Hợp đồng Repo có tên đầy đủ là Repurchase Agreement hoặc đầy đủ nhất Sale and Repurchase Agreement.Là một dạng vay ngắn hạn đối với các loại chứng khoán của chính phủ. Người tham gia bán các chứng khoán chính phủ cho người đầu tư, thông thường trong khoảng thời gian ngắn hạn (24 giờ), và sau đó mua lại vào hôm sau.Đối với bên bán chứng khoán, cam kết mua lại được gọi là Repo; đối với bên kia (mua chứng khoán sau đó lại đồng ý bán lại) gọi là Reverse Repo. Như vậy Repo và Reverse Repo là hai khái niệm đồng thời xảy ra và phụ thuộc vào vị trí của bên thực hiện.Các hợp đồng Repo được phân vào loại công cụ thị trường tiền tệ. Chúng được được sử dụng để huy động vốn trong ngắn hạn.© Saga, http://www.saga.vn
Repo
là nghiệp vụ phái sinh từ các nghiệp vụ cho vay có đảm bảo (hay nghiệp
vụ cho vay cầm cố giấy tờ có giá, cho vay có bảo đảm bằng chứng khoán)
và được sử dụng khá phổ biến hiện nay trên thị trường tài chính các
nước. Ở Việt Nam nghiệp vụ này cũng đã bắt đầu xuất hiện.
Rủi ro
trên thị trường tài chính nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng là
không thể tránh khỏi – rủi ro mang tính cố hữu của thị trường. Chính vì
vậy, đi đôi với sự phát triển của thị trường là sự hình thành nhiều
nghiệp vụ thị trường phái sinh nhằm hạn chế những rủi ro trong các giao
dịch tài chính. Repo là nghiệp vụ phái sinh từ các nghiệp vụ cho vay có
đảm bảo (hay nghiệp vụ cho vay cầm cố giấy tờ có giá, cho vay có bảo đảm
bằng chứng khoán) và được sử dụng khá phổ biến hiện nay trên thị trường
tài chính các nước. Để góp phần thúc đẩy sư phát triển nghiệp vụ này
trên thị trường tiền tệ bài viết này đưa ra một số nội dung cơ bản để
bạn đọc hiểu rõ hơn bản chất của nghiệp vụ Repo chuẩn và các nghiệp vụ
phái sinh từ nghiệp vụ Repo.
Hợp đồng
mua lại (Repo) và mua lại đảo ngược (Reverse repo) bản chất là giao
dịch đi vay và cho vay có kỳ hạn và được sử dụng khá phổ biến trên thị
trường tiền tệ. Các thành viên sở hữu chứng khoán ở thời điểm nhất định
có thể thiếu tiền để đáp ứng nhu cầu thanh khoản có thể được hỗ trợ vốn
ngay lập tức nếu thoả thuận bán một lượng chứng khoán cho thành viên
khác đang có sẵn tiền và cam kết sẽ mua lại lượng chứng khoán đó sau
khoảng thời gian nhất định với giá cao hơn giá bán ban đầu. Trong hợp
đồng Repo chuẩn người bán chứng khoán vẫn được nhận các khoản lãi từ
chứng khoán trong suốt kỳ hạn của hợp đồng. Người bán chứng khoán và cam
kết sẽ mua lại số chứng khoán đó gọi đây là hợp đồng mua lại nhưng
người mua chứng khoán rồi sau đó bán lại gọi đây là hợp đồng mua lại đảo
ngược. Tuy nhiên, các ngân hàng trung ương gọi chung các giao dịch mua
hay bán chứng khoán của mình với các thành viên khác trên thị trường
tiền tệ là giao dịch Repo.
Trên thế
giới các hợp đồng Repo gần như thay thế các khoản cho vay của ngân hàng
trung ương. Và ở Việt Nam, các thành viên trên thị trường tiền tệ đã sử
dụng các hợp đồng mua lại trong quan hệ vay mượn nhau. Nhưng chỉ từ
tháng 7 năm 2000, các hợp đồng mua lại và mua lại đảo ngược bắt đầu được
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử dụng là một trong các công cụ điều hành
CSTT (nghiệp vụ thị trường mở). Đến nay, công cụ này đã ngày càng phát
huy vai trò là một công cụ chủ yếu nhằm điều tiết tiền tệ của các TCTD.
