Một số nhà kinh tế đề nghị rằng, ngay trong nền kinh té đóng cửa (trong nền kinh tế đó không có vốn ở nhà nước vào cũng như vốn ở trong nước ta) thì đường cung dài hạn sẽ gần nằm ngang, bởi vì sự đáp ứng lâu dài của tiết kiệm với lợi nhuận từ vốn rất co dãn.
Nếu có đường cung dài hạn của vốn nằm ngang thì ảnh hưởng của thuế sẽ làm cho vốn chảy ra ngoài khu vực cho đến khi sản phẩm cận biên của của vốn (thu trước thuế) tăng đủ để thu sau thuế không đổi (xem hình 23.2). Do đó, nếu trước khi nộp thuế, tỷ lệ lợi nhuận từ vốn là r*, thì thuế sẽ làm tỷ lệ này tăng lên đến r’(1-t)=r* hoặc r’=r*/(1-t).
Nếu thanh toán thu nhập vốn áp dụng không thống nhất trong toàn nền kinh tế, thì hậu quả sẽ rất đơn giản: lượng vốn dùng trong nền kinh tế sẽ giảm từ K xuống K’. Vì lượng vốn giảm, cho nên thu bình quân đầu vốn sẽ ít đi.
Tuy nhiên, ở đây chúng ta đang bàn về loại thuế chỉ áp dụng với một bộ phận của nền kinh tế, đó là thuế đánh vào thu nhập vốn trong khu vực hợp doanh. Thuế này có hai tác động: nó không khuyến khích sử dụng vốn (so với lao động) trong khu vực hợp doanh; và vì nó làm tăng chi phí vốn trong khu vực hợp doanh so với khu vực phi hợp doanh, cho nên nó không khuyến khích sản xuất trong khu vực hợp doanh so với khu vực phi hợp doanh.
Về dài hạn, với cung vốn co dãn, sự chảy vốn ra khỏi khu vực hợp doanh sẽ làm lợi nhuận ròng từ vốn không bị giảm, và vốn sẽ không phải chịu bất kỳ loại thuế nào. Thay vào đó, gánh nặng thuế sẽ được chia sẻ cho người lao động và người tiêu dùng những hàng hóa do khu vực gợp doanh làm ra.
* Joseph E. Stiglitz (Người dịch: Nguyễn Thị Hiên và những người khác), 1995, Kinh tế học công cộng, NXB Khoa học và Kỹ thuật
0 comments:
Post a Comment