Tuesday, January 14, 2014

CÁC CHẾ TÀI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI BẰNG TIỀN – THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ

THẨM PHÁN PHẠM XUÂN THỌ - Tòa Kinh tế TAND thành phố Hồ Chí Minh

I. CÁC CHẾ TÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1. Bộ Luật dân sự
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại vật chất và tinh thần (Điều 310)
a) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại vật chất
- Bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền:
. Tổn thất về tài sản
. Chi phí ngăn chặn, hạn chế thiệt hại
. Thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút
b) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần
Do xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín…, thì phải:
- Xin lỗi
- Cải chính công khai
- Bồi thường một khoản tiền

2. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế

Chương IV Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế Điều 29: “… Bên vi phạm hợp đồng phải trả cho bên bị vi phạm:
a) Tiền phạt vi phạm hợp đồng: Từ 2% đến 12% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm:
- Vi phạm chất lượng: Phạt từ 3% đến 12%
- Vi phạm thời hạn thực hiện hợp đồng:
. Phạt 2% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm thời hạn thực hiện cho 10 ngày lịch đầu tiên;
. Phạt thêm từ 0,5% đến 1% cho mỗi đợt 10 ngày tiếp theo cho đến mức tổng số các lần phạt không quá 8% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm ở thời điểm 10 ngày lịch đầu tiên;
. Nếu hoàn toàn không thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký thì bị phạt đến mức 12% giá trị hợp đồng.
- Vi phạm nghĩa vụ không hoàn thành sản phẩm, hàng hóa, công việc một cách đồng bộ: Phạt từ 6% đến 12% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm.
- Vi phạm nghĩa vụ tiếp nhận sản phẩm hàng hóa, công việc đã hoàn thành theo đúng hợp đồng: phạt 4% giá trị phần hợp đồng kinh tế đã hoàn thành mà không tiếp nhận cho 10 ngày lịch đầu tiên và phạt thêm 1% cho mỗi đợt 10 ngày tiếp theo cho đến mức tổng số các lần phạt không quá 12% giá trị phần hợp đồng đã hoàn thành và không được tiếp nhận ở thời điểm 10 ngày lịch đầu tiên.
- Phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán áp dụng mức lãi suất tín dụng quá hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
b) Bồi thường thiệt hại:
- Giá trị số tài sản mất mát, hư hỏng;
- Số chi phí để ngăn chặn và hạn chế thiệt hại do vi phạm gây ra;
- Tiền phạt vi phạm hợp đồng và tiền bồi thưòng thiệt hại mà bên bị vi phạm đã phải trả cho bên thứ ba là hậu quả trực tiếp của sự vi phạm này gây ra.
3. Luật thương mại
Điều 222. Các loại chế tài trong thương mại gồm:
- Buộc thực hiện đúng hợp đồng;
- Phạt vi phạm;
- Bồi thường thiệt hại;
- Hủy hợp đồng.
a) Buộc thực hiện đúng hợp đồng;
- Giao hàng thiếu: phải giao đủ hàng
- Giao hàng kém chất lượng: Giao hàng khác thay thế
- Có quyền mua hàng khác để thay thế. Bên vi phạm phải bù chênh lệch nếu có.
b) Phạt vi phạm
- Một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng, nếu trong hợp đồng có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
- Mức phạt không quá 8% (tám phần trăm) giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm.
c) Bồi thường thiệt hại;
- Số tiền bồi thường thiệt hại gồm:
. Giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp
. Khoản lợi đáng lẽ được hưởng
