Friday, January 17, 2014

Trung hạn: mô hình Harberger

15-1-2014 (VF) — Có một trường hợp đặc thù giữa ngắn hạn và dài han mà các nhà kinh tế đã chú ý đến. Đó là khi tổng cung vốn cố định, nhưng vớn có thể dịch chuyển giữa các khu vực. Trong  trường hợp đó, đường cung cho khu vực hợp doanh không nằm ngang cũng không thẳng đứng. Khi đó mức độ dịch chuyển phụ thuộc vào độ co dãn của cung cầu vốn hợp doanh. Cả hai đều là những hàm dẫn xuất (derived functions), tức là cầu vốn trong khu vực hợp doanh bằng cầu vốn trên một đơn vị sản lượng nhân với cầu sản lượng của khu vực hợp doanh, và cung vốn của khu vực hợp doanh phụ thuộc vào cầu vốn trên đơn vị, sản lượng nhân với cầu sản lượng của khu vực phi hợp doanh.
Bây giờ hãy nghĩ đến toàn bộ hàng hóa được sản xuất ra trong nền kinh tế bao gồm hai sản phẩm: một sản phẩm sản xuất trong khu vực hợp doanh. Do đánh thuế vốn hợp doanh nên sẽ có ít vốn hơn (và nhiều lao động hơn) được dùng để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hợp doanh. Hơn nữa, vì chi phí cận biên của sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hợp doanh. Hơn nữa vì chi phí cận biên của sản xuất tăng lên và điều đó làm giảm cầu sản phẩm. Như vậy, việc tăng chi phí vốn đầu vào khu vực hợp doanh làm giảm cầu vốn trong khu vực đó có hai điều kiện: cầu vốn sẽ co dãn nếu độ co dãn của cầu đối với sản lượng hợp doanh là lớn (như vậy cầu sẽ giảm mạnh khi giá chỉ tăng ít), và nếu chi phí vốn tăng ít so với lương thì hãng sẽ phải dùng nhiều lao động thay cho vốn (do đó chúng ta nói rằng độ co dãn thay thế là lớn).
Bây giờ hãy cân nhắc các yếu tố quyết định cung vốn vào khu vực hợp doanh. Vì về “trung hạn” thì tổng cung vốn là cố định nên cung vốn vào khu vực hợp doanh bằng đúng tổng vốn hiện có và ít hơn số vốn sử dụng ở khu vực phi hợp doanh. Độ co dãn của đường cung này vì vậy mà phụ thuộc vào độ co dãn của việc thay thế lao động để có vốn trong khu vực phi hợp doanh và phụ thuộc độ co dãn của cầu đối với sản lượng của khu vực đó. Thuế vốn trong khu vực hợp doanh dịch chuyển đường cầu về phía sản lượng của khu vực phi hợp doanh bằng cách tăng giá tương ứng của sản phẩm trong khu vực phi hợp doanh và từ đó giảm cung vốn vào khu vực hợp doanh.
Hình 23.3: Tác động của thuế đối với vốn hợp doanh "trung hạn
Hình 23.3: Tác động của thuế đối với vốn hợp doanh “trung hạn
Trong hình 23.3 chúng tôi chia tác động của thuế vốn trong khu vực hợp doanh thành hai giai đoạn. Một là, với giá tương ứng cố định của sản phẩm hợp doanh và phi hợp doanh, thuế làm chuyển dịch đường cầu vốn hợp doanh xuống phía dưới, từ DD đến D’D’. (Lãi suất thị trường là r. Để thanh toán cho các chủ đầu tư một tỷ lệ thu sau thuế là r, đầu tư phải có thu trước lớn hơn r; do đó, sẽ có cầu vốn ít hơn).
Hai là, khi giá sản lượng được điều chỉnh để phản ánh thay đổi của chi phí sản xuất thì cầu dịch chuyển về khu vực phi hợp doanh; do đó  đường cầu vốn của khu vực hợp doanh chuyển từ D’D’ sang D”D” và đường cung chuyển từ SS sang S’S’. Nếu khu vực hợp doanh là khu vực sử dụng nhiều vốn (tức là tỷ lệ vốn so với lao động cao hơn trong khu vực phi hợp doanh), thì tác động thuần túy của việc đó là giảm cầu về vốn và do đó giảm lợi nhuận từ vốn. Có thể thu sau thuế cũng giảm nhiều hơn thuế như trong hình 23.3B. Điều này có thể xảy ra với giá trị của các thông số hợp lý (các giá trị có vẻ hợp lý với tỷ lệ vốn/lao động trong cả hai khu vực, đó là độ co dãn cầu và độ co dãn thay thế).
* Joseph E. Stiglitz (Người dịch: Nguyễn Thị Hiên và những người khác), 1995, Kinh tế học công cộng, NXB Khoa học và Kỹ thuật

0 comments:

Post a Comment

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | LunarPages Coupon Code