đàm)
|
Có
thực mới vực được đạo - Chế độ lương bổng, đãi ngộ cũng là một yếu tố
rất quan trọng giúp cán bộ, công chức giữ vững được sự thanh liêm, minh
bạch và nếp sống đạo đức. Vì thế, tại Hội nghị phối hợp thực hiện công
tác phòng chống tham nhũng năm 2009 giữa Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng
chống tham nhũng và Ủy ban Trung ương MTTQVN đã có nhiều kiến nghị
Chính phủ nhanh chóng đẩy mạnh đề án cải cách tiền lương cho cán bộ công
chức Nhà nước song song với cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy, đảm
bảo cho thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước đủ chi tiêu
cơ bản cho cuộc sống để họ yên tâm công tác, hạn chế hành vi vi phạm và
tham nhũng.
0 comments:
Post a Comment