VTCnews - Chỉ
tính riêng 6 tháng đầu năm 2008, đã có 193 vụ với hơn 430 phụ nữ, trẻ
em bị buôn bán ra nước ngoài làm nô lệ tình dục hoặc bị cưỡng bức lao
động (trung bình mỗi ngày có ít nhất 2 phụ nữ, trẻ em bị đem bán).
Thiếu tướng Vũ Hùng Vương, Phó Tổng cục trưởng Tổng
cục Cảnh sát (Bộ Công an) vừa cho biết thông tin trên tại cuộc họp báo
sáng nay, 27/6, công bố Thông tư liên tịch số 03/2008 hướng dẫn trình tự, thủ tục xác minh, tiếp nhận phụ nữ trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về.
Theo Thông tư này, phụ nữ, trẻ em bị sử dụng vũ lực
hoặc bị đe dọa sử dụng vũ lực, bị bắt cóc, bị ép buộc dưới nhiều hình
thức để bán ra nước ngoài; bị lừa gạt, lợi dụng tình trạng dễ bị tổn
thương để bán ra nước ngoài; đưa ra nước ngoài để nhận lợi ích vật chất
khác… đều được xác định là nạn nhân của các vụ buôn bán ra nước ngoài
nhằm mục đích bóc lột (cưỡng bức bán dâm hoặc các hình thức bóc lột tình
dục khác, lao động hoặc dịch vụ cưỡng bức, nô lệ hoặc làm việc như tình
trạng nô lệ hoặc lấy đi các bộ phận cơ thể).
Thông tư nêu rõ, sau khi tiếp nhận nạn nhân, các cơ
quan chức năng (Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an và cơ quan XNC
công an các tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, bộ đội biên
phòng các tỉnh) sẽ tư vấn tâm lý khám sức khỏe, hỗ trợ tiền tàu xe đi
đường để họ trở về. Đồng thời, có văn bản thông báo cho Sở LĐ –
TB&XH địa phương để thực hiện chế độ chính sách cho nạn nhân.
Theo Thiếu tướng Vũ Hùng Vương, Phó Tổng cục trưởng
Tổng cục Cảnh sát – Bộ Công an, Việt Nam được xác định là địa bàn để các
đối tượng lợi dụng đưa người di cư, xuất khẩu lao động và nhiều đường
dây buôn bán đàn ông, phụ nữ, trẻ em, tế bào thai, nội tạng .. hoạt
động.
Đây được coi là vấn đề “nóng” ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống, nạn nhân của đường dây buôn bán phụ nữ trẻ em chịu nhiều thiệt thòi và cần tình thương, trách nhiệm của xã hội.
Đây được coi là vấn đề “nóng” ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống, nạn nhân của đường dây buôn bán phụ nữ trẻ em chịu nhiều thiệt thòi và cần tình thương, trách nhiệm của xã hội.
Theo báo cáo của Bộ Công an, từ năm 1998 đến nay đã có hơn 7.000 phụ nữ, trẻ em bị buôn bán. Trong đó, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2008, đã có 193 vụ với hơn 430 phụ nữ trẻ em bị buôn bán.
Đến nay, cơ quan chức năng đã điều tra khám phá hơn 900 vụ án bắt hơn 1.000 đối tượng phá gần 500 đường dây đưa người xuyên biên giới qua.
2. Phát hiện đường dây “gom” trẻ em làm con nuôi cho người nước ngoài
TT&VH Online -
Các cơ quan chức năng tỉnh Nam Định vừa phát hiện nhiều đuờng dây
chuyên thu gom trẻ em bị bỏ rơi, khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn… để làm thủ tục cho đi nước ngoài làm con nuôi.
Theo thông tin ban đầu mà chúng tôi có được thì đường
dây này đã đưa khoảng 300 trẻ em, dưới danh nghĩa thành lập “Trung tâm
trợ giúp nhân đạo và dạy nghề cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”
tại các huyện Ý Yên, Trực Ninh của tỉnh Nam Định đưa các em từ sơ sinh
tới 5 tuổi ra nước ngoài làm con nuôi từ năm 2006 đến nay.
Chiều qua 11/7, GĐ Sở LĐTB&XH tỉnh Nam Định, ông Nguyễn Văn Vinh cho biết:
Các Trung tâm trên không trực thuộc sự quản lý của Sở LĐTB&XH tỉnh mà thuộc thẩm quyền quản lý của cấp huyện nói trên. Thời gian gần đây, phát hiện những dấu hiệu bất thường, lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định đã yêu cầu chúng tôi thẩm tra và báo cáo.
Kết quả cho thấy: Trung tâm trợ giúp nhân đạo và dạy nghề cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn huyện Ý Yên, được thành lập theo quyết định số 535/QĐ – UB, ngày 1/3/2006 của Chủ tịch UBND huyện Ý Yên. Trụ sở và nơi quản lý nuôi dưỡng đối tượng đặt tại khuôn viên của Ủy Ban DS,GĐ&TE (cũ).
Các Trung tâm trên không trực thuộc sự quản lý của Sở LĐTB&XH tỉnh mà thuộc thẩm quyền quản lý của cấp huyện nói trên. Thời gian gần đây, phát hiện những dấu hiệu bất thường, lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định đã yêu cầu chúng tôi thẩm tra và báo cáo.