Sở dĩ
hợp đồng mua lại được các thành viên trên thị trường tiền tệ ưa thích là
do có những đặc điểm giống nhưng thuận lợi hơn so với các thoả thuận
vay mượn thông thường.
Hợp đồng
Repo thể hiện một khoản vay có bảo đảm. Khoản lãi trả cho người cho vay
chính là phần chênh lệch giữa giá bán ban đầu thấp hơn giá mua lại
chứng khoán đó. Ngoài ra, giá trị thực tế của khoản vay thường thấp hơn
giá trị thị trường của chứng khoán làm tài sản cầm cố. Phần chênh lệch
này cao hay thấp phụ thuộc mức độ an toàn của tài sản cầm cố. Ví dụ, nếu
người cho vay chỉ cho vay 90% giá trị theo thị trường của chứng khoán
thì khoản chênh lệch là 10%.
Bên cạnh
đó, hợp đồng Repo cũng thể hiện giao dịch mua và bán hẳn do trong hợp
đồng có sự chuyển giao quyền sở hữu tài sản cầm cố. Người mua trong giao
dịch Repo có quyền kinh doanh chứng khoán đã mua trong suốt thời hạn
của hợp đồng Repo thể hiện sự chuyển giao quyền sở hữu. Đặc điểm này
không xuất hiện trong các hợp đồng cho vay có tài sản cầm cố.
Nhưng
hợp đồng Repo cũng có đặc điểm riêng và linh hoạt hơn các công cụ thị
trường tiền tệ khác. Thứ nhất là, người bán chứng khoán (người đi vay)
có quyền thay thế tài sản cầm cố nhưng phải đảm bảo thực hiện các điều
khoản gắn liền với thị trường. Thứ hai là, kỳ hạn hợp đồng ngắn và được
điều chỉnh để đáp ứng một cách chính xác các nhu cầu đầu tư đa dạng. Các
kỳ hạn chuẩn, phổ biến của hợp đồng Repo là qua đêm, vài ngày hoặc 1, 2
hay 3 tuần hoặc 1, 2, 3 hoặc 6 tháng. Nhưng còn có các hợp đồng Repo mà
kỳ hạn có thể được thương lượng hoặc để mở và được duy trì liên tục cho
đến khi một trong 2 bên yêu cầu chấm dứt hợp đồng. Các hợp đồng duy trì
liên tục giống với một loạt các hợp đồng Repo qua đêm theo đó lãi suất
và giá trị khoản vốn đầu tư được xem xét lại hàng ngày để điều chỉnh cho
phù hợp với thực trạng của thị trường. Ví dụ, nếu giá thị trường của
các chứng khoán làm tài sản cầm cố giảm dưới giá trị do 2 bên đã thoả
thuận thì người đi vay có thể sẽ bị yêu cầu hoàn trả vốn hoặc trao thêm
chứng khoán.
Khoản
lợi nhuận từ giao dịch Repo là do 2 bên thương lượng và hình thành không
phụ thuộc vào lãi coupon hay lãi của chứng khoán cầm cố. Ngoài các nhân
tố liên quan đến kỳ hạn và điều kiện của từng hợp đồng Repo, lãi suất
Repo bị chi phối bởi thực trạng của toàn cảnh thị trường tiền tệ, giá
cạnh tranh của các khoản vốn tương đương trên các thị trường liên quan
và mức độ sẵn sàng của giấy tờ có giá đủ điều kiện làm tài sản cầm cố.
Nghiệp vụ Repo phái sinh:
Tuy
nhiên trên thực tế, nghiệp vụ Repo chuẩn đã bộc lộ sự chưa linh hoạt và
hơi cứng nhắc về kỳ hạn hợp đồng, giá trị khoản vay, chủng loại chứng
khoán và lãi suất Repo nên không thoả mãn được đầy đủ yêu cầu của các
đối tác tham gia. Vì vậy, ở các thị trường tiền tệ phát triển, các thành
viên trong hợp đồng đã cải tiến, thay đổi một số điều khoản của hợp
đồng Repo chuẩn ban đầu nhằm sắp xếp một cách tối ưu các nhu cầu về kỳ
hạn đầu tư và đi vay, làm linh hoạt cơ cấu của tài sản cầm cố, hoặc cho
phép thay thế các chứng khoán phù hợp với cam kết mua lại. Đây chính là
nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của một số nghiệp vụ sau đây phái sinh
từ nghiệp vụ Repo chuẩn ban đầu.
