Tuesday, January 14, 2014

nguyên tắc luật học “Estoppel”.- Không phủ nhận

Không phủ nhận trong nghĩa rộng nhất của nó là một thuật ngữ pháp lý đề cập đến một loạt các [1] học thuyết pháp lý và công bằng ngăn cản "một người từ chối hoặc khẳng định mọi điều trái ngược đó , trong chiêm niệm của pháp luật, được thành lập như là sự thật, hoặc do hành vi của cán bộ tư pháp hoặc lập pháp, hoặc bằng hành động của mình, hành vi, hoặc cơ quan đại diện, thể hiện rõ ràng hay ngụ ý ". [2]

Thuật ngữ này xuất hiện đến từ estoupail tiếng Pháp (hoặc biến thể), có nghĩa là "nút cắm", đề cập đến việc đặt một dừng lại trên sự mất cân bằng của tình hình. Thuật ngữ này là liên quan đến động từ "không nhận" xuất phát từ tiếng Pháp cổ estopper hạn, có nghĩa là "dừng lại lên, cản trở."


 Tiếng La tinh dài hơn, dùng cả một câu dài, venire contra factum proprium non valet.

‘Chứng cứ lịch sử’ được dùng để xử ngôi đền này thuộc Cambodia
Estoppel là một thuyết khá quen thuộc với giòng luật gốc Anh, và cũng có áp dụng trong công pháp quốc tế.
Estoppel đại khái là thế này. Nếu bên A có những hành động hay lời nói gì đó khiến cho bên B (có thể tưởng nhầm) mà làm một việc gì đó thì A chịu trách nhiệm chuyện đó.
Estoppel có hai yếu tố: Một, là  một hành động, lời nói, hay sự không hành động, không nói, của A. Hai, là “reasonable reliance” của B.
Thí dụ, nếu tớ ậm ừ sao đó làm bạn tưởng tớ muốn nhờ bạn đi chợ mua họ một bó rau. Bạn mang rau về, tớ bảo, có hợp đồng mua rau đâu mà đòi tớ trả tiền lấy rau. Thì mặc dù cái ậm ừ đó chưa đủ yếu tố cấu thành một hợp đồng, nhưng nếu nó đủ để làm cho bạn tưởng lầm, thì tớ chịu trách nhiệm và phải mua lại bó rau đó, như thể là có một hợp đồng vậy.
Cái đó là estoppel (danh từ). Động từ là to estop. Người ta sẽ nói tớ bị “estopped” để không thể chối là không có hợp đồng.
Estoppel đã từng được dùng trong công pháp quốc tế, cụ thể là trong vụ phân xử đền Preah Vihear giữa Thái LanCambodia. Trong án lệnh đó, tòa án dùng hai thuyết khác nhau để xử là Thái Lan đã mất quyền đòi đền Preah Vihear. Một thuyết là sự đồng tình (acquiescence), rằng Thái Lan đã không phản đối khi Pháp (cai trị Cambodia) khẳng định chủ quyền trên đền này. Và thuyết thứ nhì, là dầu cho Thái Lan không có đồng tình đi nữa, sự ậm ừ nửa vời của Thái Lan đã khiến cho Pháp và Cambodia dựa vào đó, tin tưởng vào đó, nên Thái Lan bị mất quyền (bị estopped) không được đòi nữa.

Với Trường Sa Hoàng Sa, rất có thể một tòa án quốc tế sẽ áp dụng nguyên tắc good faith/estoppel với công hàm Thủ tướng Đồng.
Hôm trước, khi Trung bảo, xe đấy của tao, lẽ ra Đồng đã phải nói, “Ủa, tao tưởng của Nam mà.”
Khi không nói năng gì, thì hôm sau Đồng không được quyền chạy tới nhà Trung, đòi trả xe vì “tao thừa hưởng xe của Nam.”
Trung Quốc nói: Đảo này, đảo này, đảo này, của tôi nhá.
Đảo đó có thể không phải của VNDCCH thật, nhưng VNDCCH lại cũng không nói gì là “đảo đó không phải của tôi nhá, tôi không có ý kiến,” hay một câu đại khái thế – một thứ “disclaimer” mà một người cẩn trọng bao giờ cũng viết thêm.
VNDCCH không nói gì, Trung Quốc xông vào lấy.
Đó là estoppel. Điều này khiến cho khi CHXHCNVN (là hậu thân của VNDCCH) thừa hưởng tài sản của VNCH/CHMNVN, thì trong số tài sản đó sẽ không thể có những đảo đó. Chuyện Đồng muốn thừa hưởng chiếc xe mà Đồng đã công nhận là của Trung, không thể thực hiện được, bị estop rồi.

  1. ^ http://www.lawlink.nsw.gov.au/lawlink/Supreme_Court/ll_sc.nsf/pages/SCO_brereton160307
  2. Jump up ^ 28 Am Jur 2d Estoppel and Waiver § 1

1 comments:

Bo Bun Nem said...

http://www.aihuuluatkhoa.com/yahoo_site_admin/assets/docs/Hoc_thuyet_estoppel_va_Cong_ham_Pham_van_Dong.203161315.pdf

Post a Comment

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | LunarPages Coupon Code