Kết quả cho thấy: Trung tâm trợ giúp nhân đạo và dạy nghề cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn huyện Ý Yên, được thành lập theo quyết định số 535/QĐ – UB, ngày 1/3/2006 của Chủ tịch UBND huyện Ý Yên. Trụ sở và nơi quản lý nuôi dưỡng đối tượng đặt tại khuôn viên của Ủy Ban DS,GĐ&TE (cũ).
Giám đốc của TT này, nguyên là chủ nhiệm UBDS kiêm
nhiệm, có 4 bảo mẫu làm việc theo kiểu hợp đồng thời vụ, không qua đào
tạo chuyên môn. Kinh phí hoạt động do 3 tổ chức nước ngoài có văn phòng
con nuôi nước ngoài là tổ chức Destimes – Pháp, Tổ chức Thầy thuốc thế
giới – Pháp, Tổ chức Moniri – Italia, cam kết tài trợ (Trung tâm này báo
cáo bằng miệng, không có văn bản lưu).
Cơ sở vật chất gồm có 5 gian nhà cấp 4, và 1 số trang thiết bị sơ sài, không đủ điều kiện để chăm sóc trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Từ tháng 4/2006 đến nay, TT này đã tiếp nhận 11 trẻ mồ côi, chủ yếu là trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại trạm y tế trên địa bàn, hoặc các trạm y tế khác đưa đến. Tính đến ngày 21/6/2008, họ đã bàn giao 100 trẻ cho các tổ chức con nuôi nước ngoài, hiện còn lại 11 trẻ bị bỏ rơi từ 2 đến 5 tháng tuổi chưa kịp làm thủ tục. Các trẻ em của TT được nuôi bằng sữa do các tổ chức nước ngoài tài trợ.
Cơ sở vật chất gồm có 5 gian nhà cấp 4, và 1 số trang thiết bị sơ sài, không đủ điều kiện để chăm sóc trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Từ tháng 4/2006 đến nay, TT này đã tiếp nhận 11 trẻ mồ côi, chủ yếu là trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại trạm y tế trên địa bàn, hoặc các trạm y tế khác đưa đến. Tính đến ngày 21/6/2008, họ đã bàn giao 100 trẻ cho các tổ chức con nuôi nước ngoài, hiện còn lại 11 trẻ bị bỏ rơi từ 2 đến 5 tháng tuổi chưa kịp làm thủ tục. Các trẻ em của TT được nuôi bằng sữa do các tổ chức nước ngoài tài trợ.
Theo ông Nguyễn Đình Nguyên, Trưởng phòng Chăm sóc,
bảo vệ trẻ em – Sở LĐTB&XH tỉnh Nam Định, cơ quan điều tra đang tiến
hành làm rõ mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của các Trung tâm này.
Tại trung tâm Bảo trợ xã hội huyện Trực Ninh, được thành lập từ tháng 2/2005 đến năm 2008, đã tiếp nhận 242 trẻ em bị bỏ rơi. Tại đây đã có 221 trẻ em được đưa ra nước ngoài làm con nuôi, 3 trẻ em được làm con nuôi trong nước. Tại thời điểm bị kiểm tra, có khoảng 5 bà bầu đang ăn ở tại Trung tâm này chờ sinh nở.
Ông Nguyên cũng cho biết: “Tại huyện Ý Yên còn lại 11 trẻ từ 2- 5 tháng tuổi, chúng tôi đang đề xuất đưa các cháu về cơ sở bảo trợ xã hội của tỉnh để đảm bảo sự an toàn về sức khỏe cho các cháu. Trung tâm trợ giúp nhân đạo và dạy nghề cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của huyện Ý Yên không đủ điều kiện (hay nói đúng hơn là chưa bao giờ đủ điều kiện) về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ chuyên môn để đảm bảo việc nuôi dưỡng các cháu. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của trung tâm này”.
Tại trung tâm Bảo trợ xã hội huyện Trực Ninh, được thành lập từ tháng 2/2005 đến năm 2008, đã tiếp nhận 242 trẻ em bị bỏ rơi. Tại đây đã có 221 trẻ em được đưa ra nước ngoài làm con nuôi, 3 trẻ em được làm con nuôi trong nước. Tại thời điểm bị kiểm tra, có khoảng 5 bà bầu đang ăn ở tại Trung tâm này chờ sinh nở.
Ông Nguyên cũng cho biết: “Tại huyện Ý Yên còn lại 11 trẻ từ 2- 5 tháng tuổi, chúng tôi đang đề xuất đưa các cháu về cơ sở bảo trợ xã hội của tỉnh để đảm bảo sự an toàn về sức khỏe cho các cháu. Trung tâm trợ giúp nhân đạo và dạy nghề cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của huyện Ý Yên không đủ điều kiện (hay nói đúng hơn là chưa bao giờ đủ điều kiện) về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ chuyên môn để đảm bảo việc nuôi dưỡng các cháu. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của trung tâm này”.
SOURCE: CIVILLAWINFOR TỔNG HỢP (Theo VTCnews và Thu Trang – http://www.thethaovanhoa.vn)
0 comments:
Post a Comment