NGUYỄN VĂN QUYNH
Ngày 21 tháng 11 năm 2007, tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội
khoá XI đã thông qua Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá (số
05/2007/QH12), có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2008.
Trước khi Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá nêu trên
được ban hành, nước ta đã từng tồn tại một hệ thống căc văn bản quy
phạm pháp luật khá đồ sộ quy định về vấn đề chất lượng sản phẩm, hàng
hoá, bao gồm Pháp lệnh chất lượng hàng hoá (ban hành năm 1999) và các
văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan liên quan ban
hành để quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh trên. Tuy
nhiên, hệ thống pháp luật về chất lượng chưa thống nhất và đồng bộ, đang
ngày tỏ ra bất cập với yêu cầu quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá
trong tình hình mới.
Cũng như nhiều nước trên thế giới, quản lý nhà nước
về chất lượng sản phẩm, hàng hoá là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với
việc tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ, nhất là
trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng với
kinh tế thế giới. Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa được ban hành là
bước quan trọng góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động quản
lý chất lượng hướng vào mục tiêu nâng cao chất lượng của sản phẩm, hàng
hóa sản xuất trong nước, góp phần thúc đẩy năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp và cả nền kinh tế trong bối cảnh tự do hoá thương mại và
hội nhập; đổi mới vai trò điều tiết của Nhà nước kết hợp linh hoạt với
điều tiết của thị trường nhằm định hướng và bảo đảm cho hoạt động chất
lượng có tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế, giúp các doanh
nghiệp và sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vượt qua các rào cản kỹ thuật
trên cơ sở đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường xuất khẩu,
đồng thời, bảo vệ được lợi ích quốc gia và người tiêu dùng trong nước
thông qua các biện pháp kiểm soát chất lượng đối với hàng hoá nhập khẩu;
đổi mới cơ chế quản lý chất lượng phù hợp với chiến lược phát triển
kinh tế – xã hội và yêu cầu quản lý kinh tế cũng như các tập quán quốc
tế trong lĩnh vực chất lượng; bảo đảm tối đa quyền lợi người tiêu dùng
thông qua cơ chế kiểm soát chất lượng chặt chẽ, toàn diện, kể cả các
biện pháp mạnh từ phía Nhà nước đối với các hành vi vi phạm pháp luật về
chất lượng. Việc ban hành Luật này cũng nhằm tạo sự đồng bộ với hệ
thống các quy định của Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được Quốc hội
khoá X ban hành năm 2006 (Luật số 68/2006/QH11).
mọi tổ chức, cá nhân sản
xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hoá và tổ chức, cá nhân có hoạt động
liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hoá tại Việt Nam. Theo quy định
của Luật, hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động liên quan đến chất
lượng sản phẩm, hàng hoá phải tuân theo quy định của Luật này và các
quy định khác của pháp luật có liên quan; hoạt động sản xuất, kinh doanh
và hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hoá là công trình
xây dựng, dịch vụ, hàng hoá đã qua sử dụng không thuộc diện phải kiểm
định; sản phẩm, hàng hoá chuyên phục vụ quốc phòng, an ninh và sản phẩm,
hàng hoá đặc thù khác phải tuân thủ các nguyên tắc chung của Luật này
và được điều chỉnh cụ thể bằng văn bản pháp luật khác.
1. Nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá: Sản
phẩm (kết quả của quá trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhằm mục
đích kinh doanh hoặc tiêu dùng), hàng hoá (sản phẩm được đưa vào thị
trường, tiêu dùng thông qua trao đổi, mua bán, tiếp thị) đều được quản
lý chất lượng theo các nguyên tắc sau:
- Chất lượng sản phẩm, hàng hoá được quản lý trên cơ
sở tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Sản phẩm,
hàng hoá không có khả năng gây mất an toàn (sau đây gọi là sản phẩm,
hàng hoá nhóm 1) là sản phẩm, hàng hoá trong điều kiện vận chuyển, lưu
giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, không gây hại cho người,
động vật, thực vật, tài sản, môi trường được quản lý chất lượng trên cơ sở tiêu chuẩn của hàng hoá, chất lượng mà người sản xuất sản phẩm, hàng hoá đó công bố áp dụng.
Sản phẩm, hàng hoá có khả năng gây mất an toàn (sau đây gọi là sản
phẩm, hàng hoá nhóm 2) là sản phẩm, hàng hoá trong điều kiện vận chuyển,
lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, vẫn tiềm ẩn khả
năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường được
quản lý trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp
dụng. Danh mục sản phẩm, hàng hóa thuộc nhóm 2 này sẽ do Chính phủ quy
định cụ thể.
- Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá là trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh nhằm bảo đảm an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường; nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá Việt Nam.
- Quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá
là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhằm thực thi
các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
- Hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm,
hàng hoá phải bảo đảm minh bạch, khách quan, không phân biệt đối xử về
xuất xứ hàng hoá và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất
lượng sản phẩm, hàng hoá, phù hợp với thông lệ quốc tế, bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu
dùng.
Quán triệt các nguyên tắc về quản lý chất lượng sản
phẩm, hàng hoá nêu trên, Luật đã có quy định cụ thể về một số nội dung
cơ bản sau đây:
Thứ nhất, về chính sách của nhà nước về hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hoá. Nhằm
tăng cường chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá trong
nước, Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân xây dựng và
áp dụng tiêu chuẩn tiên tiến cho sản phẩm, hàng hoá và công tác quản lý,
điều hành sản xuất, kinh doanh; xây dựng chương trình quốc gia nâng cao
năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa;
đầu tư, phát triển hệ thống thử nghiệm đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh
doanh và quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá; đẩy mạnh
việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ hoạt động quản lý chất
lượng sản phẩm, hàng hoá; tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật
về chất lượng sản phẩm, hàng hoá; xây dựng ý thức sản xuất, kinh doanh
sản phẩm, hàng hoá có chất lượng, vì quyền lợi người tiêu dùng, tiết
kiệm năng lượng, thân thiện môi trường; nâng cao nhận thức xã hội về
tiêu dùng, xây dựng tập quán tiêu dùng văn minh; khuyến khích, tạo điều
kiện cho tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu
tư, tham gia vào hoạt động thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận
chất lượng sản phẩm, hàng hóa; mở rộng hợp tác với các quốc gia, các
vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực, tổ chức và cá nhân nước
ngoài trong hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hoá; tăng
cường ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau
giữa Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế, tổ chức
khu vực về kết quả đánh giá sự phù hợp; khuyến khích các tổ chức đánh
giá sự phù hợp của Việt Nam ký kết thỏa thuận thừa nhận kết quả đánh giá
sự phù hợp với tổ chức tương ứng của các nước, vùng lãnh thổ nhằm tạo
thuận lợi cho phát triển thương mại giữa Việt Nam với các nước, vùng
lãnh thổ. Bên cạnh đó, Luật cũng quy định nghiêm cấm việc sản xuất sản
phẩm, nhập khẩu, mua bán hàng hoá đã bị Nhà nước cấm lưu thông; sản xuất
sản phẩm, xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán hàng hóa, trao đổi, tiếp thị
sản phẩm, hàng hoá không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; xuất
khẩu, nhập khẩu, mua bán hàng hoá không có nguồn gốc rõ ràng; xuất khẩu,
nhập khẩu, mua bán hàng hoá, trao đổi, tiếp thị sản phẩm, hàng hoá đã
hết hạn sử dụng; dùng thực phẩm, dược phẩm không bảo đảm chất lượng hoặc
đã hết hạn sử dụng làm từ thiện hoặc cho, tặng để sử dụng cho người; cố
tình cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả thử nghiệm, kiểm tra, giám định,
kiểm định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa; giả mạo hoặc sử
dụng trái phép dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy, các dấu hiệu khác về chất
lượng sản phẩm, hàng hóa; thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc
chất phụ gia, pha trộn tạp chất làm giảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa
so với tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
thông tin, quảng cáo sai sự thật hoặc có hành vi gian dối về chất lượng
sản phẩm, hàng hóa, về nguồn gốc và xuất xứ hàng hóa; che giấu thông tin
về khả năng gây mất an toàn của sản phẩm, hàng hoá đối với người, động
vật, thực vật, tài sản, môi trường…
Thứ có quyền
quyết định và công bố mức chất lượng sản phẩm do mình sản xuất, cung
cấp; được quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để bảo đảm chất
lượng sản phẩm; được lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp để thử nghiệm,
kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa…. Người sản xuất có nghĩa vụ tuân
thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với sản phẩm trước khi đưa ra
thị trường và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất;
nghĩa vụ thể hiện các thông tin về chất lượng trên nhãn hàng hóa, bao
bì, trong tài liệu kèm theo hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn
hàng hóa, thông tin trung thực về chất lượng sản phẩm, hàng hoá, phải
cảnh báo về khả năng gây mất an toàn của sản phẩm và cách phòng ngừa cho
người bán hàng và người tiêu dùng…).Người nhập khẩu có quyền