Hợp đồng
mua lại Đô la (hợp đồng quay vòng chứng khoán): người bán ban đầu có
trách nhiệm mua lại các chứng khoán gần như tương tự số chứng khoán được
bán ban đầu. Các chứng khoán được mua lại này có ngày đến hạn trong
phạm vi thoả thuận và sát với ngày đến hạn của chứng khoán ban đầu. Có 2
loại hợp đồng Repo quay vòng chứng khoán. Loại thứ nhất là “Hợp đồng
quay vòng đô la với chứng khoán hưởng lãi coupon cố định”, người bán
nhất trí mua lại chứng khoán có cùng mức lãi coupon với các chứng khoán
được bán ở nửa đầu của giao dịch. Loại thứ hai là hợp đồng quay vòng
chứng khoán giữ nguyên lợi nhận. Người bán nhất trí mua lại chứng khoán
có lợi nhuận cuối cùng theo thị trường gần như bằng với lợi nhuận của
chứng khoán được bán ban đầu.
Chứng
khoán được bảo đảm trong các hợp đồng quay vòng đô la có lãi coupon hàng
tháng và các khoản thanh toán gốc có thể được thanh toán trước hạn. Các
dòng tiền hàng tháng này được thông báo vào cuối tháng khi ngày đến hạn
của một hợp đồng quay vòng đô la kéo dài sang tháng sau. Khác với các
hợp đồng Repo chuẩn là người bán sẽ nhận các khoản lãi chứng khoán,
trong hợp đồng quay vòng đô la người mua chứng khoán sẽ nhận các khoản
lãi hoặc thoả thuận với người bán chứng khoán. Kỳ hạn của hợp đồng quay
vòng đô la thường được thoả thuận sao cho người cho vay được giữ lại các
khoản gốc và lãi của các chứng khoán trong suốt thời gian của hợp đồng.
Phần lớn hợp đồng thực hiện trong khoảng 1 tháng hoặc 3 tháng.
Hợp đồng Repo có ngày đến hạn thanh toán linh hoạt:
Loại thứ nhất
“đảo ngày đến hạn thanh toán”, cam kết mua lại chứng khoán của người
bán ban đầu thực tế bị loại bỏ hoàn toàn vì thời hạn thanh toán của hợp
đồng dài hơn thời hạn còn lại của chứng khoán được bảo lãnh. Việc đảo
ngày đến hạn giúp người bán tránh được thua lỗ do không phải bán đứt số
chứng khoán này với giá thấp hơn giá trị thị trường. Trái lại, người bán
có một khoản vốn đầu tư vào các tài sản sinh lời cao hơn. Tổng giá trị
cam kết mua lại của người bán tính bằng đô la trong giao dịch phụ thuộc
vào cách thanh toán phần gốc cuối cùng của chứng khoán. Thường thì người
mua giữ lại khoản thanh toán gốc và lãi cuối cùng nhận trực tiếp từ nhà
phát hành chứng khoán. Số tiền giữ lại này trừ đi giá trị mua lại của
người bán sẽ là phần lợi nhuận của người mua chứng khoán.
Loại thứ hai
cho phép trước ngày đến hạn thanh toán cuối cùng của hợp đồng khách
hàng vẫn có thể bán lại một phần trong số chứng khoán đã mua. Thoả thuận
này (thường giữa đại lý và nhà đầu tư là khách hàng lớn, điển hình là
một tập đoàn hoặc chính quyền đô thị hoặc cơ quan có thẩm quyền tương
tự) thường được sử dụng để tài trợ các công trình xây dựng hoặc các dự
án tương tự hoàn thành theo từng giai đoạn. Để đáp ứng nhu cầu vốn cho
giai đoạn nào đó của dự án, khách hàng có thể bán lượng chứng khoán
tương ứng với số vốn đó cho đại lý. Khách hàng phải thông báo một kế
hoạch sử dụng vốn của mình khi thoả thuận hợp đồng với đại lý nhưng
không nhất thiết phải thực hiện kế hoạch đó một cách cứng nhắc. Thực tế
là thường không có sự chắc chắn hoàn toàn về thời điểm rút vốn của nhà
đầu tư. Giá bán ban đầu trong các hợp đồng Repo linh hoạt về kỳ hạn luôn
thấp hơn giá bán ban đầu trong các hợp đồng Repo có kỳ hạn tương đương.
