By Azul
17-1-2014 (VF) — Cho đến nay, chúng ta đối xử với thuế thu nhập công
ty như thể nó là thuế thống nhất đánh vào lợi nhuận vốn trong khu vực
hợp doanh. Điều đó sẽ đúng nếu khấu hao chính xác (nhưng nó lại không
chính xác) và nếu không phải trừ tiền lãi (nhưng lại trừ).
Quy định này có ảnh hương rất lớn đến tác động của thuế; chúng không
phải là những điều nhỏ nhặt trong bộ luật thuế. Để tác những tác động
của việc trừ tiền trả lãi, chúng ta sẽ tiếp tục giả định ở phần này rằng
các khoản khấu hao phản ánh đúng sự giảm giá trị của các máy móc và
thiết bị cũ. Điều gì sẽ xảy ra nếu tiền trả lãi được miễn thuế?
Khi quyết định đầu tư bao nhiêu, các hãng muốn biết thu cận biên sau
thuế đối với hãng là bao nhiêu. Việc đó phải tính đến thuế gia tăng phải
trả khi có thu nhập thêm; nhưng cũng phải tính đến thuế gia tăng phải
trả khi có thu nhập thêm; nhưng cũng phải tính đến cả việc phải trừ thuế
do có thêm các khoản khấu hao và trừ thuế cho tiền trả lãi.
Lợi nhuận ròng của hãng từ việc đầu tư thêm 1 đôla phụh thuộc vào
việc hãng đầu tư thêm đồng đôla đó ra sao. Các hãng có thể tìm nguồn đầu
tư theo hai cách: vay nợ, theo cáh này người cấp vốn được bảo đảm là sẽ
được hãng trả khoản lãi nhất định, nếu hãng không bị phá sản (khi bị
phá sản, người cấp vốn chỉ được nhận những gì còn lại ở hãng); hoặc là
dưới hình thức cấp vốn (phát hành cổ phiếu mới). Người đầu tư góp vốn
(mua cổ phần) không có một khoản lợi nhuận đảm bảo nào, nhưng nếu hãng
hoạt động tốt thì họ được chia lợi nhuận từ lãi vốn.
Nếu hãng đi vay vốn, trong trường hợp không phải nộp thuế, thì chi
phí cận biên của vốn chỉ là lãi suất trả cho phần vay thêm để đầu tư
thêm. Nếu tiền lãi được miễn thuế thì chi phí cận biên sau thuế là
r(1-t), trong đó r là lãi suất, còn t là lãi suất. Nếu lãi suất là 10%
và thuế suất là 34% thì chi phí sau thuế là 6,6%.
Lợi nhuận của hãng sẽ giảm mất 34% nhưng chi phí vay vốn cũng thế: từ
đó, nếu lợi nhuận ròng của đầu tư bằng nguồn vốn vay là dương trước khi
đánh thuế, thì vẫn là dương, nếu lợi nhuận ròng là âm thì nó vẫn là âm.
Quyết định đầu tư không bị thuế công ty tác động.
Điều đó giả định rằng hãng đã lựa chọn tài trợ dự án đầu tư cận biên
bằng nguồn vay; nói cách khác, hãng phải đặt câu hỏi: có đáng vay thêm
một chút để đầu tư thêm không?
Những hãng mới thành lập thường bán cổ phần để huy động vốn; đấy có
thể là cách duy nhất để có thêm vốn; vì ngân hàng nghĩ rằng cho vay dài
hạn rất mạo hiểm và các hãng này quá nhỏ để có thể phát hành trái phiếu
dài hạn. Nhà kinh dioanh khởi thủy thường nhận tiền công dưới dạng làm
chủ cố phần (hơn là nhận lương). Do đó, thuế thu nhập công ty, có miễn
thuế tiền trả lãi, có thể được xem thực chất là thuế đánh vào đầu óc
kinh doanh; thuế này có ảnh hưởng đến đầu tư của các hãng mới, không thể
huy động được vốn bằng con đường vay thêm.
Nếu quan điểm này là đúng thì những tác động lâu dài của thuế không
lớn như tác động liên quan đến phân bổ lại các nguồn lực giữa khu vực
hợp doanh và phi hợp doanh. Hơn nữa, chúng cũng có tác động đến mức độ
sáng tạo của khu vực hợp doanh và trình độ tiến bộ kỹ thuật. Mức độ ảnh
hưởng phụ thuộc vào độ co dãn của cung tinh thần sáng tạo và mạo hiểm
kinh doanh mà về những thứ đó thì các nhà kinh tế ít hiểu biết.
* Joseph E. Stiglitz (Người dịch: Nguyễn Thị Hiên và những người khác), 1995, Kinh tế học công cộng, NXB Khoa học và Kỹ thuật
0 comments:
Post a Comment