Wednesday, September 25, 2013

Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA DỰ THẢO BỘ LUẬT DÂN SỰ SỬA ĐỔI (NAY LÀ BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005 ĐÃ CÓ HIỆU LỰC)

Đào Xuân Tiến
* ThS Luật học, Tạp chí NCLP, Văn phòng Quốc hội
Thực hiện kế hoạch của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp đối với dự án Bộ luật Dân sự, trong các ngày 14, 15 tháng 3 năm 2005 tại Quảng Ninh, Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội đã tổ chức toạ đàm “Một số vấn đề của Dự thảo Bộ luật Dân sự” với các chuyên gia pháp luật là các giảng viên, cán bộ nghiên cứu của một số trường đại học, viện nghiên cứu, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhằm tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Bộ luật, chuẩn bị trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 7sắp tới
Bộ luật Dân sự là luật chung
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, sự mở rộng giao lu hợp tác quốc tế, khái niệm dân sự ngày càng được mở rộng đòi hỏi sự điều chỉnh kịp thời của pháp luật. Có thể nói, tất cả các quan hệ tài sản, quyền tài sản, quan hệ nhân thân và các quyền khác của chủ thể dân sự đều là các đối tượng điều chỉnh của Bộ luật Dân sự (BLDS). Tuy nhiên, mức độ phạm vi của BLDS quy định nh thế nào để điều chỉnh các đối tượng đó một cách phù hợp nhất là vấn đề đang được các chuyên gia pháp lý tranh luận.
Ông Nguyễn Đình Quyền (Vụ pháp luật, Văn phòng Quốc hội ) cho biết, hiện nay có hai quan điểm:
1 BLDS cần quy định toàn diện, đầy đủ các vấn đề liên quan đến dân sự.
2 Không nên xây dựng BLDS quá đồ sộ mà cần tách một số lĩnh vực quan hệ dân sự thành các đạo luật độc lập.
Vấn đề đặt ra là, BLDS phải quy định các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng, các luật chuyên ngành vừa không trái với các nguyên tắc cơ bản đó, vừa phù hợp với yêu cầu phát triển và hoàn thiện pháp luật dân sự phục vụ công cuộc đổi mới đất nước, mở rộng hợp tác đầu tư, giao lu quốc tế và tạo điều kiện cần thiết cho việc nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.
Ông Trần Hữu Huỳnh (Ban pháp chế, Phòng thương mại và công nghiệp Việt nam) đề nghị: không nên gọi BLDS là luật gốc, luật cơ bản với lý do chỉ có Hiến pháp mới được gọi là đạo luật cơ bản, luật gốc. Đối với BLDS cần thống nhất gọi là luật chung, theo nghĩa chung nhất; còn các luật chuyên ngành gọi là luật riêng, theo nghĩa riêng tận cùng. Vấn đề cơ bản trong quá trình xây dựng BLDS là phải xử lý tốt giữa cái chung và cái riêng, các điều luật phải khả thi và tạo điều kiện cho Toà án áp dụng theo nguyên tắc áp dụng luật riêng trước, luật chung sau. Nhưng việc xây dựng luật thì phải thông qua luật chung (BLDS) trước, sau đó mới thông qua các luật chuyên ngành (luật riêng). Cần rà soát các luật chuyên ngành để loại bỏ các quy định trùng lắp và đa vào BLDS những quy định chung nhất.
Ông Ngô Huy Cương (Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội) nêu xu thế các nước hiện nay trong việc nhập BLDS và Luật Thương mại làm một. Ông CƯơng đề nghị đa các quy định về quyền con người vào BLDS.
