NG.VẸN – CL
Người được giao quyền
nuôi người cô già mù lòa lại thường xuyên bỏ mặc bà trong căn nhà khóa
trái cửa. Chuyện tưởng như đùa này lại có thật 100%, xảy ra tại phường
Lê Bình (quận Cái Răng, TP Cần Thơ). Để có thể đến chăm sóc cô ruột là
bà Phan Thị Diệu Hương (76 tuổi, bị mù hai mắt) đang sống tại khu vực
Yên Hòa thuộc phường Lê Bình, chị Phan Nguyễn Thanh Tuyền (ngụ cùng
phường) đã phải nộp đơn xin phép… UBND phường!
Người cô già đơn thân
Đơn của chị Tuyền viết: “Tôi viết đơn này gửi đến quý
cơ quan để xin phép cho tôi được đến thăm và chăm sóc cô tôi những lúc
khó khăn và giúp đỡ lo thêm việc ăn uống cho cô tôi vì cô tôi mù lòa và
tuổi già sức yếu”. Ông Nguyễn Văn Sang, Phó Chủ tịch UBND phường Lê
Bình, đã có bút phê trong đơn như sau: “Chuyển lãnh đạo khu vực...
Thursday, February 13, 2014
TRANH CHẤP QUYỀN SỞ HỮU NHÀ: MƯỢN NHÀ KHÔNG TRẢ, ĐEM HÓA GIÁ CHO CÁN BỘ
VŨ HOÀNG
Chuyện bắt đầu từ ngày
13-5-2003, khi ông Huỳnh Thanh Bạch, Chủ tịch UBND thị trấn Định Quán
làm đơn xin mua căn nhà và đất thổ cư tại ấp Hiệp Cường, thị trấn Định
Quán. Ngày 9-9-2004, UBND huyện Định Quán có công văn số 664/UBH duyệt
bán hóa giá căn nhà trên cho ông Bạch. Sau khi ông Bạch nộp tiền, UBND
huyện Định Quán ra Quyết định số 259 ngày 6-10-2005, công nhận và cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Bạch và vợ là bà Nhung. Ông
Bạch cho người đến ở thì xảy ra tranh chấp. Bà Vũ Thị Cau là người ở sát
vách, đã khiếu nại và cho rằng căn nhà và đất huyện ký bán cho ông
Bạch, là của gia đình bà.
1. Cho mượn, mất nhà
Theo đơn khiếu nại của gia đình bà Vũ Thị Cau, chúng
tôi đã đến địa phương tìm hiểu sự việc. Cơ quan chức năng đưa ra công
văn số 928/UBND-NC...
TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ: BÁN NHÀ CHỪA NGỌN
THỤY CHÂU
Căn nhà có lầu trên
cùng không hợp lệ vì xây sai phép. Người bán đòi thêm 100 lượng vàng cho
phần lầu này nhưng người mua không đồng ý. Vợ chồng ông H. có một căn
nhà ở quận 1, TP.HCM. Theo biên bản hoàn công do Kiến trúc sư trưởng
TP.HCM lập năm 1998, căn nhà có phần lầu sáu và sân thượng vi phạm độ
cao. Do vậy, phần diện tích hợp lệ của căn nhà chỉ gồm có hầm, trệt, năm
lầu với tổng diện tích 525 m2.
Đòi tăng giá bán
Tháng 6-2007, vợ chồng ông H. chấp thuận bán cho bà
T. căn nhà trên với giá 1.700 lượng vàng. Theo thỏa thuận, đó là giá cố
định, không thay đổi bất kể thị trường lên hay xuống. Bà T. đã đặt cọc
45 lượng vàng, sau đó giao tiếp cho bên bán 300 lượng vàng. Hai bên thỏa
thuận nếu bên bán không bán thì hoàn trả tiền cọc và bồi thường gấp ba
tiền cọc,...
TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG: KIỆN VÌ TRÒ CHƠI KHÔNG AN TOÀN
HOÀNG YẾN
Hai doanh nghiệp kéo
nhau ra tòa, tranh cãi quyết liệt vì một trò chơi đã được lắp đặt xong
nhưng không đảm bảo an toàn. .. Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM
vừa tạm hoãn xử một vụ tranh chấp khá lạ xoay quanh công trình máng
trượt trò chơi lắp đặt tại một công viên nước vì bên nguyên đơn vắng
mặt.