Tài sản cầm cố trong các hợp đồng Repo linh hoạt về kỳ hạn thanh toán
thường là chứng khoán do Chính phủ phát hành hoặc Chính phủ bảo đảm.
Các hợp
đồng Repo có lãi suất tính theo chỉ số là các hợp đồng kỳ hạn với lãi
suất Repo được bảo đảm biến động theo lãi suất thị trường. Lãi suất của
hợp đồng này được xác lập lại một cách định kỳ theo một hàm toán học với
các chỉ số số cố định (hằng số), các biến số là lãi suất của Fed, lãi
suất LIBOR hoặc một vài lãi suất ngắn hạn khác. Phần lớn các hợp đồng
Repo theo chỉ số giống với các hợp đồng Repo linh hoạt về kỳ hạn thanh
toán ở góc độ chúng là đều là các hợp đồng kỳ hạn cho phép nhà đầu tư
bán lại chứng khoán cho đại lý hoặc mua thêm chứng khoán khi nhà đầu tư
có nhu cầu. Các hợp đồng Repo theo chỉ số được sử dụng thường xuyên để
phòng tránh rủi ro hoặc tài trợ cho trạng thái về chứng khoán như là các
trái phiếu có lãi suất thả nổi và các nghĩa vụ cho vay có bảo đảm mà
với lãi suất được điều chỉnh theo lãi suất của Fed, lãi suất LIBOR, hoặc
các lãi suất ngắn hạn khác. Ví dụ, một công ty đi vay chịu lãi suất thả
nổi để tài trợ cho một dự án đổi mới sắp triển khai có thể đầu tư số
tiền vay vào một hợp đồng Repo có lãi suất được tính gắn với các lãi
suất quan trọng tương tự các lãi suất kể trên. Kết quả là, những biến
động lãi suất trong suốt thời gian của dự án sẽ tạo ra các thay đổi có
tính bù đắp giữa chi phí trả lãi cho khoản vay của công ty và khoản thu
lãi đầu tư vào hợp đồng Repo theo chỉ số.
Một điều
rất đáng quan tâm là quá trình thực hiện nghiệp vụ Repo đã xuất hiện
vấn đề chưa rõ ràng về địa vị pháp lý của các hợp đồng Repo.
Trước
khi có vụ phá sản của Lombard-Wall, Inc năm 1982 (do hãng này mất khả
năng hoàn trả các khoản vốn từ các hợp đồng Repo dài hạn được định giá
cao hơn giá trị thực của nó), các thành viên trong hợp đồng hoạt động
theo giả định rằng người mua chứng khoán Repo cho rằng mình được quyền
thanh lý các chứng khoán đó nếu đến hạn thanh toán người bán không có
khả năng mua lại chứng khoán. Nhưng sau đó, một số vấn đề mang tính pháp
lý đã nảy sinh như giao dịch Repo là giao dịch cho vay có bảo đảm hay
giao dịch mua, bán hẳn; các đối tác trong hợp đồng Repo có lợi ích ưu
tiên nào về pháp lý đối với các chứng khoán đang chịu sự kiểm soát của
tòa án hay họ là người cho vay không được bảo đảm rõ ràng bằng tài sản
của vụ phá sản. Các vấn đề này cần có sự điều chỉnh của luật.
Các bên
đối tác Repo với Lombard-Wall đã lo ngại về quyền thực hiện các giao kèo
để bảo vệ mình trước luật phá sán của Liên bang. Thẩm phán xét xử các
vụ phá sản của Liên bang Edward J. Ryan ban đầu đã phong toả các chứng
khoán mà Lombard –Wall trước đó đã bán theo các hợp đồng mua lại và cho
phép các nhà đầu tư bán tống tháo số chứng khoán trước đó họ đã mua. Sau
đó ông phán quyết lại rằng các hợp đồng Repo mà trước đó Lombard thoả
thuận với một ngân hàng cá biệt nào đó là các khoản vay có bảo đảm nên
việc giải quyết phải tuân theo các điều khoản “cấm tịch thu tài sản” của
Luật phá sản. Điều khoản này ngăn chặn bất cứ nỗ lực nào của chủ nợ
nhằm thu hồi hoặc thực hiện quyền giữ tài sản thế chấp cho đến khi con
nợ trả được nợ. Do vậy, thậm chí nếu người cho vay có được danh nghĩa
thật sự đối với chứng khoán đó thì người đi vay vẫn hiểu rằng họ có
quyền lợi đương nhiên và hợp pháp đối với chứng khoán này. Phán xét cuối
cùng này từ đây được xem như một tiền lệ.