Chế định hợp đồng trong BLDS
Hà Thị Mai Hiên (Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật) phân tích những bất cập trong các quy định về những khái niệm, cấu trúc, trình tự ký kết, thực hiện hợp đồng dân sự … từ đó đưa ra kiến nghị sửa đổi BLDS cần phải dựa trên một số quan điểm tổng quát, thống nhất hệ thống luật t nói chung, pháp luật về tài sản và nghĩa vụ, hợp đồng nói riêng. Cần thay thuật ngữ “Nghĩa vụ” bằng “Trái vụ”; nghiên cứu để thay đổi cơ cấu của BLDS theo hướng: Tập trung vào một phần các quy định về chế định giao dịch, nghĩa vụ và hợp đồng; xác định chính xác hơn các thời điểm giao kết, hiệu lực, chuyển dịch (phát sinh) quyền sở hữu của hợp đồng. Không nên nhầm lẫn giữa hiệu lực của hợp đồng, phát sinh quyền và nghĩa vụ với vấn đề đăng ký chủ quyền với tài sản và sở hữu tài sản. Giao dịch hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất cần được quy định nh một số giao dịch hợp đồng cụ thể có một số đặc thù tơng tự (như hợp đồng mua bán nhà…)
Phạm Kim Anh (Đại học Luật – TP Hồ Chí Minh) đề nghị bỏ chữ “dân sự” sau chữ “hợpđồng” và phân chia “Hợp đồng thông dụng” (Chương XVIII Dự thảo BLDS) thành hai nhóm: 1 Các hợp đồng liên quan đến nghĩa vụ giao tài sản. 2 Các hợp đồng liên quan đến thực hiện công việc. Theo bà Kim Anh, cần bổ sung vào BLDS quy định về rủi ro trong hợp đồng. Hiện nay, thông thường những trường hợp có thiệt hại xẩy ra nhưng không xác định được do lỗi của ai thì theo nguyên tắc chung, người chủ sở hữu tài sản sẽ phải chịu rủi ro đó. Trường hợp tài sản đang thuộc chiếm hữu hoặc sử dụng ở người khác thì họ phải gánhchịu thiệt hại, trừ khi chứng minh lỗi do bất khả kháng. Bà Kim Anh góp ý sửa một số quy định cụ thể về hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng gửi giữ tài sản, hợp đồng bảo hiểm. (Xem hộp 1)
Ông Ngô Huy Cương (Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng trong BLDS nên có quy định về hợp đồng lập hội làm cơ sở pháp lý cho việc thành lập các hội công, hội tư. Các quy định về nghĩa vụ thành một chơng riêng, không nên đa chung vào phần các quy định về hợp đồng.
Tài sản và quyền sở hữu
Việc chia tách tài sản và quyền sở hữu trong phần thứ hai của Dự thảo BLDS làm mất đi mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa hai khái niệm này. Khái niệm về tài sản (Điều 154: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá khác và các quyền tài sản”) chỉ đề cập đến tài sản hữu hình mà cha bao quát được loại tài sản vô hình (quyền sở hữu trí tuệ) và cha thể hiện được nội dung tài sản với mối quan hệ chủ thể. Vì vậy, không thể nói quyền tài sản một cách độc lập mà thực chất đó là quyền của chủ thể có thể chuyển giao cho người khác
Hộp 1. Đề nghị sửa Điều 409 trong Dự thảo BLDS: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản và chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán”. Nên bỏ quy định tại khoản 3 và khoản 1, Điều 412 “…Trong trường hợp các bên thoả thuận thanh toán theo giá thị trường thì giá được xác định tại địa điểm và thời điểm thanh toán”. Khoản 1, Điều 413 “Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán do các bên thoả thuận. Bên bán phải giao tài sản cho bên mua đúng thời hạn đã thoả thuận, bên bán chỉ được giao tài sản trước hoặc sau thời hạn nếu bên mua đồng ý ”. Điều 455 “Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao cho bên vay một khoản tiền hoặc hiện vật để làm sở hữu; còn bên vay có nghĩa vụ phải trả lại cho người vay số tiền đã vay hoặc số lượng hiện vật cùng loại và cùng phẩm chất ngang với số lượng hiện vật đã vay. Đồng thời trả thêm số lãi đã quy định nếu là vay lấy lãi trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác” . Bổ sung thêm khoản 4 vào Điều 463: “Các quy định về hợp đồng vay được áp dụng tương ứng cho các giao dịch về hụi, họ, biêu, phường”. Đề nghị bỏ các quy định liên quan đến việc buộc các bên chỉ được thoả thuận về giá trong phạm vi khung giá nếu nhà nước có quy định (các Điều 465, 477). Nếu giữ nguyên thì cần bổ sung “…trừ trường hợp tài sản thuê, mợn của tư nhân”. Đề nghị quy định rõ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng vận chuyển hành khách. Sửa tiêu đề của Điều 554. Chậm thực hiện nghĩa vụ gửi giữ. Bỏ đoạn 1 trong điều này “Nếu bên giữ chậm trả tài sản khi hết hạn hợp đồng thì không được yêu cầu bên gửi trả tiền công và thanh toán các chi phí về bảo quản, kể từ thời điểm chậm trả và phải chịu rủi ro đối với tài sản trong thời gian chậm giao tài sản”. Nên quy định những vấn đề chung của hai loại hình kinh doanh bảo hiểm (tự nguyện và bắt buộc). Các quy định cụ thể đã có trong Luật Kinh doanh bảo hiểm. (nhằm phân biệt với quyền nhân thân). Điều 155 quy định: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản” thực chất là các quyền năng của các chủ thể khác nhau chứ cha phải khái niệm về quyền sở hữu.
