Chuyên
ngành:Luật kinh tế, Mã số: 62.38.50.01; Họ và tên cán bộ hướng dẫn: 1.
PGS.TS Nguyễn Như Phát; 2. TS Nguyễn Am Hiểu, Cơ sở đào tạo: Trường Đại
học Luật Hà Nội
Những kết luận mới của luận án:
1. Pháp luật hiện hành về doanh nghiệp ở Việt Nam có nhiều nội dung bất cập, lạc hậu trước đòi hỏi của đời sống kinh doanh:
- Quy định các
hình thức pháp lý doanh nghiệp khác nhau dựa trên tiêu chí chủ yếu là
tính chất sở hữu và thành phần kinh tế; từ đó tạo ra sự phân biệt đối xử
giữa các nhà đầu tư thuộc các hình thức sở hữu và thành phần kinh tế
khác nhau khi họ thực hiện quyền tự do kinh doanh.
- Nhiều hình
thức doanh nghiệp có cùng bản chất, nhưng được tổ chức theo những quy
chế pháp lý khác nhau một cách bất hợp lý và bất bình đẳng.
- Các quy định
về gia nhập thị trường và quản trị doanh nghiệp có nhiều nội dung chưa
thống nhất, thiếu minh bạch, thiếu liên thông, ảnh hưởng tiêu cực đến
hiệu qủa tổ chức vận hành doanh nghiệp của các nhà đầu tư.
2. Pháp luật về doanh nghiệp cần được hoàn thiện với những nội dung cụ thể sau:
- Quy định
hình thức pháp lý doanh nghiệp dựa trên tiêu chí phương thức đầu tư vốn
và tính chất liên kết của các nhà đầu tư. Trên cơ sở đó, pháp luật về
doanh nghiệp được cấu trúc với nội dung là pháp luật về doanh nghiệp cá
nhân và pháp luật về các loại hình công ty.
- Thống nhất
cơ chế điều chỉnh pháp luật về tổ chức và hoạt động giữa doanh nghiệp
nhà nước và các loại hình công ty có cùng bản chất; các công ty do nhà
nước đầu tư 100 % vốn điều được tổ chức và hoạt động theo các quy định
về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
- Ghi nhận mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một cá nhân đầu tư vốn và làm chủ sở hữu.
- Sửa đổi quy chế pháp lý về tổ chức và hoạt động của tổng công ty nhà nước theo mô hình tập đoàn kinh doanh.
- Xoá bỏ phân
biệt đối xử giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước trong
việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp và tổ chức hoạt động kinh doanh.
3. Những kết
luận trong Luận án có khả năng ứng dụng hiệu qủa cho việc xây dựng Luật
Doanh nghiệp chung, dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét thông qua vào cuối
năm 2005.
4. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu:
- Xây dựng và hoàn thiện quy chế pháp lý về đầu tư vốn nhà nước.
- Xây dựng quy
chế bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bắt buộc đối với nhà đầu tưtrong
kinh doanh ở những ngành nghề có nguy cơ gây rủi ro cao.
==================
TÌM ĐỌC LUẬN ÁN TẠI THƯ VIỆN ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI, THƯ VIỆN QUỐC GIA
0 comments:
Post a Comment