Khi bàn về tác động của thuế, chúng tôi đã chỉ ra rằng thuế có thể chuyển tiếp (cho người tiêu dùng chịu) hoặc chuyển trở lại (cho công nhân chịu). Mặc dù thuế vốn hợp doanh không chuyển tiếp cho người tiêu dùng hoặc công nhân chịu thì vẫn không phải chỉ có các chủ của hãng của khi vực hợp doanh phải chịu thuế này. Nếu lợi nhuận từ vốn ở một khu vực bị đánh thuế thì các nhà đầu tư sẽ thấy không còn hấp dẫn khi đầu tư vào khu vực đó nữa. Họ sẽ đầu tư ít hơn vào khu vực đó và đầu tư nhiều vào khu vực khác cho đến khi sau thuế của cả hai khu vực bằng nhau. Do đó, về lâu dài thì tất cả vốn, dù là ở khu vực hợp doanh hay khu vực phi hợp doanh sẽ có phần thu sau thuế như nhau.
Chương 17 đã đưa ra ba yếu tố quyết định tác động của bất loại thuế nào: a) độ co dãn của cầu; b) độ co dãn của cung; thị trường có cạnh tranh hay không. Vì độ co dãn của cung về lau dài có thể lớn hơn ngắn hạn rất nhiều, cho nên ảnh hưởng của thuế về lâu dài có thể khác rất nhiều so với ảnh hưởng trước mắt.
Ngắn hạn
Về ngắn hạn, cung vốn vào khu vực hợp doanh là tương lai cố định. Do đó, thuế thu nhập từ vốn trong khu vực này sẽ do các chủ vố hợp doanh là tương đối cố định. Do đó, thuế thu nhập từ vốn trong hợp doanh phải chịu trong thời hạn rất ngắn. Trong hình 23.2, cân bằng tụt dần theo đường cung thẳng đứng từ điểm E xuống Ê, và lợi nhuận từ vốn của chủ vốn giảm xuống r*(1-t).
Nhưng vốn của khu vực hợp doanh không cố định được lâu: hàng năm một phần rất lớn vốn này hao hư dần và phải được thay thế. Nếu lợi nhuận từ vốn này thấp hơn ở chỗ khác, thì các cá nhân sẽ không đầu tư vào khu vực hợp doanh nữa. Vốn sẽ chảy vào khu vực phi hợp doanh ở trong nước hoặc vào các ngành ở nước ngoài.
* Joseph E. Stiglitz (Người dịch: Nguyễn Thị Hiên và những người khác), 1995, Kinh tế học công cộng, NXB Khoa học và Kỹ thuật
0 comments:
Post a Comment