Ông Phạm Công Lạc (Đại học Luật Hà Nội) có ý kiến cần xếp khái niệm tài sản gắn liền với phân loại tài sản. Trong khái niệm về tài sản tại Điều 154 trên quy định nhiều loại tài sản nhưng việc phân loại tài sản mới tập trung đối với tài sản là vật, cần bổ sung các loại tài sản là giấy tờ có giá nh cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, công trái, séc… Ông Phạm Công Lạc tán thành với bốn loại hình thức sở hữu: Sở hữu nhà nước, sở hữu pháp nhân, sở hữu tư nhân, sở hữu chung.
Ông Phạm Quý Tỵ Uỷ viên chuyên trách UBPL của Quốc hội đồng ý với phơng án hai của Dự thảo BLDS (sở hữu tập thể thay cho sở hữu pháp nhân, các hình thức sở hữu khác như ý kiến của ông Phạm Công Lạc nêu trên).
Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ
Có một số ý kiến đề nghị quy định những vấn đề chung nhất, những nguyên tắc cơ bản mang tính dân sự của quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ trong BLDS (Phần VI). Những quy định cụ thể và quy định mang tính hành chính đa vào Luật chuyên ngành (Luật về quyền sở hữu trí tuệ và Luật Chuyển giao công nghệ). Một số ý kiến khác đề nghị quy định cụ thể tất cả các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ trong BLDS. Loại ý kiến thứ ba đề nghị bỏ hoàn toàn các quy định tại phần VI để xây dựng riêng 2 đạo luật (Luật về quyền sở hữu trí tuệ và Luật về chuyển giao công nghệ).
Ông Đoàn Năng (Bộ Khoa học và Công nghệ) có ý kiến, BLDS chỉ nên giữ lại các quy định dân sự có tính chung nhất khẳng định việc thức nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản trí tuệ và chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, không nên để các quy định này tập trung thành phần VI mà cần phân tán vào từ phần I đến phần V dự thảo BLDS. Điều này tránh được việc tạo ra thêm một tầng nấc văn bản (ngoài các quy định trong các luật chuyên ngành), gây phức tạp khi vận dụng. Ví dụ chỉ cần đa nguyên tắc “quyền sở hữu trí tuệ là quyền tài sản của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác được Nhà nước công nhận và bảo hộ theo pháp luật” vào quy định tại phần II – Tài sản và quyền sở hữu, chứ không nên tách ra thành phần riêng biệt.
Biện pháp bảo đảm nghĩa vụ
Pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ góp phần vào việc tạo an toàn pháp lý cho các bên tham gia giao dịch dân sự. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển kinh tế – xã hội hiện nay, một số quy định về các biện pháp bảo đảm trong BLDS không còn phù hợp, các chế định hỗ trợ cho việc thực hiện các biện pháp này thiếu đồng bộ, nên cha phát huy được hiệu quả của các quy định này.
Nguyễn Thuý Hiền (Cục giao dịch bảo đảm, Bộ T pháp) đa ra quan điểm trong việc sửa đổi BLDS cần tăng cường hơn nữa quyền tự chủ, tự do cam kết, thoả thuận của các bên, đề cao nguyên tắc tự chịu trách nhiệm của các bên về quyết định của mình. Bà Hiền đóng góp ý kiến cho một số điều cụ thể (Xem hộp 2).
