MINH LÝ
Trước nguy cơ bị
thu hồi lại sổ đỏ, bà Đào Thị Thu Hạnh (Thẩm phán tòa hình sự – TAND
TPHN) đã làm đơn khởi kiện bà Mai Thị Nhẫn ra tòa. TAND quận Tây Hồ
tuyên bà Hạnh thắng kiện, bà Nhẫn cho rằng bản án có phần thiên vị nên
tiếp tục làm đơn kháng cáo.
Toà có xử “ép” dân?
UBND phường Bưởi đề nghị UBND TP Hà Nội thu hồi sổ đỏ
nhà bà Hạnh nên bà Hạnh làm đơn kiện bà Mai Thị Nhẫn ra TAND quận Tây
Hồ để đòi lại phần đất mà bà cho là đã bị lấn chiếm. Tại bản án số 06
ngày 20.5.2008 của TAND quận Tây Hồ đã tuyên buộc bà Nhẫn phải “hoàn
trả” phần đất đã “lấn chiếm” của bà Hạnh mà không đếm xỉa gì đến tính
pháp lý trong cuốn sổ đỏ nhà bà Hạnh. Sổ đỏ này được cấp vào thời điểm
mảnh đất đang nằm trong vùng quy hoạch dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật
xung quanh Hồ Tây. Mặt khác, ngay trong việc xác định mốc giới và diện
tích đất để cấp sổ đỏ cho bà Hạnh có nhiều sai lệch mà UBND phường Bưởi
và chính người bán đất cho bà Hạnh, những nhân chứng sống là những người
hàng xóm đã chỉ ra nhưng chưa được xác minh, làm rõ… và đã bị TAND quận
Tây Hồ bỏ qua.
ông Trần Minh Đức (chồng bà Nhẫn) cho biết gia đình
ông có bán cho gia đình ông Nguyễn Văn Đức và bà Nguyễn Thị Nhẫn một
ngôi nhà gỗ lợp lá cũ, tường gạch xây với diện tích 12,5m2, nằm trên
mảnh đất ở có chiều ngang 4m, chiều dài 14m, với những mốc giới cụ thể.
Sau đó, năm 1994, gia đình ông Đức đã nhượng lại ngôi nhà và mảnh đất
trên cho bà Đào Thị Thu Hạnh (ở 43 Đặng Văn Ngữ, phường Trung Tự, quận
Đống Đa, Hà Nội), chứng thực bằng giấy tờ mua bán viết tay. ông Đức –
người trực tiếp bán ngôi nhà và mảnh đất cho bà Hạnh – cho biết, không
hề có chuyện bà Mai Thị Nhẫn lấn chiếm sang phía đất nhà ông (cũ), mọi
thứ vẫn nguyên trạng như khi ông bán nhà và đất cho bà Hạnh. ông Phạm
Văn Thụ – người hàng xóm liền kề với nhà bà Hạnh cũng khẳng định phần
đất có cây dừa (một mốc giới để phân định đất của nhà bà Hạnh và bà Mai
Thị Nhẫn – PV ) thuộc quyền quản lý và sử dụng của gia đình ông Trần
Minh Đức và bà Mai Thị Nhẫn từ trước đến nay.
Cấp sổ đỏ kiểu… ngoại lệ?
Năm 1997- 1998, dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung
quanh Hồ Tây đã được Chính phủ và UBND TP Hà Nội phê duyệt. Điều đó đồng
nghĩa với việc tất cả những hộ dân nằm trong vùng quy hoạch đều phải
tạm dừng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử
dụng đất ở (sổ đỏ). Nhưng, ngày 5.9.2001, ông Lê Quý Đôn – lúc đó là Phó
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội vẫn ký Quyết định 5081/QĐ-UB, công nhận quyền
sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho bà Hạnh (?).
Chưa hết, tại sổ đỏ cấp cho bà Hạnh, không hiểu do vô
tình hay cố ý, các cơ quan chức năng đã “vẽ” thêm phần đất có cây dừa
của gia đình ông Trần Minh Đức và bà Mai Thị Nhẫn vào trong bản đồ trích
lục. Diện tích đất mà bà Mai Thị Nhẫn bán cho vợ chồng ông Nguyễn Văn
Đức chỉ có 116 m2, thế nhưng sau khi ông bán cho bà Hạnh và đến lúc bà
này được cấp sổ đỏ đã trở thành 150m2 (?). Việc làm “đất nở” có lợi cho
nhà bà Hạnh của các cơ quan chức năng khiến bà Nhẫn không phục nên đã
làm đơn yêu cầu UBND phường Bưởi xác định lại mốc giới giữa 2 gia đình.
Qua kiểm tra hiện trạng và hồ sơ xin cấp sổ đỏ của bà Hạnh, UBND phường
Bưởi nhận thấy có sự sai lệch về diện tích sử dụng đất. Cụ thể, có một
phần đất, rộng khoảng 0, 60m2 thể hiện trong sổ đỏ của bà Hạnh, không
thuộc phần đất bà đã mua lại của ông Nguyễn Văn Đức trước đó.
Trên cơ sở đó, ngày 3.8.2007, Chủ tịch UBND phường
Bưởi Nguyễn Hùng Cường đã có Báo cáo số 188/BC-UBND, đề nghị Phòng TNMT
và UBND quận Tây Hồ có văn bản đề nghị UBND TP Hà Nội xem xét thu hồi sổ
đỏ đã cấp cho bà Hạnh. Tuy nhiên, khi xét xử, TAND quận Tây Hồ đã không
lưu tâm đến chứng cứ này!
SOURCE: BÁO ĐỜI SỐNG VÀ PHÁP LUẬT
Trích dẫn từ:
0 comments:
Post a Comment