Với
những nội dung tiến bộ, Luật DN năm 2005 (có hiệu lực từ 1/7/2006) đã
góp phần tích cực trong việc tạo ra môi trường đầu tư, kinh doanh ngày
càng thông thoáng. Tuy nhiên, theo Luật gia Vũ Xuân Tiền – GĐ Cty tư vấn
VFAM VN có 3 vấn đề phát sinh trong thực tế, đòi hỏi được tháo gỡ.
Bởi, “những hạt sạn” trong văn bản luật xuất hiện vì lý do nào đó cũng cần được sửa đổi, bổ sung kịp thời.
Chứng chỉ hành nghề đối với Giám đốc
Cả 3 điều: Khoản 4 Điều 16 Khoản 5 Điều
18 và Khoản 5 Điều 19 đều quy định với những lĩnh vực, ngành nghề kinh
doanh đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề thì Giám đốc phải có chứng chỉ
đó. Tuy nhiên, đó là điều vô lý và đã được giải thích rằng, do sơ suất
trong việc soạn văn bản đã có sự nhầm lẫn chuyển chữ “hoặc” thành chữ
“và”. Khoản 3 Điều 6 dự thảo Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật DN đã đưa ra phương án bằng cách quy định chung
chung “Đối với DN kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật đòi hỏi giám
đốc hoặc người đứng đầu DN phải có chứng chỉ hành nghề thì giám đốc của
DN đó phải có chứng chỉ hành nghề”. Dự thảo nghị định cũng không đưa ra
danh mục những ngành nghề nào mà pháp luật đòi hỏi “Giám đốc phải có
chứng chỉ hành nghề”. Do đó, quy định như trên lại là bật “đèn xanh” cho
hàng loạt quy định vô lý sẽ ra đời.
Tỷ lệ cổ phần phổ thông khi thông qua biểu quyết
Khoản 2 Điều 52 quy định: “2. Quyết định
của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp trong các trường hợp
sau đây: a) Được số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các
thành viên dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ Cty quy định; b)
Được số phiếu đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp của các thành viên dự
họp chấp thuận đối với quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn
hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất
của Cty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ Cty và việc sửa
đổi, bổ sung Điều lệ Cty, tổ chức lại, giải thể Cty; tỷ lệ cụ thể do
Điều lệ Cty quy định”.
Khoản 3 Điều 104 quy định: “3. Quyết định
của Đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp khi có đủ các điều
kiện sau đây: a) Được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu
biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ
Cty quy định; b) Đối với quyết định về loại cổ phần và tổng số cổ phần
của từng loại được quyền chào bán; sửa đổi, bổ sung Điều lệ Cty; tổ chức
lại, giải thể Cty; đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn
50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của
Cty nếu Điều lệ Cty không có quy định khác thì phải được số cổ đông đại
diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp
thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ Cty quy định”.
Quy định trên gây khó khăn cho các nhà
đầu tư nước ngoài bởi ở một số lĩnh vực, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được
góp vốn đến tỷ lệ cao nhất là 49%. Trong thực tế, quy định tại Điều 52
và Điều 104 như trích dẫn trên cũng gây khó khăn cho các Cty TNHH, Cty
cổ phần của VN vì việc triệu tập cho đủ những thành viên góp vốn hoặc cổ
đông đại diện 65% hoặc 75% tổng số phiếu có quyền biểu quyết là không
dễ. Nếu chúng ta chỉ sửa lại theo hướng “cho các bên liên doanh thỏa
thuận tỷ lệ cụ thể trong Điều lệ Cty” sẽ vi phạm nguyên tắc thương mại
không phân biệt đối xử. Do đó, xin đề nghị sửa lại quy định của luật
theo hướng quy định một tỷ lệ khác áp dụng chung cho tất cả mọi thành
phần DN.
Tư cách pháp nhân của Cty hợp danh Điều 130 Luật DN quy định:
1. Cty hợp danh là DN, trong đó: a) Phải
có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của Cty, cùng nhau kinh
doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các
thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn; b) Thành viên hợp
danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về
các nghĩa vụ của Cty; c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các
khoản nợ của Cty trong phạm vi số vốn đã góp vào Cty.
2. Cty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Theo tôi, quy định nêu trên mâu thuẫn với
Điều 84 Luật Dân sự năm 2005 quy định về pháp nhân: “Một tổ chức được
công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Được thành
lập hợp pháp; 2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; 3. Có tài sản độc lập với
cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; 4. Nhân
danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập”.
Như vậy, khi các thành viên hợp danh góp
vốn thành lập Cty và Cty có tư cách pháp nhân thì họ hoạt động nhân danh
pháp nhân đó. Do đó, quy định “Thành viên hợp danh phải là cá nhân,
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của Cty”
là vô lý. Từ đó, xin kiến nghị sửa lại: Cty hợp danh không có tư cách
pháp nhân hoặc bỏ tiết b khoản 1 Điều 130 nêu trên.
