NGUYỄN THANH XUÂN – Bộ Tư pháp
Đăng ký hộ tịch là một
trong những quyền và nghĩa vụ của công dân được Nhà nước và pháp luật
tôn trọng và bảo vệ. Điều này được thể hiện ở chỗ khi người dân đến đăng
ký hộ tịch, nếu họ đã nộp đủ các hồ sơ, giấy tờ theo quy định thì cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền phải thực hiện việc đăng ký hộ tịch mà không
có quyền từ chối việc đăng ký hộ tịch đó. Nếu người đi đăng ký hộ tịch
còn thiếu các thủ tục thì cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm hướng
dẫn đầy đủ, cụ thể, rõ ràng để công dân hiểu và có sự bổ sung.
Hiện nay, trong những trường hợp đăng ký hộ tịch nhất
định như đăng ký lại việc sinh, cấp lại bản chính giấy khai sinh, đăng
ký kết hôn, đăng ký lại việc tử, cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân,
đăng ký lại việc nuôi con nuôi… thì hồ sơ đăng ký hộ tịch của công dân
khi có yêu cầu thường có các tờ khai đăng ký theo mẫu quy định nhằm xác
định nội dung nhân thân của một cá nhân, từ đó có sự đối chiếu xác minh
nhằm giải quyết đúng quy định cũng như yêu cầu đăng ký hộ tịch của người
dân. Trước đây, các mẫu tờ khai đăng ký hộ tịch được quy định tại Nghị
định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch
và Quyết định số 1203/QĐ-TP/HT ngày 26/12/1998 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp
về việc ban hành biểu mẫu, sổ sách hộ tịch theo quy định tại Nghị định
số 83/1998/NĐ-CP.
So sánh các mẫu tờ khai hiện nay và trước đây có một
số điểm khác nhau về nội dung. Theo các quy định pháp luật hộ tịch hiện
hành như tờ khai hiện tại không có các xác nhận của người làm chứng hay
lý do không đăng ký đúng hạn khi đăng ký khai tử quá hạn… Các mẫu tờ
khai hộ tịch như quy định hiện nay không thể hiện sự “xin – cho” như các
mẫu trước đây mà thể hiện rõ việc đăng ký hộ tịch là yêu cầu của người
dân đối với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đây là sự khác biệt cơ bản
giữa các mẫu tờ khai hộ tịch hiện nay và trước đây. Điều này thể hiện
tinh thần cải cách hành chính mạnh mẽ, thể hiện sự bình đẳng giữa người
dân và cơ quan đăng ký hộ tịch, tạo điều kiện để các quyền và lợi ích
hợp pháp của người dân được đảm bảo và thực hiện theo quy định của pháp
luật.
Nội dung của các tờ khai đăng ký hộ tịch thể hiện
tình trạng nhân thân của một người đồng thời là căn cứ cơ bản, quan
trọng trong quá trình đăng ký hộ tịch của người có yêu cầu. Tuy nhiên,
trong thực tế giải quyết đăng ký hộ tịch, nội dung các tờ khai chưa được
các đương sự cũng như các cán bộ tư pháp – hộ tịch quan tâm làm giảm đi
giá trị pháp lý của các tờ khai đăng ký hộ tịch dẫn đến các khiếu nại,
tranh chấp.
Xin nêu một số ví dụ điển hình. Bà Nguyễn Thị Diễm
đến UBND huyện L.V đăng ký cải chính tên trong bản chính giấy khai sinh
từ Nguyễn Thị Diểm thành Nguyễn Thị Diễm. Trong tờ khai đăng ký cải
chính hộ tịch bà viết người yêu cầu cải chính hộ tịch là Nguyễn Thị
Diểm, lẽ ra phải là Nguyễn Thị Diễm. Trong quá trình xử lý hồ sơ cải
chính hộ tịch cán bộ tư pháp – hộ tịch không kiểm tra kỹ nội dung tờ
khai. Điều này dẫn đến việc cải chính hộ tịch mâu thuẫn với yêu cầu của
đương sự.
Tương tự, anh Phạm Văn Linh đến UBND huyện L.V khiếu
nại việc cấp lại bản chính giấy khai sinh của anh do UBND huyện L.V cấp
lại với năm sinh 1968. Thực tế, anh Linh sinh năm 1986 và đã khai trong
tờ khai cấp lại giấy khai sinh là sinh năm 1986. Điều này đúng với sổ
đăng ký khai sinh. Sai sót này là do cán bộ hộ tịch không kiểm tra nội
dung tờ khai cấp lại bản chính giấy khai sinh trước khi làm thủ tục cấp
lại.