Không ai chịu ai
Theo hồ sơ, cuối tháng 3-2003, Công ty N. (công ty)
ký hợp đồng thiết kế, thi công và lắp đặt công trình máng trượt vòng
xoáy không gian (space spiral) cho Công viên nước X. (công viên). Máng
trượt có chiều dài 22 m (tính theo đường chim bay là 18 m), độ cao xuất
phát 10 m, đường kính vòng xoay không gian 9 m… Tổng giá trị hợp đồng là
600 triệu đồng, thời gian thi công khoảng hai tháng, đến cuối tháng
5-2003 phải bàn giao công trình…
Đầu tháng...
TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM: MUỐN NHẬN TIỀN BẢO HIỂM PHẢI ĐEO BÁM, NĂN NỈ?!
GIA LINH
Để được sửa chữa chiếc
xe đã mua bảo hiểm, khách hàng phải tự bỏ tiền túi ra để "tạm ứng" cho
xưởng dịch vụ nhưng sau nửa năm vẫn chưa được phía bảo hiểm thanh toán
vì lí do… thiếu giấy tờ.
Đeo bám, năn nỉ để đòi tiền bảo hiểm
Phản ánh với phóng viên VietNamNet, bà Trần Thị Thái –
Phó Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thành Nam (gọi tắt là Công ty
Thành Nam) bức xúc cho biết: "Cuối tháng 10/2008, chiếc xe Mercedes E280
mang BKS 30K – 0647 của công ty tôi bị ngập nước, dẫn tới hư hỏng nặng
nên buộc phải đưa vào xưởng sửa chữa.
Ngay khi xe bị hỏng, công ty tôi đã liên hệ với Công
ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) – Đơn vị bán bảo hiểm xe cơ giới
cho chiếc xe Mercedes E280. Tuy nhiên, trái với kỳ vọng, những cán bộ có
trách nhiệm của PJICO tỏ ra rất thờ...
TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT: VỤ CÔNG TY CAFE 15 KIÊN ĐÒI ĐẤT Ở ĐẮC LẮC, ĐÂU LÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ?
PHÚC ÂN – PHẠM HOÀNG
Nông trường 352, nay là
Công ty cà phê 15 (Cty 15) đã qua 20 năm giải thể, trả lại đất cho
chính quyền địa phương, chuyển qua địa bàn khác và UBND huyện đã cấp sổ
đỏ cho dân từ năm 1993. Thế nhưng, kỳ lạ là nay công ty này đột nhiên
quay về "chốn cũ" đòi trả lại đất cho họ! Việc làm bất bình thường này
không chỉ gây bức xúc cho các hộ dân liên quan mà còn gây nên làn sóng
bất bình tại địa phương. Thực hư vụ việc ra sao?
Từ việc giải thể, trả đất
Trên khu đất diện tích khoảng hơn 12 ha mượn của địa
phương, tọa lạc tại xã Pơng Đrang nay là xã Ea Đê, thị trấn Buôn Hồ,
huyện Krông Buk, từ năm 1987- 1989, Nông trường (NT) 352 tiến hành trồng
cà phê. Do luôn đối mặt với muôn khó khăn như không quản lý được vườn
thửa; đất ở vị trí cao không đủ nước tưới; cây...
TRANH CHẤP QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN: GẦN MỘT TỶ ĐỒNG BỒI THƯỜNG BỊ MẮC KẸT
TRUNG DUNG
Tranh chấp tiền
bồi thường nhà, đất: Sở Tư pháp nói “có thể kiện”, TAND TP.HCM lại bảo
“không”. Sinh thời, cha ông Trần Ngọc Xuân có đứng tên làm chủ sở hữu
căn nhà 21-21/1 Vạn Kiếp, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Năm 1982, sau khi cha
chết, ông Xuân tiếp tục sống tại căn nhà này.
Đã hết thời hiệu khởi kiện thừa kế
Năm 2004, căn nhà bị giải tỏa trắng do nằm trong dự
án thoát nước và nâng cấp đường Hoàng Hoa Thám-Vạn Kiếp. Cho rằng ông
Xuân là đại diện các đồng thừa kế (mẹ ông Xuân đã chết từ lâu, ông Xuân
chỉ có một người em là bà Trần Thị Năm), UBND quận Bình Thạnh đã ra
quyết định bồi thường cho ông Xuân hơn 850 triệu đồng.
