Friday, January 17, 2014

Những tính toán thực nghiệm


16-1-2013 (VF) — Chúng ta đã xác định được hai méo mó liên quan đến thuế vốn hợp doanh. Một là, méo mó về sản xuất: giá vốn của khu vực hợp doanh coa hơn ở khu vực phi hợp doanh, trong khi đó hiệu quả sản xuất đòi hỏi tất cả các hãng đều phải chịu giá đầu vào như nhau.
Hai là, có méo mó về tiêu dùng: giá hàng hóa sản xuất trong khu vực hợp doanh tăng lên cao hơn giá hàng hóa sản xuất ở khu vực phi hợp doanh.
John Shoven, trường ĐHTH Stanford, đã giải quyết một cách rõ ràng tác động của thuế công ty ở tầm “trung hạn” khi so sánh cân bằng hiện tạo với cân bằng khi không có méo mó của thuế công ty đối với lợi nhuận vốn. Ông tính toán mất trắng do thuế thu nhập công ty gây ra bằng khoảng 12% của thu thuế đem lại.
Ông cũng tính được mức độ chuyển gánh nặng thuế công ty từ các chủ vốn sang cho người tiêu dùng và người lao động. Như chúng ta đã thấy trong hình 23.3, mức độ chuyển tiếp này phụ thuộc vào độ co dãn cầu và việc vốn có thể dễ thay thế  lao động đến mức nào trong hai khu vực này. Độ co dãn của thay thế đo mức độ dễ dàng thay thế vốn bằng lao động; giá trị cao có nghĩa là dễ dàng thay thế vốn bằng lao động. Chư có sự nhất trí giữa các nhà kinh tế về tính toán hay nhất của các thông số này.
Hình 23.3: Tác động của thuế đối với vốn hợp doanh "trung hạn
Hình 23.3: Tác động của thuế đối với vốn hợp doanh “trung hạn
Việc chia sẻ gánh nặng thuế được tính bằng sự thay đổi thu nhập về vốn cho chia cho tổng thu nhập thuế công ty. Nếu gánh nặng này lớn hơn 100% thì thu nhập từ vốn bị giảm nhiều hơn thuế. Khu vực hợp doanh là khu vực sử dụng khá nhiều vốn (tức là, mỗi công nhân sử dụng vốn nhiều hơn trong khu vực phi hợp doanh). Do đó, sự dịch chuyển cầu sang khu vực phi hợp doanh một cách gián tiếp làm giảm cầu vốn, và do đó giảm lợi nhuận từ vốn. Độ co dãn thay thế ở khu vực phi hợp doanh càng nhỏ thì mức độ lợi nhuận từ vốn phải giảm để thu hút vốn bị chảy ra ngoài do thay đổi cơ cấu cầu càng lớn. Đó là lý do giải thích tại sao Shoven đã tính được rằng, vốn chịu 162% gánh nặng thuế trong trường hợp khi độ co dãn thay thế trong khu vực phi hợp doanh khá thấp so với ở khu vực hợp doanh và độ co dãn cầu của người tiêu dùng thấp.
Không thể hiểu một cách  đúng đắn giá trị của độ co dãn cầu và độ co dãn thay thế thì chúng ta không thể nói được rằng vốn phải chịu trên hay dưới 100% gánh nặng thuế. Do đó, không có gì lạ khi không có được sự nhất trí là trên thực tế thuế công ty là thuế đánh vào vốn hay là thuế đánh vào người tiêu dùng.
Những nghiên cứu về mô hình Harberger là những nghiên cứu quan trọng tập trung chú ý vào tác động cân bằng chung của các loại thuế, khi nhấn mạnh rằng thuế đánh vào vốn ở một khu vực sẽ có những tác động rộng khắp ra nền kinh tế, và cuối cùng ai là người chịu gánh nặng thuế vẫn chưa xác định được. Song những nghiên cứu này chỉ hạn chế trong việc đánh giá tác động của thuế công ty, chủ yếu là chúng đã bỏ qua nhiều điều quan trọng quy định trong bộ luật thuế. Những quy định này rất quan trọng trong việc xác định tác động cuối cùng của thuế. Hơn nữa, những nghiên cứu đó không tính đến tác động kết hợp của tất cả các loại thuế: thuế thu nhập công ty, thuế thu nhập cá nhân cũng như các loại thuế vốn khác (thuế tài sản và quà tặng, các loại thuế của bang và địa phương đánhvào thu nhập tài sản). Những nghiên cứu đó cũng bỏ qua sự vận động quốc tế của vốn mà trong những năm vừa qua đã trở nên rất quan trọng. Cuối cùng chúng đã bỏ qua một thực tế là tổng thuế liên quan đến đầu tư phụ thuộc vào đầu tư đó được tài trợ như thế nào bằng tiền vay hay vốn góp.
* Joseph E. Stiglitz (Người dịch: Nguyễn Thị Hiên và những người khác), 1995, Kinh tế học công cộng, NXB Khoa học và Kỹ thuật

0 comments:

Post a Comment

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | LunarPages Coupon Code