Wednesday, October 16, 2013

TRANH CHẤP HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH: ĐÒI TIỀN… LÀM CHỒNG?

HOÀNG YẾN
TAND TP.HCM vừa xử phúc thẩm một vụ ly hôn khá lạ: Người chồng đòi vợ trả tiền… làm chồng trong thời gian chung sống và một mực đòi tòa phải trả lại “sự đứng đắn” cho mình chứ không thể tuyên như cấp sơ thẩm.
Có 300 triệu việc này mới xong…
Tháng 5, bà N. nộp đơn xin ly hôna ra TAND quận X. Trong đơn, bà trình bày rằng bà cùng ông K. chung sống từ năm a2001, có đăng ký kết hôn nhưng không có con chung, tài sản chung cũng nahư không có nợ chung và nghĩa vụ dân sự. Nay bà nộp đơn xin ly hôn với ông K. vì bà đã nhiều lần yêu cầu ông đi chữa bệnh để có con nhưng ông từ chối. Đời sống gia đình chỉ đủ ăn nhưng ông đã không cùng bà vun vén cuộc sống lại còn tiêu xài hoang phí. Chưa kể ông có thói gia trưởng, không thương yêu vợ nên từ năm 2005, hai ông bà đã ly thân, mỗi người tự lo cuộc sống riêng…
Trong nhiều phiên hòa giải tại tòa quận X, ông K. nhất định không chịu ly hôn, đặt điều kiện nếu muốn ly hôn thì bà N. phải đưa cho ông 300 triệu đồng tiền… ông đã chung sống với bà. Yêu cầu này của ông K. đã không được tòa chấp nhận ngay từ đầu bởi tòa xét tài sản chung của hai người không có và bà N. chẳng việc gì phải đưa số tiền trên cho chồng cả.
Không ly hôn vì sợ ra khỏi nhà?
Hòa giải không thành, hai vợ chồng phải chờ tòa quận X xét xử. Tại phiên xử sơ thẩm cuối tháng 6-2008, bà N. giữ nguyên lập trường là thấy việc sống chung không còn ý nghĩa, không thể hàn gắn nên chỉ muốn giải thoát cho nhau. Còn ông K. thì xác nhận giữa họ không có con chung, tài sản chung nhưng ông kêu ca rằng mâu thuẫn chỉ mới phát sinh vào năm 2007. Hiện ông vẫn còn thương vợ, không muốn ly hôn mà muốn đoàn tụ.
Tòa quận X nhận định hai vợ chồng họ có mâu thuẫn thực sự trầm trọng từ hơn một năm nay, nhiều lần tòa hòa giải đều bất thành. Đời sống chung giữa hai người không còn hạnh phúc, mục đích hôn nhân không đạt được. Ông K. xin đoàn tụ nhưng không nêu ra được biện pháp nào để hàn gắn tình cảm vợ chồng.
Trước tòa, ông K. nêu lý do không ly hôn là vì ông phải dọn ra khỏi căn nhà của em trai bà N. cho vợ chồng họ ở nhờ mà hiện ông lại không có chỗ ở ổn định. Điều này chứng tỏ ông K. xin đoàn tụ không xuất phát từ tình cảm. Vì thế, tòa đã chấp nhận yêu cầu xin ly hôn của bà N.
Tòa khuyên mãi mới chịu “ly”
Hai ngày sau, ông K. kháng cáo. Theo đơn kháng cáo, ông khẳng định vẫn còn tình cảm với vợ. Nếu phải ly hôn thì ông muốn tòa giải quyết quyền lợi cho ông.
Tại phiên phúc thẩm ngày 20-8, ông K. còn nhờ tòa “minh oan giùm cái tội tiêu xài hoang phí và không có con”. Mỗi lần tòa bảo trình bày, ông lại nói: “Tôi không đồng ý bản án sơ thẩm cho rằng tôi tiêu xài hoang phí. Tôi phải giữ bản án đó cả đời, sau này sao nhìn mặt vợ con”, “tòa phải giải quyết quyền lợi cho tôi”… Khi tòa hỏi ông có giải pháp gì để hàn gắn tình cảm vợ chồng, ông nói rằng cần thời gian, phụ thuộc vào vợ và chủ yếu là… phải chờ thời cơ (?).
Về yêu cầu giải quyết quyền lợi của ông K. – 300 triệu đồng tiền làm chồng, tòa phúc thẩm không thể đáp ứng bởi trước đó tòa sơ thẩm không xét. Lần lượt các thẩm phán đều khuyên nhủ ông K., nào là tình cảm đã hết thì làm sao hàn gắn, nào là ông ở trong cuộc, biết rõ không thể đoàn tụ, nếu tiếp tục ở chung chỉ gây mất trật tự và bất ổn… Đến khi tòa nhấn mạnh rằng không giải quyết vấn đề tài sản vì hai người không có tài sản chung, ông K. mới gật đầu chịu ly hôn, bảo sẽ tự thỏa thuận về quyền lợi với vợ.
SOURCE: BÁO PHÁP LUẬT TPHCM

0 comments:

Post a Comment

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | LunarPages Coupon Code