Wednesday, January 22, 2014

CÂU CHUYỆN “NHÁI” NHÃN HIỆU

QH(Theo BWPORTAL)
Nhiều doanh nghiệp rất ngại khi đối mặt với “con đường” xây dựng chỗ đứng trên thị trường cho nhãn hiệu của riêng mình, một quá trình rất lâu dài và tốn kém. Chính vì điều này, không ít hãng sản xuất vì muốn sản phẩm của mình nhanh chóng thâm nhập thành công thị trường nên đã sử dụng phần nào đặc điểm của các nhãn hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có lẽ vẫn chưa thấy hết hành vi của mình sẽ có hậu quả như thế nào?
Hãng Giant và hãng Wufa của Đài Loan là hai hãng cùng trong ngành sản xuất sản phẩm chăm sóc tóc của Đài Loan, trong đó Giant là một hãng mới, còn Wufa khá nổi tiếng với các sản phẩm dầu gội của mình. Wufa đã kiện Giant về có những hành vi cạnh tranh không lành mạnh khi đã sử dụng một số đặc điểm của Wufa để xây dựng nên nhãn hiệu dầu gội của Giant.
Uỷ ban Thương mại lành mạnh Đài Loan (FTC) đã điều tra thiết kế bên ngoài, đóng gói, nhãn và mẫu mã trên vỏ hộp được sử dụng bởi cả Giant cũng như Wufa, và thấy có sự tương tự giữa chúng về những chi tiết như thiết kế và sắp xếp những mẫu mã, sắp xếp mầu sắc và chữ cái. Tuy nhiên, những từ như là “Dầu tắm Acid cao Hướng dương”, “Dầu tắm AHA” và “Dầu tắm chăm sóc da Acid cao”, “Tẩy rửa thân thể AHA” ở phía trước vỏ hộp và những từ ở phía sau bao gồm một loạt những thành phần “sunphát laureth natri, chiết xuất từ cây hướng dương” và “sunphát lauryl natri, chiết xuất từ cây hướng dương, glycol prodyleve” là tất cả những thuật ngữ miêu tả. Những thuật ngữ này thường được sử dụng trên những sản phẩm tương tự để giải thích chất lượng, thành phần và kiểu của chúng, những nội dung khó thể hiện giúp cho việc xác định xuất xứ của hàng hóa hoặc dịch vụ. Bởi vậy, FTC không cho đó là hành vi vi phạm Điều 20 Luật Thương mại lành mạnh của bên bị kiện dựa trên những dữ liệu nói trên. Hơn nữa, theo Luật Thương mại lành mạnh Đài Loan quy định rằng “một doanh nghiệp không được thực hiện các hành vi gian dối và không công bằng hiển nhiên mà có thể gây ảnh hưởng xấu tới trật tự kinh doanh”, một doanh nghiệp mà sử dụng tên của một công ty khác hoặc sao chép không phù hợp hình thức hàng hóa của người khác sẽ bị coi là khai thác thành quả lao động của người khác, vi phạm đạo đức của cạnh tranh trong kinh doanh và tạo nên cạnh tranh không lành mạnh.
Điều tra này đã chỉ ra rằng hãng Giant đã không có những cố gắng tích cực để làm cho nhãn hiệu của mình trở thành một phần nổi bật của nhãn hiệu để phân biệt các hàng hóa với nhau. Thay vào đó, Giant đã sử dụng hình ảnh hoa hướng dương có hai vòng tròn màu tía bao quanh như một phần của nhãn hàng hóa của mình, và những hàng chữ được in ở giữa vỏ hộp có nhãn hiệu bông hoa hướng dương cùng với nhãn bằng chữ ghi “Dầu tắm chăm sóc da Acid cao” màu trắng và “Dầu tắm” màu vàng. Cuối cùng, thiết kế tổng thể của vỏ hộp sản phẩm của bên bị kiện tương tự hoặc giống hệt với dấu hiệu của sản phẩm “Hoa hướng dương Mei Wu Fa” của bên khiếu kiện về bao gói, hình dáng, mẫu mã, cách sắp xếp, mầu sắc và chữ cái.
Hơn nữa, khi Giant kiếm tiền bằng cách bán dầu gội đầu và sản phẩm liên quan, Giant nên nhận biết đặc điểm của sản phẩm “Hoa hướng dương Wu Fa” của Wufa về sắp xếp mầu sắc và mẫu mã trên vỏ hộp của sản phẩm này. Tuy nhiên, khi Giant bắt đầu tiếp thị sản phẩm bị nghi vấn này, thì họ đã ghi trên bao bì dòng chữ như là “Hoa hướng dương” và “Dầu tắm chăm sóc da Acid cao” màu trắng, màu mà không làm nổi bặt sự khác nhau về cách sắp xếp màu sắc, mẫu mã ở phần nhãn phía trước giữa sản phẩm của bản thân nó và của Wufa.
Thêm nữa, vì các chữ như là “Hoa hướng dương” và “Tẩy rửa thân thể AHA” được thể hiện với màu sắc và kích thước tương tự ở cùng một vị trí, nên hình thức tổng thể bên ngoài, cách sắp xếp màu sắc và mẫu mã của nhãn hàng hóa của Giant là gần như giống hệt với sản phẩm “Hoa hướng dương Mei Wu Fa” của Wufa, hàng hoá mà được đặc trưng bởi nhãn hiệu ” Hoa hướng dương Wu Fa” và nhãn hàng hoá có ghi “Dầu tắm acid Tartaric” và “Dầu tắm AHA”. Sự tương tự giữa hai sản phẩm này về nhãn, chữ cái, vỏ hộp và các thành phần khi đó lớn hơn nhiều so với sự phân biệt giữa các đặc điểm của nhãn hiệu của họ, do đó khả năng mà Giant có dự định gắn bản thân nó với uy tín của bên khiếu kiện không thể bị loại trừ.
Mặc dù sau đó Giant sửa đổi nhãn hiệu của mình trên sản phẩm cụ thể này nhưng điều này không thay đổi được sự thật rằng thiết kế ban đầu của nó có thể dễ dàng làm cho người tiêu dùng liên tưởng đến sản phẩm “Hoa hướng dương Wu Fa” lúc thoạt nhìn. Bởi vậy, có thể kết luận rằng Giant đã sao chép một cách có chủ định mẫu mã và hình thức nhãn trên vỏ hộp sản phẩm của Wufa và bằng cách này đã gắn sản phẩm của mình với sự tín nhiệm của Wufa và khai thác thành quả lao động Wufa.Rõ ràng trong cùng một thị trường, các hãng sản xuất không thể cạnh tranh nhau bằng những hành vi không lành mạnh như vậy, bởi điều này tất yếu sẽ dẫn đến tranh chấp. Và cuối cùng thì có lẽ bên nào có những hành vi không lành mạnh sẽ phải chịu kết cục xấu. Chẳng hạn như với Giant, cơ quan chức năng của Đài Loan đã ra lệnh huỷ bỏ nhãn hiệu của sản phẩm dầu gội Giant và buộc Giant phải có những thiết kế, mẫu mã khác. Như vậy không chỉ tốn tiền thay đổi mẫu mã sản phẩm mà quá trình xâm nhập thị trường của Giant sẽ phải kéo dài hơn, những thiệt hại là được nhận thấy rõ ràng.
TẠP CHÍ TIÊU CHUẨN – ĐO LƯỜNG – CHẤT LƯỢNG/CHUYÊN SAN CHẤT LƯỢNG VÀNG SỐ 5/2007

0 comments:

Post a Comment

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | LunarPages Coupon Code