Dưới đây là một số ý kiến của các thành viên tham gia hội thảo:
Ý kiến của Luật gia Cao Bá Khoát – GĐ Cty tư vấn Doanh nghiệp K&Cộng sự
Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư là hai
luật luôn đi đôi với nhau để điều chính các vấn đề liên quan đến doanh
nghiệp. Tuy nhiên, chỉ chưa đầy một năm, kể từ ngày có hiệu lực
(1/7/2006), hai luật này đã khiến nhiều doanh nghiệp gặp không ít khó
khăn vướng mắc. Một số quy định trong hai luật mâu thuẫn, chồng chéo lên
nhau làm cho doanh nghiệp lúng túng trong quá trình hoạt động của mình.
Nghiên cứu kỹ hai luật này chúng tôi thấy:
- Liên quan đến việc hoạt động của doanh
nghiệp, đáng lẽ Luật đầu tư chỉ cần điều chỉnh việc cấp GCNĐT nhằm xác
định những dự án được hưởng ưu đãi nhưng trên thực tế luật này đang điều
chỉnh cả việc cấp GCNĐKKD cho DN bằng quy định: GCNĐT đồng thời là
GCNĐKKD. Như vậy, luật đầu tư đang lấn sân sang luật DN tạo ra những
vướng mắc khó giải quyết. Chẳng hạn một DN có GCNĐT đồng thời là GCNĐKKD
có quyền thay đổi ĐKKD tại cơ quan ĐKKD hay không? Đây là một câu hỏi
khó trả lời vì trong mắt của Luật DN thì những DN trên chưa được cấp
GCNĐKKD. Rõ ràng việc không tách bạch hai thẩm quyền này đã gây khó khăn
cho DN.
- Với nhà đầu tư nước ngoài, Luật Đầu tư
quy định chỉ cần có: Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh. Tuy thế, sau khi có được giấy chứng nhận này nhà
đầu tư cũng không thể cắt đuôi các loại giấy phép khác như: Giấy phép
xây dựng, giấy phéo của các cơ quan quản lý đất đai, giấy phép của cơ
quan quản lý môi trường và giấy phép kinh doanh…. Vậy giấy chứng nhận
đầu tư để làm gì khi không thể thay thế các loại giấy trên? Nếu theo
nguyên tắc, GCNĐT là chứng nhận các điều kiện đầu tư đó là hợp pháp. Vậy
tại sao lại buộc nhà đầu tư lại phải xin các loại giấy phép khác. Quản
lý nhà nước về đầu tư trong trường hợp này đã thống nhất hay chưa?
Trên thực tế, hiện nay không chỉ có Luật Đầu tư mới “gặm nhấm” Luật DN mà còn có Luật kinh doanh Bảo hiểm và Luật Chứng khoán.
Từ những thực tế trên, chúng ta cần bàn lại về khái niệm “đồng thời” trong các văn bản luật.
Với những thực tế đang xẩy ra hiện nay
thì có thể hiểu giấy phép hoạt động đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh do các cơ quan chủ quản cấp có hai giá trị: giá trị thứ nhất
là bảo đảm tính hợp pháp và giá trị thứ hai là nó xác nhận tư cách pháp
nhân cho DN. Chúng ta không tài nào hiểu nổi tại sao một giấy phép hoạt
động lại có thể có quyền năng này trong khi doanh nghiệp đó chưa đó
chưa được đăng ký kinh doanh. Hệ quả từ khái niệm đồng thời còn ảnh
hưởng đến các doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề từ lĩnh vực chứng
khoán, bảo hiểm và ngân hàng. vừa trong lĩnh vực đầu tư thì sẽ đăng ký
kinh doanh như thế nào? Cơ quan nào sẽ quản lý doanh nghiệp này? Việc
lập chi nhánh của doanh nghiệp này sẽ do cơ quan nào cấp phép? Không
biết liệu cơ quan đăng ký kinh doanh có đồng ký cho doanh nghiệp lập chi
nhánh hay không khi mà DN không đăng ký kinh doanh mà chỉ có các loại
giấy phép hoạt động đồng thời là giấy phép kinh doanh?
Chúng tôi có các kiến nghị như sau:
1. Để thống nhất quản lý nhà nước về
doanh nghiệp và giúp hoạt động kinh doanh của DN được thuận lợi cần: Trả
lại thẩm quyền cho đăng ký kinh doanh cho Luật DN và ban hành một văn
bản hướng dẫn thực hiện áp dụng thống nhất về đăng ký kinh doanh đối với
tất cả các ngành nghề, không để tình trạng các luật khác lấn sân sang
Luật DN.
2. Xác định rõ nhiệm vụ của cơ quan đăng
ký kinh doanh, thiết lập một hệ thống cơ quan đăng ký kinh doanh thống
nhất từ TƯ đến cấp tỉnh với tên: Cơ quan đăng ký doanh nghiệp.
3. Coi giấy phép đầu tư và các loại giấy
phép hoạt động là những hoạt động độc lập với giấy phép đăng ký kinh
doanh cho doanh nghiệp.