quyết định lựa chọn mức chất lượng của hàng hoá do mình nhập khẩu;
quyền yêu cầu người xuất khẩu cung cấp hàng hoá đúng chất lượng đã thoả
thuận theo hợp đồng; quyền lựa chọn tổ chức giám định để giám định chất
lượng hàng hoá do mình nhập khẩu; quyền sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp
quy và các dấu hiệu khác cho hàng hoá nhập khẩu theo quy định… Người nhập khẩu có nghĩa vụ
tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hoá nhập khẩu,
chịu trách nhiệm về chất lượng và ghi nhãn hàng hoá theo quy định của
pháp luật đối với hàng hóa do mình nhập khẩu, thông tin trung thực về
chất lượng sản phẩm, hàng hoá, cảnh báo về khả năng gây mất an toàn của
hàng hóa và cách phòng ngừa cho người bán hàng và người tiêu dùng…Người bán hàng có các quyền như
quyết định cách thức kiểm tra chất lượng hàng hoá, lựa chọn tổ chức
đánh giá sự phù hợp để thử nghiệm, giám định hàng hoá, quyết định các
biện pháp kiểm soát nội bộ để duy trì chất lượng hàng hoá… và có các nghĩa vụ
tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hoá lưu thông
trên thị trường và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, nghĩa vụ
kiểm tra nguồn gốc hàng hóa, nhãn hàng hóa, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy,
các tài liệu liên quan đến chất lượng hàng hóa, nghĩa vụ thông tin trung
thực về chất lượng sản phẩm, hàng hoá, thông báo cho người mua điều
kiện phải thực hiện khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng hàng
hoá, cung cấp thông tin về việc bảo hành hàng hóa cho người mua, kịp
thời dừng bán hàng, thông tin cho người sản xuất, người nhập khẩu và
người mua khi phát hiện hàng hoá gây mất an toàn hoặc hàng hoá không phù
hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, hoàn
lại tiền hoặc đổi hàng mới, nhận lại hàng có khuyết tật bị người mua trả
lại…
có các quyền
được cung cấp thông tin trung thực về mức độ an toàn, chất lượng, hướng
dẫn vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng sản phẩm, hàng hoá; được cung
cấp thông tin về việc bảo hành hàng hóa, khả năng gây mất an toàn của
hàng hoá và cách phòng ngừa khi nhận được thông tin cảnh báo từ người
sản xuất, người nhập khẩu; yêu cầu người bán hàng sửa chữa, hoàn lại
tiền hoặc đổi hàng mới, nhận lại hàng có khuyết tật; được bồi thường
thiệt hại… Bên cạnh đó, người tiêu dùng có nghĩa vụ tuân thủ
các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hoá trong quá trình sử
dụng; tuân thủ quy định và hướng dẫn của người sản xuất, người nhập
khẩu, người bán hàng về việc vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng sản
phẩm, hàng hóa; tuân thủ quy định về kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng
hoá trong quá trình sử dụng sản phẩm, hàng hóa thuộc danh mục do Bộ
quản lý ngành, lĩnh vực quy định; tuân thủ quy định của pháp luật về bảo
vệ môi trường trong quá trình sử dụng sản phẩm, hàng hoá.
Thứ ba, Luật có quy định cụ thể về quản lý chất
lượng sản phẩm, hàng hoá trong các khâu sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu,
lưu thông trên thị trường và trong quá trình sử dụng. Theo đó, chất lượng sản phẩm, hàng hoá được quản lý thông qua các biện pháp như:
- Công bố sự phù hợp: Người sản xuất thông báo sản
phẩm của mình phù hợp với tiêu chuẩn (công bố hợp chuẩn) hoặc với quy
chuẩn kỹ thuật (công bố hợp quy). Việc công bố hợp chuẩn, công bố hợp
quy được thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy
chuẩn kỹ thuật.
, theo đó, việc thừa nhận
kết quả đánh giá sự phù hợp giữa tổ chức, cá nhân tại Việt Nam với tổ
chức, cá nhân nước ngoài, vùng lãnh thổ do các bên tự thoả thuận; việc
thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp phục vụ quản lý nhà nước được thực
hiện theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên hoặc thoả thuận quốc tế mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền của
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá trong sản
xuất, trong nhập khẩu, lưu thông trên thị trường. Việc kiểm tra chất
lượng sản phẩm, hàng hóa do cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng
hoá
Bên cạnh quy định về các biện pháp quản lý như nêu
trên, Luật còn quy định cụ thể về điều kiện bảo đảm chất lượng sản phẩm
trong sản xuất trước khi đưa ra thị trường, hàng hoá nhập khẩu, trong quá trình sử dụng, kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất;xuất, bảo đảm điều kiện xuất khẩu hàng hoá lưu thông trên thị trường…
Thứ tư, Luật quy định cụ thể về kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hoá. Theo đó:
- Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá
thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản
phẩm trong sản xuất thuộc phạm vi được phân công và hàng hoá trong xuất
khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường, trong quá trình sử dụng
thuộc phạm vi được phân công.
- Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá
thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện
việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá trong phạm vi của địa phương
theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
- Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá
thuộc Bộ quản lý, lĩnh vực có trách nhiệm phối hợp với cơ quan kiểm tra
chất lượng sản phẩm, hàng hoá thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương và các cơ quan khác có liên quan trong việc kiểm tra
chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
Thứ năm, Luật quy định cụ thể về giải quyết tranh
chấp, bồi thường thiệt hại, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi
phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá. Theo đó:
– Tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng
hoá bao gồm: tranh chấp giữa người mua với người nhập khẩu, người bán
hàng hoặc giữa các thương nhân với nhau do sản phẩm, hàng hoá không phù
hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc
thỏa thuận về chất lượng trong hợp đồng; tranh chấp giữa tổ chức, cá
nhân sản xuất, kinh doanh với người tiêu dùng và các bên có liên quan do
sản phẩm, hàng hoá không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại cho người,
động vật, thực vật, tài sản, môi trường. Đây cũng là các tranh chấp
thương mại nên hình thức giải quyết tranh chấp, thời hiệu khiếu nại,
khởi kiện được quy định tương tự, theo các nguyên tắc như đối với các
tranh chấp thương mại. Các tranh chấp được giải quyết thông qua thương
lượng, hoà giải giữa các bên, thông qua trọng tài hoặc toà án. Thủ tục
giải quyết tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại trọng tài
hoặc toà án được tiến hành theo quy định của pháp luật về tố tụng trọng
tài hoặc tố tụng dân sự.Thời hiệu khởi kiện
về chất lượng sản phẩm, hàng hoá giữa người mua với người bán hàng được
thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự. Thời hiệu khiếu nại, khởi
kiện về chất lượng sản phẩm, hàng hoá giữa các tổ chức, cá nhân sản
xuất, kinh doanh được thực hiện theo quy định của Luật thương mại. Thời
hiệu khiếu nại, khởi kiện đòi bồi thường do sản phẩm, hàng hoá không bảo
đảm chất lượng gây thiệt hại cho người, động vật, thực vật, tài sản,
môi trường là 2 năm, kể từ thời điểm các bên được thông báo về thiệt hại
với điều kiện thiệt hại xảy ra trong thời hạn sử dụng của sản phẩm,
hàng hoá có ghi hạn sử dụng và 5 năm kể từ ngày giao hàng đối với sản
phẩm, hàng hoá không ghi hạn sử dụng.
– Thiệt hại do vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hóa phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.
Tổ chức đánh giá sự phù hợp cung cấp kết quả sai thì
phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho tổ chức, cá nhân yêu cầu đánh
giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật về dân sự. Trong trường hợp
này, tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa được đánh giá sự phù hợp có
nghĩa vụ chứng minh kết quả sai và lỗi của tổ chức đánh giá sự phù hợp.
về chất
lượng sản phẩm, hàng hoá. Khác với các lĩnh vực khác, hoạt động quản lý
chất lượng hàng hoá diễn ra ở hầu hết các bộ, ngành. Do vậy, ngoài quy
định trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ với vai trò là cơ quan
chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước
về chất lượng sản phẩm, hàng hoá, Luật còn quy định cụ thể trách nhiệm
quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực
khác.
- Bộ Y tế chịu trách nhiệm đối với thực phẩm, dược
phẩm, vắc xin, sinh phẩm y tế, mỹ phẩm, nguyên liệu sản xuất thuốc và
thuốc cho người, hoá chất gia dụng, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn,
trang thiết bị y tế;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách
nhiệm đối với cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc
bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chế phẩm sinh học dùng trong nông nghiệp,
lâm nghiệp, thuỷ sản, công trình thuỷ lợi, đê điều;
- Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm đối với
phương tiện giao thông vận tải, phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công
vận tải chuyên dùng, phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác trên biển,
công trình hạ tầng giao thông;
- Bộ Công Thương chịu trách nhiệm đối với thiết bị áp
lực, thiết bị nâng đặc thù chuyên ngành công nghiệp, hoá chất, vật liệu
nổ công nghiệp, trang thiết bị khai thác mỏ, dầu khí, trừ các thiết bị,
phương tiện thăm dò, khai thác trên biển;
- Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật;
- Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm đối với phương tiện,
trang thiết bị quân sự, vũ khí đạn dược, khí tài, sản phẩm phục vụ quốc
phòng, công trình quốc phòng;
- Bộ Công an chịu trách nhiệm đối với trang thiết bị
phòng cháy, chữa cháy; trang thiết bị kỹ thuật, vũ khí đạn dược, khí
tài, công cụ hỗ trợ, trừ phương tiện, trang thiết bị quân sự, vũ khí đạn
dược, khí tài, sản phẩm phục vụ quốc phòng, công trình quốc phòng.
SOURCE:
0 comments:
Post a Comment