- Trong trường hợp các bên không có thoả thuận khác thì bên có quyền lợi bị vi phạm được lựa chọn một trong hai chế tài là phạt vi phạm hoặc buộc bồi thường thiệt hại đối với cùng một vi phạm.
d) Hủy hợp đồng
II. THỰC TIỄN ÁP DỤNG
1) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại vật chất trong quan hệ dân sự (Điều 310 BLDS)
- Bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền:
. Tổn thất về tài sản
. Chi phí ngăn chặn, hạn chế thiệt hại
. Thu nhập thực tế (đã? sẽ?) bị mất, bị giảm sút
2) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần trong quan hệ dân sự
Do xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín…, thì phải:
- Xin lỗi
- Cải chính công khai
- Bồi thường một khoản tiền (Cở sở tính toán? Tượng trưng?)
3) Bồi thường thiệt hại trong quan hệ hợp đồng kinh tế và hợp đồng thương mại
a) Khó khăn trong sự phân biệt quan hệ hợp đồng – sự khác biệt trong áp dụng
PHÁP LỆNH HỢP ĐỒNG KINH TẾ
LUẬT THƯƠNG MẠI
Quan hệ hợp đồng:
- Mua bán hàng hoá và dịch vụ ……………
Hợp đồng về 14 hành vi thương mại
- Hợp đồng trong xây dựng cơ bản ………
- ?
- Hợp đồng vận chuyển ……………………………
- ?
- Hợp đồng trong tín dụng ngân hàng …
- ?
- Hợp đồng bảo hiểm …………………………………
- ?
Chế tài bồi thường:
- Giá trị số tài sản mất mát, hư hỏng ……
Giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp
- Số chi phí để ngăn chặn và hạn chế thiệt hại do vi phạm gây ra ……………………
- (Tổn thất thực tế, trực tiếp?)
- Tiền phạt vi phạm hợp đồng và tiền bồi thưòng thiệt hại mà bên bị vi phạm đã phải trả cho bên thứ ba ………………………
- (Tổn thất thực tế, trực tiếp?)
- (Giá trị số tài sản coi như bị mất?) ……
Khoản lợi đáng lẽ được hưởng
b) Khó khăn trong cách tính toán để xem xét yêu cầu của nguyên đơn
- Giá trị số tài sản mất mát, hư hỏng:
. Giá trị ban đầu?
. Giá trị vào thời điểm xảy ra sự kiện?
. Giá trị vào thời điểm khởi kiện?
. Giá trị vào thời điểm xét xử sở thẩm? Phúc thẩm?
. Giá trị vào thời điểm thi hành án?
Ví dụ: Vụ American Coffee Cooperation-Agrimexco:
Do bên bán hàng không có coffee giao, thiếu 14.090 bao so với hợp đồng đã ký, bên mua yêu cầu bồi thường thiệt hại:
. 65.797. USD là khoản chênh lệch do phải mua lại trên thị trường hàng khác thay thế số lượng giao thiếu (có hợp đồng mua bán và chứng từ)
. Phạt vi phạm hợp đồng 12% tính trên tổng trị giá của hợp đồng.
. Các chi phí phát sinh liên quan đến vụ kiện, bao gồm cả chi phí luật sư.
- Số chi phí để ngăn chặn và hạn chế thiệt hại do vi phạm gây ra:
. Chi phí hợp lý?
. Chi phí cần thiết?
Ví dụ: Vụ kiện Công ty Vật tư CN – Công ty KDPL:
Hợp đồng mua bán sắt phế liệu, bên bán chỉ giao được 300/1.000 tấn theo cam kết đã ký, bên mua đòi bồi thường thiệt hại gồm các khoản:
. Chi phí đưa 600 công nhân từ Bắc vào Nam
. Lương 600 công nhân chờ việc trong 2 tháng
. Chi phí phòng ở của 200 công nhân trong 2 tháng.
- Tiền phạt vi phạm hợp đồng và tiền bồi thưòng thiệt hại mà bên bị vi phạm đã phải trả cho bên thứ ba:
. Tình nguyện, tự thỏa thuận với bên thứ 3?
. Thỏa thuận cao hơn quy định của pháp luật? Cao hơn thực tế?
. Đã trả rồi? Đã có cam kết sẽ trả?
. Có quyết định của cơ quan có thẩm quyền (Tòa án, Trọng tài?)
Ví dụ: Vụ kiện Công ty Shija – Công ty R&D:
Do không thuê được mặt bằng để tổ chức triển lãm, Công ty tổ chức triển lãm R&D phải huỷ bỏ hợp đồng đăng ký gian hàng triển lãm của công ty Shija. Công ty Shija đòi bồi thường thiệt hại tổng số tiền 46.500.000 đồng, gồm:
. Bồi thường cho bên thứ 3 (thiết kế, lắp đặt và cho thuê gian hàng) 43.500.000 đồng /giá trị hợp đồng 55.000.000 đồng. Thỏa thuận đã được một Tòa án công nhận, nhưng chưa thi hành án.
. Tiền bồi thường in lịch dự kiến để tặng khách tham quan 3.000.000 đồng /hợp đồng in lịch 7.050.000 đồng. Đã thỏa thuận với Nhà in nhưng chưa thanh toán.
- Khoản lợi đáng lẽ được hưởng:
. Cơ sở tính toán (bình quân lợi nhuận? Thời gian tính bình quân: Mấy tháng/năm liền kề?)
Ví dụ: Vụ Công ty TNHH QT-Công ty Điện tử H:
Hợp đồng đại lý được thực hiện 7/12 tháng. Do chấm dứt trước thời hạn, Công ty QT đòi bồi thường thu nhập bị bỏ lỡ trong 5 tháng còn lại trên cơ sở tính bình quân của các tháng trước đó.
- Chi phí đi lại tham gia kiện tụng? Chi phí lập hồ sơ kiện tụng? Chi phí luật sư được bồi thường? Giá biểu tính phí luật sư theo hợp đồng LS?, theo giá dịch vụ?
Ví dụ: Vụ Công ty Lương thực T – Công ty Giám định Quốc tế S
Do cấp chứng thư giám định sai, Công ty Lương thực đòi bồi thường thiệt hại:
- Tiền lãi vay Ngân hàng cho việc chuẩn bị hàng hoá 200.000 USD
- Lợi nhuận bỏ lỡ do không giao được hàng 15 USD/tấn x 15.000 tấn = 225.000 USD
- Phí luật sư 75.000.000 đồng
Công ty Giám định S chỉ chấp nhận 105.000 USD
c) Một số vụ kiện về SHTT
Vụ Nhạc sĩ TT – Công ty S Audio
Do Công ty S Audio sản xuất băng nhạc có sử dụng các bài hát của Nhạc sĩ TT nhưng không xin phép, sai nhạc, sai một số lời, Nhạc sĩ TT khởi kiện yêu cầu bồi thường 100.000.000 đồng, gồm lợi nhuận giảm sút của việc phát hành băng nhạc với Công ty khác, bồi thường danh dự, uy tín. Ngoài ra Nguyên đơn yêu cầu Côngy S Audio phải công khai xin lỗi trên phương tiện thông tin đại chúng:
Tòa án xét xử, chỉ chấp nhận bồi thường về lợi nhuận theo giá quy định của Nhà nước, thành tiền 13.000.000 đồng và buộc xin lỗi.
Vụ tranh chấp nhãn hiệu hàng hoá “Tân Tân”
Cơ sở ông Châu CV sản xuất bánh trung thu, đăng ký nhãn hiệu “Tân Tân” từ 14/9/1990 (GCN Cục SHCN).
Cơ sở ông Trần QT sản xuất đậu phộng chiên, đăng ký nhãn hiệu “Tân Tân” từ 15/12/1990 (GCN Cục SHCN).
Tòa án sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn căn cứ khoản 2 Điều 710 Bộ luật dân sự xác định quyền ưu tiên đăng ký nhãn hiệu hàng hoá của Cơ sở ông Châu CV, tuyên huỷ Quyết định cấp GCN của Cục SHCN.
Aùn phúc thẩm bác yêu cầu của nguyên đơn, căn cứ Điều 785 Bộ Luật dân sự quy định về “nhãn hiệu hàng hoá là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau”, “… có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc”
Aùn phúc thẩm nhận định: Tuy cùng có chữ “Tân Tân” nhưng sản phẩm hoàn toàn khác nhau, hình ảnh nhãn hiệu cũng khác nhau (có thêm hình con tôm, 2 chữ Hán).
Nói chung, việc khởi kiện liên quan đến SHTT không nhiều do thủ tục Tòa án phức tạp, việc xử lý hồ sơ chậm, không có chế tài mạnh để điều tra, buộc chấm dứt ngay lập tức vi phạm, yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại vật chất khó tính toán. Người bị vi phạm thường chọn đường xử lý hành chính (Cục SHCN, CSKT).
III. KIẾN NGHỊ
1. Thông tư liên tịch hướng dẫn chi tiết cách tính toán bồi thường thiệt hại bằng tiền.
2. Thường xuyên tập huấn, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng của Thẩm phán và những người làm công tác pháp luật.

0 comments:

Post a Comment

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | LunarPages Coupon Code