Hộp 2. Cần bổ sung khái niệm giao dịch bảo đảm vào Điều 299 (Đăng ký giao dịch bảo đảm). Việc tổ chức đăng ký giao dịch bảo đảm cần được quản lý tập trung, thống nhất, đảm bảo “một cửa” tạo thuận lợi cho người dân. Đối với Điều 301 (Quy định về việc một tài sản dùng để bảo đảm nhiều nghĩa vụ dân sự), không cần quy định về giá trị của tài sản bảo đảm mà để cho các bên thoả thuận. Về quy định cầm cố tài sản là vật nhưng có trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất, do đó cần quy định trong trường hợp cầm cố bất động sản thì được hiểu bao gồm cả quyền sử dụng đất (Điều 302. Cầm cố tài sản). Bỏ hạn chế về thời hạn cho thê, cho mợn mà thời hạn là do các bên thoả thuận (Điều 323). Nên quy định người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên bảo lãnh, khi bảo lãnh bằng tài sản thì chuyển thành cầm cố, thế chấp, do đó phải bỏ khoản 2 Điều 335, bỏ điều 343. Các bên có thể thoả thuận về người bảo lãnh bán tài sản để thanh toán nợ hoặc bên bảo lãnh yêu cầu Toà án giải quyết và cỡng chế thi hành, nếu bên bảo lãnh không tự nguyện. Nên để Điều 346 (Bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức chính trị xã hội) vào phần hợp đồng vay hoặc là một mục riêng sau.
Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Trong bài viết của ông Hoàng Phước Hiệp (Bộ T pháp) tán thành với nội dung Điều 770 quy định về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài “Trong Bộ luật này, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được hiểu là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.” Quy định này bảo đảm thống nhất với quy định tại Điều 405, khoản 2 Bộ luật Tố tụng dân sự. Ông Lê Văn Hoè (Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) không đồng ý với việc dùng chữ “định c” trong điều luật này, vì người định cư ở nước ngoài được hiểu là có quốc tịch nước ngoài, số người này định cư ở nước ngoài trong các thời kỳ từ khi thành lập nước ta đến nay với rất nhiều thành phần phức tạp, nếu không có sự giải thích sẽ tạo điều kiện cho một số thành phần lợi dụng để gây mất ổn định chính trị.
Có ý kiến bổ sung thêm, nếu chỉ có “cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài” với cách hiểu người định cư ở nước ngoài được hiểu là có quốc tịch nước ngoài, thì đối với những người Việt Nam sang lao động, làm ăn, sinh sống ở nước ngoài mà cha nhập quốc tịch hoặc chỉ là người c trú tạm thời ở nước ngoài thì các giao dịch dân sự với người trong nước có được coi là có yếu tố nước ngoài không? Do đó, cần có sự giải thích rõ ràng để quy trường hợp pháp luật hoặc điều ước dẫn chiếu đến pháp luật của nước có nhiều hệ thống pháp luật như các nước liên bang (Nga, Hoa Kỳ, Canađa…); các quy định chung về áp dụng luật đối với các vật quyền; vấn đề quyền miễn trừ tư pháp đối với tài sản của Nhà nước, Chính phủ Việt Nam ở nước ngoài. Pháp luật áp dụng đối với các hợp đồng cụ thể nhưng không có điều khoản về lựa chọn pháp luật áp dụng; pháp luật áp dụng đối với việc trả lợi tức cổ phần, cổ phiếu quốc tế; pháp luật áp dụng đối với trách nhiệm gây hậu quả do thiếu sót trong hoạt động thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, lao động quốc tế…1./.
1 “Về quan hệ dân sự yếu tố nước ngoài” Bài viết tham luận cho toạ đàm của ông Hoàng Phớc Hiệp, Vụ Pháp
luật quốc tế, Bộ T pháp.
===========================
SOURCE: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP SỐ 4/2005

0 comments:

Post a Comment

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | LunarPages Coupon Code