Để được hưởng trọn số tiền này, ông Xuân đã xuất
trình tờ di chúc của người cha chỉ định ông là người thừa kế duy nhất.
Tuy nhiên, bà Năm...
TRANH CHẤP GIAO DỊCH DÂN SỰ: TÌNH HẾT, ĐÒI TÌNH NGƯỜI YÊU
PHAN GIA HI
Chứng cứ thua, anh Việt
kiều tiếp tục kháng cáo. Bị phụ tình nên đòi lại tiền. Không vay mượn
nên không trả. Theo đơn kiện của anh H. (Việt kiều Anh) thì khoảng đầu
năm 2006, qua trao đổi trên Internet, anh quen với chị D. (ngụ tỉnh Bến
Tre). Sau nhiều lần gặp nhau trên mạng và điện thoại, thấy có vẻ hợp
nhau, chị D. đã hứa là sẽ kết hôn với anh.
Bị phụ tình nên đòi lại tiền
Tuy nhiên vào cuối năm 2006, anh H. về thăm quê hương
thì mới vỡ lẽ ra rằng chị D. đã hứa kết hôn với một anh Việt kiều Mỹ.
Chính anh H. cũng đã gặp anh này tại nhà mẹ chị D. Hỏi thêm thì H. anh
biết là lễ hỏi của họ cũng đã được tổ chức khá lâu rồi và chị D. hiện
đang được chồng làm thủ tục bảo lãnh sang Mỹ.
Đau đớn vì bị lừa dối, anh H. đã quyết định đòi lại
các khoản tiền đã gửi...
TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO XÂM PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN: BÉ TRAI NĂM TUỔI BỊ CÔ GIÁO BÊU XẤU
TÂM PHÚC
Không đồng ý với việc
bé hờn dỗi bỏ cơm, các cô mẫu giáo lột quần áo, còn dọa “cắt tai, chặt
chân” khiến bé bị sốc nặng. Sự việc đáng tiếc trên xảy ra ngày 20-2 tại
lớp Lá 2 Trường mẫu giáo dân lập SOS Bến Tre. Nạn nhân là bé trai LGP
chỉ mới năm tuổi.
Làm nhục trẻ bị khiếm khuyết
Tiếp xúc với phóng viên, bé P. nhớ lại: “Hôm đó, con
không làm đổ đồ chơi nhưng cô chủ nhiệm vẫn bắt con dọn dẹp. Con không
chịu dọn thì cô phạt con đứng khoanh tay bên cửa sổ… Sau đó, do con
không ăn cơm nên các cô đã đánh con và lột quần áo của con cho các bạn
xem!”.
Qua lời kể của bé P., có thể hình dung diễn biến câu
chuyện như sau: Sau khi phạt P. xong thì cô chủ nhiệm quay sang chăm sóc
các bé khác. Lúc đó, một cô bảo mẫu và hai cô giáo của lớp khác đã lôi
bé P. xuống nhà bếp....
TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG: GỬI NGÂN HÀNG 3,9 TỶ, CÒN GẦN 1 TỶ?
CÔNG QUANG
Cho rằng giao dịch của
Ngân hàng Thương mại CP Sài Gòn Thương tín có nhiều “mập mờ” gây thiệt
hại cho mình, ông Phan Văn Tuyết (ngụ số 97 đường Cách Mạng Tháng Tám,
phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một) vừa có đơn phản ánh gửi đến Dân
trí.
Theo đơn, từ cuối năm 2007 đến tháng 6/2008, ông
Tuyết đã nhiều lần tới phòng giao dịch Thủ Dầu Một (Ngân hàng Thương mại
CP Sài gòn Thương tín – Sacombank) gửi tiền tiết kiệm và thực hiện giao
dịch rút tiền.
Trong quá trình giao dịch, ông Tuyết được 2 cán bộ
của ngân hàng là Phan Khánh Tường và Trần Thị Minh Hằng hướng dẫn các
thủ tục.