Năm 1981, bà Trần Thị Hoa đã đăng ký khai sinh nhưng
bản chính giấy khai sinh cũng như sổ đăng ký khai sinh hiện nay không
còn lưu giữ. Sau đó bà Hoa đến UBND xã L.H huyện Lai Vung đăng ký lại
việc sinh. Tại thời điểm đăng ký khai sinh, quê quán của bà Hoa là xã
L.H huyện Thạnh Hưng, sau này thay đổi địa giới hành chính thành xã L.H
huyện Lai Vung. Khi kê khai tờ khai, bà Hoa ghi quê quán là xã L.H huyện
Thạnh Hưng thay vì xã L.H huyện Lai Vung. Trong lúc thụ lý hồ sơ, cán
bộ hộ tịch không kiểm tra nội dung tờ khai nên không yêu cầu đương sự
chỉnh sửa lại nội dung tờ khai, dẫn đến sai quê quán của bà Hoa trong
bản chính giấy khai sinh đăng ký lại.
Một trường hợp khác, anh Trần Trọng Nhân và chị
Nguyễn Thị Lan đến UBND xã T.T, huyện L.V đăng ký kết hôn. Đến hẹn trả
kết quả, anh Nhân và chị Lan đến nhận giấy chứng nhận kết hôn thì được
cán bộ hộ tịch cho biết xác nhận tình trạng hôn nhân của chị Lan trong
tờ khai đăng ký kết hôn đã hết thời hạn (quá 6 tháng). Trong trường hợp
này, lẽ ra cán bộ hộ tịch cần kiểm tra kỹ nội dung tờ khai cũng như các
quy định pháp lý liên quan đến nội dung tờ khai, từ đó yêu cầu đương sự
bổ sung, sửa chữa những thiếu sót kịp thời, tránh gây phiền hà cho người
dân khi có yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Thiết nghĩ, pháp luật đã có các quy định hướng dẫn cụ
thể thủ tục, hồ sơ đăng ký hộ tịch khi công dân có yêu cầu, trong quá
trình giải quyết yêu cầu của người dân, cán bộ hộ tịch cần phải có sự
kiểm tra chi tiết, đối chiếu nội dung trong các tờ khai đăng ký vì chính
nội dung này sẽ là cơ sở, căn cứ để giải quyết các khiếu nại khi có
tranh chấp xảy ra sau này. Chú trọng ngay từ nội dung các tờ khai đăng
ký hộ tịch sẽ giúp hồ sơ đăng ký được khép kín, một mặt đảm bảo tính
chính xác tình trạng nhân thân của công dân, mặt khác tăng cường hiệu
quả quản lý nhà nước về công tác hộ tịch, đáp ứng yêu cầu cải cách hành
chính trong xu thế phát triển ngày nay./.
Nguyễn Thanh Xuân
Giá trị pháp lý của tờ khai đăng ký hộ tịch
Đăng ký hộ tịch là một trong những quyền và nghĩa vụ
của công dân được Nhà nước và pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Điều này
được thể hiện ở chỗ khi người dân đến đăng ký hộ tịch, nếu họ đã nộp đủ
các hồ sơ, giấy tờ theo quy định thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải
thực hiện việc đăng ký hộ tịch mà không có quyền từ chối việc đăng ký
hộ tịch đó. Nếu người đi đăng ký hộ tịch còn thiếu các thủ tục thì cơ
quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm hướng dẫn đầy đủ, cụ thể, rõ ràng để
công dân hiểu và có sự bổ sung.
Hiện nay, trong những trường hợp đăng ký hộ tịch nhất
định như đăng ký lại việc sinh, cấp lại bản chính giấy khai sinh, đăng
ký kết hôn, đăng ký lại việc tử, cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân,
đăng ký lại việc nuôi con nuôi… thì hồ sơ đăng ký hộ tịch của công dân
khi có yêu cầu thường có các tờ khai đăng ký theo mẫu quy định nhằm xác
định nội dung nhân thân của một cá nhân, từ đó có sự đối chiếu xác minh
nhằm giải quyết đúng quy định cũng như yêu cầu đăng ký hộ tịch của người
dân. Trước đây, các mẫu tờ khai đăng ký hộ tịch được quy định tại Nghị
định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch
và Quyết định số 1203/QĐ-TP/HT ngày 26/12/1998 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp
về việc ban hành biểu mẫu, sổ sách hộ tịch theo quy định tại Nghị định
số 83/1998/NĐ-CP.
So sánh các mẫu tờ khai hiện nay và trước đây có một
số điểm khác nhau về nội dung. Theo các quy định pháp luật hộ tịch hiện
hành như tờ khai hiện tại không có các xác nhận của người làm chứng hay
lý do không đăng ký đúng hạn khi đăng ký khai tử quá hạn… Các mẫu tờ
khai hộ tịch như quy định hiện nay không thể hiện sự “xin – cho” như các
mẫu trước đây mà thể hiện rõ việc đăng ký hộ tịch là yêu cầu của người
dân đối với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đây là sự khác biệt cơ bản
giữa các mẫu tờ khai hộ tịch hiện nay và trước đây. Điều này thể hiện
tinh thần cải cách hành chính mạnh mẽ, thể hiện sự bình đẳng giữa người
dân và cơ quan đăng ký hộ tịch, tạo điều kiện để các quyền và lợi ích
hợp pháp của người dân được đảm bảo và thực hiện theo quy định của pháp
luật.
