Sunday, October 13, 2013

TÒA ÁN THẬT CHO THẾ GIỚI ẢO

GIA VŨ (Theo New Scientist)
Trong khi nền kinh tế toàn cầu còn bùng nhùng trong cơn suy thoái thì hoạt động kinh doanh trong các thế giới ảo như Second Life, Facebook và Everquest lại khởi sắc và phát triển rất nhanh. Ranh giới kinh tế giữa thế giới ảo và thật đang thu hẹp nhanh chóng, làm phát sinh những rắc rối pháp lý cần tới tòa án để phân xử.
Thế giới ảo
Hãng phân tích tài chính Mỹ Piper Jaffray ước tính trong năm 2009, người Mỹ sẽ đổ khoảng 621 triệu USD vào các thế giới ảo. Con số này thậm chí còn cao hơn rất nhiều tại châu Á. Còn theo số liệu của hãng nghiên cứu Plus Eight Star, năm ngoái người dùng đã bỏ khoảng 5 tỉ USD để đầu tư vào các tài sản trong thế giới ảo.
Chẳng hạn như trong Second Life, chỉ tính riêng quý II, cư dân mạng đã giao dịch khoảng 144 triệu USD, tăng 94% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính trung bình, Second Life có mức trao đổi hàng hóa và dịch vụ (dĩ nhiên là ảo) đạt khoảng 600 triệu USD/năm. Hiện Second Life đang là nền kinh tế ảo lớn nhất với giá trị thậm chí còn cao hơn GDP của hàng chục quốc gia trung bình trên the giới cộng lại.
Hàng nghìn người chơi đang kiếm tiền trong thế giới ảo bằng cách buôn bán, trao đổi hàng hóa ảo – từ quần áo, đồ đạc tới các tác phẩm nghệ thuật. Thậm chí, người ta còn tổ chức dịch vụ… cưới ảo, phiên dịch hoặc tư vấn kiến trúc. Số người kiếm hàng trăm nghìn USD từ những dịch vụ kiểu này không phải là hiếm, và đã có rất nhiều “công dân ảo” trở thành tỉ phú trong thế giới thực.
Còn tại Việt Nam, thế giới ảo cũng không phải khái niệm mới lạ. Giao dịch trong các thế giới này cũng sôi động không kém. Một đôi nhẫn “Vô danh” trong game Võ Lâm Truyền Kỳ đã có thời điểm được rao bán hàng trăm triệu đồng; một bộ đồ Hoàng Kim cũng có giá vài chục triệu đồng, và rất nhiều giao dịch có giá trị khác.
Kiện tụng thật
Shannon Grei (còn có tên là Munchflower Zaius), một cư dân của Second Life, đã nộp đơn kiện lên Tòa án quận Bắc California hôm 15/9 vừa qua. Trong đơn kiện, Grei cáo buộc nhà cung cấp dịch vụ Second Life là Linden Lab và một người chơi khác là Kevin Alderman đã vi phạm bản quyền. Grei hiện đang điều hành một cửa hàng bán quần áo theo kiểu Gô-tích trong Second Life, đã cho rằng Alderman nhái kiểu dáng thiết kế của mình, đồng thời cáo buộc Linden Lab đã làm ngơ không ngăn chặn hành vi này.
Điều thú vị ở đây chính là “bị đơn” Alderman cũng từng đứng ra kiện những người khác trong Second Life về “tội” ăn cắp bản quyền (năm 2007) và đã không ngăn chặn những người dùng sử dụng 2 chương trình sao chép CopyBot và BuilderBot để nhái lại sản phẩm. Alderman khá nổi tiếng trong Second Life với mức thu nhập trên 1 triệu USD nhờ bán các sản phẩm liên quan tới chủ đề tình dục.
Trên đây là hai vụ kiện vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đầu tiên đối với nhà cung cấp dịch vụ trong thế giới ảo. Theo Giáo sư luật James Grimmelmann tại Trường Luật New York, khi nền kinh tế ảo ngày càng phát triển, những vụ kiện kiểu này sẽ ngày càng phổ biến, và cơ quan đứng ra phán xét không ai khác chính là các tòa án trong thế giới thực. Trong khi đó, các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến như Linden Lab thì thú nhận rằng họ có rất ít quyền để điều khiểnhành vi người chơi. Tuy nhiên, Linden Lab cũng thực thi một số biện pháp bảo vệ quyền lợi người dùng, chẳng hạn như triển khai các công cụ cấp phép mới, những công cụ thiết kế theo chuẩn công nghiệp để ngăn chặn tình trạng đánh cắp tài sản trí tuệ trong thế giới ảo.
Tuy vậy, Linden Lab cho rằng việc thực thi những biện pháp này không hoàn toàn dễ dàng, nhất là khi liên quan tới các tài sản 3D kỹ thuật số. “Những vụ việc phát sinh liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ trong Second Life đã vượt trên những quy định pháp lý”, Linden Lab thừa nhận.
SOURCE: BÁO THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

0 comments:

Post a Comment

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | LunarPages Coupon Code