11/01/2010
Luật Cán bộ, công chức (CB-CC) có hiệu lực từ ngày
01/01/2010. Nếu chiếu theo những quy định của luật này, thì làm một
người CB-CC sẽ không hề đơn giản. Bởi nếu lỡ quên mà quen thói hách
dịch, cửa quyền với dân sẽ bị kỷ luật, hoặc dù hoàn thành nhiệm vụ nhưng
năng lực kém thì vẫn sẽ bị bố trí công tác khác...
“Mạnh tay” với cán bộ, công chức kém đạo đức, văn hóa
Nếu
như trước đây, vấn đề đạo đức và văn hóa giao tiếp của CB-CC chủ yếu
được quy định dựa trên quy chế của cơ quan, đơn vị, thì với Luật CB-CC
nhằm thực hiện chủ trương xây dựng và quản lý đội ngũ công chức có đủ
phẩm chất, năng lực, trình độ vấn đề đạo đức và văn hóa giao tiếp đã
được đưa thẳng vào luật (Điều 15, 16,17 Luật CB-CC). Ví dụ như với nhân
dân, theo Luật CB-CC phải gần gũi, có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm
túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc và
tuyệt đối không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho
nhân dân khi thi hành công vụ. Trong tình trạng cán bộ công chức “đánh
mất nụ cười” khi tiếp dân như hiện nay thì những quy định này có thể nói
là tương đối cần thiết và sát thực.
Và
tất nhiên, nếu CB-CC vi phạm các quy định này thì sẽ bị xử lý bằng pháp
luật. Có thể nói, Luật đã khá “mạnh tay” xử lý CB-CC kém đạo đức, văn
hóa thông qua việc phân định lại hình thức kỷ luật áp dụng cho từng đối
tượng Bên cạnh những hình thức xử lý kỷ luật cũ như: khiển trách, cảnh
cáo, hạ bậc lương, cách chức, buộc thôi việc, thì có bổ sung thêm hình
thức giáng chức. Tuy nhiên, việc giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối
với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Mặt khác, luật có quy định
thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm
(trước đây là 03 tháng). Với việc kéo dài thời hiệu như vậy, vấn đề xử
lý kỷ luật CB-CC vi phạm sẽ được tiến hành triệt để và nghiêm minh hơn.
Năng lực công chức - yếu tố được xem trọng
Việc
tuyển dụng CB-CC vào của nước ta hiện nay còn khá nhiều bất cập và kẽ
hở vì nhiều lý do khách quan, chủ quan nên đã tạo ra ảnh hưởng không nhỏ
đến chất lượng của đội ngũ CB-CC. Có thế nói, không có một cơ quan, tổ
chức nào hiện nay có may mắn sở hữu được một đội ngũ công chức vừa hồng
lại vừa chuyên, và ở đâu đó vẫn còn những “con sâu làm rầu nồi canh”.
Thực trạng này đặt ra yêu cầu phải đánh giá công chức và quan trọng hơn
là kết quả đánh giá phải được phục vụ cho chính công cuộc cải tổ đội
ngũ công chức.
Theo
Luật CB-CC, công chức được đánh giá 6 tiêu chí như: chấp hành đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; phẩm
chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; năng
lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm
vụ... Ngoài ra, công chức lãnh đạo, quản lý còn được đánh giá theo kết
quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý;
năng lực lãnh đạo, quản lý; năng lực tập hợp, đoàn kết công chức. Việc
đánh giá công chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên
quản lý trực tiếp thực hiện và nhất thiết phải được tiến hành hàng năm,
trước khi bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, khi kết
thúc thời gian luân chuyển, biệt phái. Kết quả đánh giá công chức (xếp
theo các mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn
thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; không hoàn thành nhiệm
vụ) được lưu vào hồ sơ công chức và thông báo đến công chức được đánh
giá.
Đáng chú ý sẽ là yếu tố năng lực rất được xem trọng trong hoạt động đánh giá công chức. Vì vậy, từ kết quả đánh giá, nếu công chức có 2 năm
liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 2
năm liên tiếp, trong đó 1 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng hạn chế về năng
lực và 1 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có
thẩm quyền bố trí công tác khác. Còn công chức 2 năm liên tiếp không
hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải
quyết thôi việc.
Xuân Hoa
CB-CC được miễn trách nhiệm khi nào?
Theo
Điều 77 của Luật, nếu CB-CC phải chấp hành quyết định trái pháp luật
của cấp trên nhưng đã báo cáo người ra quyết định trước khi chấp hành;
hoặc do bất khả kháng theo quy định của pháp luật thì sẽ được miễn trách
nhiệm
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng:
“Đạo đức và văn hoá giao tiếp của CB-CC là một trong các nghĩa vụ phải
thực hiện để xứng đáng là “công bộc” và “đầy tớ” của nhân dân”
0 comments:
Post a Comment