Nội dung của các tờ khai đăng ký hộ tịch thể hiện
tình trạng nhân thân của một người đồng thời là căn cứ cơ bản, quan
trọng trong quá trình đăng ký hộ tịch của người có yêu cầu. Tuy nhiên,
trong thực tế giải quyết đăng ký hộ tịch, nội dung các tờ khai chưa được
các đương sự cũng như các cán bộ tư pháp – hộ tịch quan tâm làm giảm đi
giá trị pháp lý của các tờ khai đăng ký hộ tịch dẫn đến các khiếu nại,
tranh chấp.
Xin nêu một số ví dụ điển hình. Bà Nguyễn Thị Diễm
đến UBND huyện L.V đăng ký cải chính tên trong bản chính giấy khai sinh
từ Nguyễn Thị Diểm thành Nguyễn Thị Diễm. Trong tờ khai đăng ký cải
chính hộ tịch bà viết người yêu cầu cải chính hộ tịch là Nguyễn Thị
Diểm, lẽ ra phải là Nguyễn Thị Diễm. Trong quá trình xử lý hồ sơ cải
chính hộ tịch cán bộ tư pháp – hộ tịch không kiểm tra kỹ nội dung tờ
khai. Điều này dẫn đến việc cải chính hộ tịch mâu thuẫn với yêu cầu của
đương sự.
Tương tự, anh Phạm Văn Linh đến UBND huyện L.V khiếu
nại việc cấp lại bản chính giấy khai sinh của anh do UBND huyện L.V cấp
lại với năm sinh 1968. Thực tế, anh Linh sinh năm 1986 và đã khai trong
tờ khai cấp lại giấy khai sinh là sinh năm 1986. Điều này đúng với sổ
đăng ký khai sinh. Sai sót này là do cán bộ hộ tịch không kiểm tra nội
dung tờ khai cấp lại bản chính giấy khai sinh trước khi làm thủ tục cấp
lại.
Năm 1981, bà Trần Thị Hoa đã đăng ký khai sinh nhưng
bản chính giấy khai sinh cũng như sổ đăng ký khai sinh hiện nay không
còn lưu giữ. Sau đó bà Hoa đến UBND xã L.H huyện Lai Vung đăng ký lại
việc sinh. Tại thời điểm đăng ký khai sinh, quê quán của bà Hoa là xã
L.H huyện Thạnh Hưng, sau này thay đổi địa giới hành chính thành xã L.H
huyện Lai Vung. Khi kê khai tờ khai, bà Hoa ghi quê quán là xã L.H huyện
Thạnh Hưng thay vì xã L.H huyện Lai Vung. Trong lúc thụ lý hồ sơ, cán
bộ hộ tịch không kiểm tra nội dung tờ khai nên không yêu cầu đương sự
chỉnh sửa lại nội dung tờ khai, dẫn đến sai quê quán của bà Hoa trong
bản chính giấy khai sinh đăng ký lại.
Một trường hợp khác, anh Trần Trọng Nhân và chị
Nguyễn Thị Lan đến UBND xã T.T, huyện L.V đăng ký kết hôn. Đến hẹn trả
kết quả, anh Nhân và chị Lan đến nhận giấy chứng nhận kết hôn thì được
cán bộ hộ tịch cho biết xác nhận tình trạng hôn nhân của chị Lan trong
tờ khai đăng ký kết hôn đã hết thời hạn (quá 6 tháng). Trong trường hợp
này, lẽ ra cán bộ hộ tịch cần kiểm tra kỹ nội dung tờ khai cũng như các
quy định pháp lý liên quan đến nội dung tờ khai, từ đó yêu cầu đương sự
bổ sung, sửa chữa những thiếu sót kịp thời, tránh gây phiền hà cho người
dân khi có yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Thiết nghĩ, pháp luật đã có các quy định hướng dẫn cụ
thể thủ tục, hồ sơ đăng ký hộ tịch khi công dân có yêu cầu, trong quá
trình giải quyết yêu cầu của người dân, cán bộ hộ tịch cần phải có sự
kiểm tra chi tiết, đối chiếu nội dung trong các tờ khai đăng ký vì chính
nội dung này sẽ là cơ sở, căn cứ để giải quyết các khiếu nại khi có
tranh chấp xảy ra sau này. Chú trọng ngay từ nội dung các tờ khai đăng
ký hộ tịch sẽ giúp hồ sơ đăng ký được khép kín, một mặt đảm bảo tính
chính xác tình trạng nhân thân của công dân, mặt khác tăng cường hiệu
quả quản lý nhà nước về công tác hộ tịch, đáp ứng yêu cầu cải cách hành
chính trong xu thế phát triển ngày nay./.
SOURCE: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ TƯ PHÁP
Trích dẫn từ:
0 comments:
Post a Comment