Tháng 3 6, 2014
Phạm Thị Hoài
Ngày 18/11/1976, học giả Robert
Havemann, nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất ở CHDC Đức, người được
coi là cha đẻ tinh thần của cuộc cách mạng hòa bình năm 1989, viết một
bức thư ngỏ gửi Tổng Bí thư
Erich Honecker về việc bạn ông, cũng một nhà bất đồng chính kiến lừng
danh, nghệ sĩ Wolf Biermann, bị cấm về nước sau chuyến lưu diễn tại Tây
Đức. Havemann từng là bạn tù của Honecker thời Quốc xã, từng viết thư
thỉnh cầu Honecker thả một người bất đồng chính kiến khác và được chấp
thuận, từng được Honecker che chắn ở một số vụ, và dù đã bị khai trừ
khỏi Đảng, cấm giảng dạy, sa thải khỏi trường đại học và Viện Hàn lâm
Khoa học, tước mọi chức vụ trong đó có chức đại biểu Quốc hội, ông vẫn
coi mình là một người cộng sản.
Bốn ngày sau,...
Friday, March 28, 2014
Wednesday, March 19, 2014
CHẾ ĐỊNH SỞ HỮU ĐẤT ĐAI QUA CÁC THỜI KỲ VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI
TS. DOÃN HỒNG NHUNG – Khoa Luât, Đại học Quốc gia Hà Nội
Đất đai là tài nguyên
thiên nhiên vô cùng quý giá. Nó không phải là hàng hóa thông thường mà
là một tư liệu sản xuất đặc biệt trong sản xuất và đời sống. Theo pháp
luật nước ta, Nhà nước là người duy nhất có đầy đủ quyền năng của một
chủ sở hữu và đất đai thuộc sở hữu toàn dân (SHTD). Nhà nước chiếm hữu
đất đai thông qua các hoạt động địa chính: điều tra khảo sát, đánh giá,
phân loại đất, lập bản đồ địa chính. Nhà nước định đoạt đất đai thông
qua các quyết định hành chính như:
giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, công nhận và cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ), gia hạn QSDĐ, quy định hạn
mức sử dụng đất, xác định khung giá các loại đất. Nhà nước sử dụng đất
gián tiếp thông qua việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng...
XÁC LẬP QUYỀN TÀI SẢN CỦA NÔNG DÂN VỚI ĐẤT NÔNG NGHIỆP
PHẠM DUY NGHĨA
Quá trình phi tập trung quyền tài sản
với đất đai đang diễn ra mạnh mẽ và khó mà cưỡng lại được theo xu thế
quay trở lại của nền kinh tế thị trường, bởi nó khuyến khích toàn dân nỗ
lực làm sinh sôi nảy nở quyền tư hữu, tạo động lực mạnh mẽ để quốc gia
giàu mạnh. Tuy nhiên, với Luật Đất đai hiện nay so với đất ở, nhất là
đất ở đô thị, quyền tài sản của các nông hộ đối với đất nông nghiệp được
bảo hộ kém hơn, quyền sử dụng đất của nông dân dễ bị thu hồi với mức
giá do Nhà nước ấn định. Vì vậy cần xác lập công bằng đối với các chủ sử
dụng đất, nhất là nông dân, bảo hộ tốt hơn các quyền tài sản chính đáng
của họ đối...
“GIÁ ĐẤT BỒI THƯỜNG CHO DÂN”, MỘT TRONG CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC CHO CƠ QUAN TÒA ÁN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
ĐƯỜNG HẢI VŨ
Hiện nay, tình trạng
người dân khiếu kiện, khiếu nại, không chấp hành giao đất cho Nhà nước
khi có quyết định thu hồi đất, có một phần nguyên nhân phát sinh từ
việc xác định giá trị quyền sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu
hồi đất để sử dụng vào mục đích công cộng, quốc phòng-an ninh, hoặc để
thực hiện các dự án phát triển kinh tế – xã hội chưa sát với giá thị
trường chuyển nhượng đất tại địa phương. Vì vậy, khi Nhà nước thu hồi
đất, giải phóng mặt bằng cho việc thực hiện các dự án đã gặp không ít
khó khăn. Đồng thời, làm mất trật tự an ninh xã hội do người dân tập
trung thành đám đông để khiếu nại với chính quyền địa phương hay khiếu
kiện tới cơ quan Tòa án. Để giải quyết những khiếu kiện về bồi thường,
đền bù giá đất cho người dân, cơ quan...
HỘ GIA ĐÌNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI: PHÁP LUẬT CHƯA CÓ HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
r
NGUYỄN QUANG DANH
Trong cuộc sống ngoài
xã hội có rất nhiều giao dịch, quan hệ tài sản có liên quan đến hộ gia
đình ở lĩnh vực đất đai, tài sản gắn liền với đất. Tuy nhiên, quy định
về hộ gia đình vẫn chưa được làm sáng tỏ, gây lúng túng cho cơ quan quản
lý cũng như người dân.
Hộ gia đình Theo Điều 106 BLDS quy định, hộ gia đình
là những hộ mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức
để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một
số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do pháp luật quy định. Hộ gia đình
là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực nầy.
Quyền tài...
MỘT SỐ VƯỚNG MẮC TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GHI TÊN NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
ĐĂNG MINH
Đất đai thuộc sở hữu
toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, Nhà nước giao cho người dân
quyền sử dụng nên Nhà nước cấp cho người dân giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất. Tuy nhiên, việc ghi tên người sử dụng đất trên giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất trên thực tế đã có những vướng mắc, dẫn đến
nhiều vụ tranh chấp khởi kiện ra Tòa án, đặc biệt đối với những giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên người sử dụng là hộ gia đình, họ
tộc, cộng đồng dân cư sử dụng đất.
1. Về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, họ tộc:
Theo quy định của Điều 106 Bộ luật dân sự năm 2005 thì “Hộ gia đình mà
các thành...
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN ĐẤT ĐAI: NHIỀU QUI ĐỊNH CHƯA THỐNG NHẤT
THIÊN LONG
Nhiều quy định
nằm trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành khác nhau (Luật
Công chứng, quy định về đăng ký bất động sản…) có nhiều điểm “vênh” so
với các quy định của Luật Đất đai hiện hành. Đây là nhận định của nhiều
chuyên gia pháp lý. Điều quan trọng bây giờ là phải nhận thấy những điểm
“vênh” đó để sửa chữa đưa vào Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Đất đai năm 2010.
Cần thống nhất dùng cụm từ “công chứng”
Luật sư Tuấn Anh- Đoàn Luật sư TP. Hà Nội nêu ý kiến:
hai cụm từ công chứng trong Bộ luật Dân sự và công chứng nhà nước trong
Luật Đất đai, Luật Công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật hiện
hành đã nảy sinh cách hiểu khác nhau: công chứng Nhà nước có giá trị
pháp lý cao hơn công chứng tư. Nhưng thực chất, không có sự khác...