Do sự
hối thúc của các đại lý kinh doanh chứng khoán Chính phủ cấp 1 và một
vài sự thúc đẩy của Ngân hàng dự trữ liên bang New York, Quốc hội Mỹ đã
sửa đổi Khoản 11 của Bộ luật của Mỹ. Và tháng 6 của chính năm này Quốc
Hội Mỹ đã ban hành Luật sửa đổi Luật phá sản năm 1984 nhằm miễn việc
thực hiện các điều khoản cấm tịch thu tài sản đối với một số các hợp
đồng mua lại nhất định. Việc thực hiện điều khoản cấm tịch thu tài sản
chỉ áp dụng đối với các hợp đồng Repo qua đêm và hợp đồng Repo có kỳ hạn
từ 1 năm trở xuống đối với các chứng khoán Kho bạc, chứng khoán của một
số cơ quan và một số các công cụ có chọn lọc khác trên thị trường tiền
tệ. Quy định này đã cho phép người mua chứng khoán thanh lý bất kỳ chứng
khoán nào họ đang sở hữu nhưng chưa trả lời được được câu hỏi vậy một
hợp đồng Repo là khoản cho vay có bảo đảm hay hợp đồng mua, bán hẳn.
Vấn đề
còn đang gây tranh cãi trong vụ kiện phá sản là liệu. Trên phạm vi rộng,
điều này phụ thuộc vào việc liệu giao dịch Repo là khoản vay có bảo đảm
hay là các giao dịch mua và bán. Nhìn lại các trường hợp phá sản của
các đại lý Bevill, Bresler, and Schulman, vào tháng 10 năm 1986, tòa án
giải quyết các vụ phá sản đã kết luận rằng do các thông lệ cơ bản trên
thị trường là xem các giao dịch Repo như là giao dịch bán đã hoàn thành
và là các hợp đồng để mua lại. Thông lệ tương tự nên áp dụng đối với các
trường hợp phá sản đương nhiên sau này của một bên. Do đó, các đối tác
Repo của Bevill, Bresler, và Schulman được phân loại là khách hàng theo
Đạo luật bảo vệ các nhà đầu tư chứng khoán. Vì các nhà đầu tư chứng
khoán có quyền được hưởng quy chế ưu đãi khi phân chia tài sản của các
đại lý này và được nhận khoản bảo hiểm SIPC lên tới 500.000 đô la Mỹ.
Toà án đã đưa ra các phán quyết quan trọng khác theo Điều 8 của Bộ luật,
bao gồm phán quyết rằng một người môi giới kinh doanh chứng khoán sẽ sở
hữu hợp pháp đối với các chứng khoán được lưu ký tại ngân hàng thanh
toán mà ngân hàng đó cho phép người môi giới này giao chứng khoán cho
khách hàng của anh ta. Nhưng quyền sở hữu như vậy được giới hạn ở các
chứng khoán nắm giữ bởi các nhà môi giới chứng khoán có tài khoản lưu ký
tách rời. Ngân hàng thanh toán giữ quyền sở hữu chứng khoán này đến khi
người phá sản trả hết nợ đối với những chứng khoán nằm tại tài khoản
lưu ký chung của nhà môi giới.
Như vậy,
có thể thấy với nhiều ưu điểm hơn so với các khoản cho vay có bảo đảm
bằng chứng khoán, nghiệp vụ Repo đã ngày càng phát triển. Và trong quá
trình phát triển đó, môi trường pháp lý cho hoạt động này cũng được hình
thành và ngày càng hoàn thiện để đảm bảo sự an toàn và linh hoạt cho
nghiệp vụ.
SOURCE:
0 comments:
Post a Comment