4. Thực hiện thống nhất tư duy đã hoạt
động kinh doanh trước tiên phải đăng ký kinh doanh để xác lập tư cách
pháp nhân của chủ thể kinh doanh sau đó cấp giấy phép hoạt động ngành
nghề gì thì cấp.
Ý kiến của PGS – TS Phạm Duy Nghĩa – Tổ luật kinh doanh, ĐH Luật HN:
Về thủ tục đăng ký kinh doanh tôi có mấy ý kiến sau:
- Về quy trình thành lập khá tốt so với
thế giới. Tuy nhiên, để tốt hơn người dân cần chuẩn bị các bộ hồ sơ để
đồng thời gửi các nơi. Người dân không chỉ nhìn nhận mọi việc qua góc độ
là quyền mình được hưởng mà cần phẩn xem xét trên khía cạnh trách nhiệm
và nghĩa vụ cần phải thực hiện các hoạt động đó của mình nữa.
- Hiện nay, việc đăng ký tên hộ kinh
doanh được bảo hộ trong phạm vi quận/huyện, tên DNTN, Cty TNHH, CTCP và
hợp danh được bảo vệ trong phạm vi của tỉnh, nơi doanh nghiệp đó đăng ký
kinh doanh. Từ đó có nhiều doanh nghiệp bị trùng tên giữa các tỉnh.
Việc đăng ký bảo hộ tên của các doanh nghiệp trên toàn quốc (Tránh trùng
nhau) cần có một ban đăng ký kinh doanh riêng đảm bảo tính thống nhất,
và bảo hộ tên thương hiệu của doanh nghiệp trên toàn quốc. Doanh nghiệp
muốn bảo hộ tên của mình trên địa phương thì đóng tiền mức riêng, trên
toàn quốc thì phải đóng phí.
- Doanh nghiệp tư nhân là một sai lầm.
Ngay từ khái niệm sai lầm. Nên quan niệm theo thế giới là coi doanh
nghiệp này là của một ông chủ vì thế không thể nói là công ty. Như thế
doanh nghiệp hợp doanh là của một nhóm các ông chủ.Tôi cho cần hợp nhất
mô hình hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp tư nhân – sau này nên gọi
là cá nhân kinh doanh sole proprietorship để tránh gây nhầm lẫn từ khái
niệm “doanh nghiệp tư nhân”. Hai mô hình này cần nên cùng đăng ký kinh
doanh ở một cấp và không nên quy định chỉ ĐKKD mới được phép tiến hành
kinh doanh. Đăng ký chỉ là thống kê theo dõi không khai sinh quyền kinh
doanh. Và với hai mô hình kinh doanh cá nhân này cũng chỉ nên đánh thuế
thu nhập cá nhân của người chủ mà không nên đánh thuế thu nhập doanh
nghiệp cũng như không bắt buộc phải có con dấu.
- Từng bước tiến tới thống nhất mã số
đăng ký kinh doanh và mã số thuế, tiếp tục giảm bới thủ tục cho doanh
nghiệp. Muốn vậy cần thiết lập nghĩa vụ chia sẻ giữa thông tin giữa
phòng ĐKKD, cơ quan Thuế và VCCI. Doanh nhân có nghĩa vụ tham gia VCC
một cách bắt buộc.
Ông Vũ Duy Thái – Chủ tịch Hiệp hội Công thương TP Hà Nội
Bộ Kế hoạch Đầu tư và Tổ Công tác thi
hành 2 luật đã thừa nhận những vướng mắc về nội dung trong việc thực thi
hai luật và các nghị định hướng dẫn thi hành. Song nếu nhìn từ phía
doanh nghiệp và các địa phương thì những vướng mắc này còn lớn hơn rất
nhiều: Từ việc đăng ký kinh doanh, đặt tên doanh nghiệp, các quy định về
quản trị, chuyển nhượng vốn, chuyển đổi của doanh nghiệp, thành lập văn
phòng đại diện, hay như vấn đề trách nhiệm của chủ doanh nghiệp như thế
nào khi cho thuê doanh nghiệp? Thế nào là trách nhiệm trước pháp luật
với tư cách là chủ sở hữu (điều 144)?…
Có cái tưởng như đã thành công như quy
trình “3 trong 1” (cấp đăng ký kinh, mã số thuế, cấp phép khắc dấu tuy
đã được thống nhất vào một cửa với thời hạn không 15 ngày là một bước
tiến đáng kể). Song năng lực và phương tiện của cơ quan đăng ký kinh
doanh còn yếu, nên kết quả của cái cách này chưa được như mong đợi,
doanh nghiệp vẫn thấy còn có biện pháp cải tiến thêm, dònh chữ vành
ngoài của con dấu cấp cho doanh nghiệp thuộc cấp tỉnh, thành phố quản
lý, nhưng lại ghi theo địa phương (quận, huyện) khiến mỗi khi đi di
chuyển từ quận này sang quận khác nếu tuân thủ triệt để doanh nghiệp
phải làm thủ tục khắc lại con dấu!
0 comments:
Post a Comment