Mỗi lần gửi tiền vào ngân hàng, ông Tuyết đều được
cấp 1 mã số tài khoản tiền gửi và sổ tiết kiệm khác nhau. Tính đến ngày
19/3/2008, ông Tuyết đã thực hiện 13 lần gửi tiết kiệm với số...
TRANH CHẤP DÂN SỰ: ĐÒI TIỀN NUÔI NGƯỜI YÊU ĂN HỌC
PHAN GIA HI
Ra trường, cô gái đòi
chia tay nên chàng trai đã khởi kiện đòi lại tiền lo cho vợ chưa cưới ăn
học… Như bao cặp trai gái khác, anh T. và chị H. (ngụ tỉnh Bình Dương)
quen biết nhau rồi phát sinh tình cảm yêu thương. Tình yêu ngày càng mặn
nồng, lại được gia đình hai bên ủng hộ, cả hai đã quyết định làm lễ
đính hôn.
Đòi tiền, lễ vật đính hôn
Sau lễ đính hôn, phía chị H. đã đặt vấn đề với anh T.
là “lo giùm phần vật chất” cho chị H. ăn học đại học tại TP.HCM, sau
này chị tốt nghiệp ra trường thì sẽ tổ chức đám cưới. Anh T. kể, vì nghĩ
chuyện lo cho vợ chưa cưới ăn học cũng là chuyện phải làm nên đã đồng
ý. Do vậy, anh đã bỏ tiền mua máy tính, điện thoại di động cho chị H. và
lo luôn chi phí một số khoản ăn học khác của chị H. sau này.
Thế rồi ngày qua ngày,...
MUA NHÀ HỢP PHÁP VẪN BỊ DÍNH NỢ
THÁI HIỆU
Do chủ cũ mắc nợ mà
nhiều chủ mới đã bị kê biên nhà oan uổng. Không thể bỏ qua quyền lợi của
người mua nhà. Thường thì người mua nhà chưa có giấy tờ hợp lệ hoặc mua
giấy tay dễ đối mặt với nhiều rủi ro do bị “bẻ” hợp đồng hoặc vướng
tranh chấp. Nhưng trong một số trường hợp, ngay cả khi đã chọn mua nhà
có giấy chủ quyền, nhiều người vẫn gặp phải những rắc rối không thể
lường trước.
Sang tên xong vẫn mắc kẹt
Tháng 11-2008, bà Lê Yến Phượng hỏi mua căn nhà
454/1A Phạm Văn Chí, quận 6, TP.HCM. Thấy căn nhà đã có giấy chủ quyền
hợp lệ, bà Phượng rất yên tâm trao đổi việc mua bán với chủ sở hữu.
Đầu tháng 12-2008, sau khi công chứng hợp đồng mua
bán nhà và đóng xong lệ phí trước bạ, bà Phượng đã đến Văn phòng Đăng ký
quyền sử dụng đất quận 6 để hoàn tất thủ tục...
TRANH CHẤP BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG: VEDAN CHỈ CHỊU “HỖ TRỢ” CHỨ KHÔNG “BỒI THƯỜNG”, PHÁP LUẬT BÓ TAY?
LS.TS. PHAN ĐĂNG THANH
Dư luận bức xúc vì vụ
này không xử lý tới nơi được thì những vụ khác cũng sẽ chìm xuồng. Chỉ
khoảng một năm sau khi Công ty Vedan hoạt động thì việc nhà máy sản xuất
xả chất thải làm ô nhiễm môi trường cũng bắt đầu… “phát huy tác dụng”!
Một số nông ngư dân kiếm sống trên dòng sông Thị Vải phải bỏ nghề. Họ đã
khiếu nại và lúc đó được công ty hỗ trợ cho chút đỉnh.
Đến giữa năm 2008 thì sự việc được báo động cả nước
vì mức độ nguy hiểm cho xã hội đã thực sự đặc biệt nghiêm trọng. Việc
gây ô nhiễm môi trường đã rõ ràng. Hậu quả thiệt hại đã được xác định.
Nhưng đến nay trách nhiệm pháp lý của Vedan đối với người bị thiệt hại
vẫn chưa được làm rõ và nhà nước cũng chưa có cách xử lý thật công bằng,
đúng mức!
Từ hành chính đến hình sự đều bị “trói tay”
Hiện...