Wednesday, September 18, 2013

Nguồn của Luật quốc tế


1. Khái niệm nguồn của LQT

1.1. Định nghĩa

Nguồn của luật quốc tế được hiểu là những hình thức biểu hiện sự tồn tại của QPPL quốc tế (bao gồm điều ước quốc tế và tập quán quốc tế) do chính các chủ thể của luật quộc tế thỏa thuận xây dựng nên.

1.2. Phân loại nguồn (tham khảo TBG)

1.3. Luật quốc tế có hai loại nguồn đó là nguồn thành văn (điều ước quốc tế) và nguồn bất thành văn (tập quán quốc tế) với nội dung chứa đựng các quy phạm pháp luật quốc tế, trực tiếp điều chỉnh quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của các chủ thể quan hệ pháp luật quốc tế. (căn cứ khoản 1 điều 38 quy chế tòa án quốc tế của LHQ).


2. Điều ước quốc tế

2.1. Khái niệm điều ước quốc tế

2.1.1. Định nghĩa

"Điều ước QT là những văn bản pháp lý QT do chính các chủ thể của luật QT thỏa thuận xây dựng nên nhằm xác lập, thay đổi, hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế và phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật QT."

Câu hỏi nhận định:

Điều ước quốc tế là 1 văn bản pháp lý quốc tế do các quốc gia thỏa thuận xây dựng nên? => Sai, không sử dụng Công ước viên cho nhận định này, do yếu tố lịch sử để lại.
Mọi điều ước quốc tế điều là nguồn của luật quốc tế? => Sai, phải phù hợp với 7 nguyên tắc cơ bản của luật QT.
2.1.2. Phân loại điều ước (xem tập BG)
a. Căn cứ vào số lượng chủ thể tham gia

Điều ước quốc tế song phương
Điều ước quốc tế đa phương
Điều ước quốc tế đa phương khu vực
Điều ước quốc tế đa phương toàn cầu
b. Căn cứ vào lĩnh vực điều chỉnh
c. Căn cứ vào mức độ tham gia vào điều ước quốc tế của các chủ thể

d. Căn cứ vào quyền năng chủ thể

2.2. Trình tự ký kết điều ước quốc tế

2.2.1. Chủ thể ký kết điều ước quốc tế

Chủ thể của Điều ước quốc tế cũng chính là chủ thể của luật quốc tế, thực hiện thông qua các đại diện

2.2.2. Đại diện trực tiếp tham gia ký kết điều ước quốc tế

a. Đại diện đương nhiên

- Đại diện đương nhiên theo thông lệ quốc tế và thực tiễn pháp luật của các quốc gia đã xác nhận là những người không cần thư ủy nhiệm (giấy tờ) bao gồm:

Nguyên thủ quốc gia, Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, người đúng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của VN tại nước ngoài : đại sứ quán, (Công ước viên còn có công sứ quán, đại biện quán, không bao gồm lãnh sự quán). Do VN chỉ thiết lập Đại sứ quán nên ít nghe (mong muốn quan hệ cao nhất), Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền (khi nhấn mạnh vị thế vai trò người đứng đầu)= đại sứ (nói chung), người đúng đầu các phái đoàn đại diện thường trực của VN ở nước ngoài bao gồm nhiều đối tượng được cử: Thủ tướng, Chủ tịch nước, đại sứ........
b. Đại diện được ủy quyền: phải có giấy tờ ủy quyền (Điều 22 luật 2005)
Khái niệm thư ủy nhiệm: thư ủy nhiệm là văn kiện do cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia cấp để chỉ định một hoặc nhiều người thay mặt quốc gia mình đàm phán, thông qua hoặc xác thực văn bản để biểu thị sự đồng ý chấp thuận sự ràng buộc của một điều ước quốc tế hoặc nhằm hoàn thành bất kỳ một hành vi nào khác đối với một điều ước, (khoản 1 điều 2, mục d công ước Viên 1969).

2.3. Trình tự ký kết điều ước quốc tế

2.3.1. Đàm phán, soạn thảo và thông qua văn bản

2.3.2. Ký kết điều ước quốc tế

2.3.3. Phê chuẩn, phê duyệt điều ước quốc tế

2.4. Gia nhập điều ước quốc tế

2.5. Bảo lưu điều ước quốc tế

Bảo lưu điều ước quốc tế: "Một tuyên bố đơn phương của một quốc gia nhằm loại trừ hoặc thay đổi hệ quả của một hoặc một vài điều khoản trong điều ước đối với quốc gia đó."

Câu hỏi nhận định: mọi tuyên bố đơn phương của quốc gia là tuyên bố bảo lưu điều ước? Phê chuẩn, phê duyệt cũng là một tuyên bố đơn phương của một quốc gia, nhưng không phải nhằm mục đích bảo lưu điều ước, mà là phê chuẩn điều ước, phê duyệ điều ước, hoặc tuyên bố hủy bỏ điều ước.
Ví dụ trường hợp bảo lưu điều ước: 4 quốc gia A-B-C-D ký kết điều ước quốc tế về thương mại, trong đó có điều khoản sau 5 năm, có tuyên bố ưu đãi thuế suất cho doanh nghiệp ở mức nào đó. Trong đó B,C,D không có ý kiến gì. Nhưng A thấy không khả thi trong điều kiện của mình.
- Nước A tuyên bố bảo lưu khoản 1 điều 2 này, loại trừ điều khoản này đối với điều ước mà nước A. B,C,D vẫn theo điều khoản này, nhưng quan hệ giữa các nước đó với A thì được loại trừ hiệu lực điều khoản này.

- Nước A tuyên bố bảo lưu khoản 1 điều 2 này bằng cách thay đổi hệ quả, và được tất cả các quốc gia thành viên chấp thuận. Sau 15 năm mới dành thuế suất cho các nước này.

=> ý nghĩa của bảo lưu loại trừ & thay đổi.

Thực tiễn không phải quốc gia đưa ra tuyên bố bảo lưu cũng được các quốc gia thành viên chấp thuận!. Có ba sự phản ứng của các cơ quan hữu quan: phản đối, đồng ý, im lặng.

Khoản 5 điều 69, công ước ... 59 -> sau thời hạn 12 tháng, không chấp thuận hay phản đối, mặc nhiên hiểu rằng chấp thuận bảo lưu.

Hãy chứng minh, bảo lưu là quyền nhưng không tuyệt đối?

Bảo lưu được xem là một quyền, nhưng quyền này không phải là quyền tuyệt đối, vì những lý do sau đây:

1. Bảo lưu không áp dụng cho điều ước song phương mà chỉ áp dụng cho điều ước đa phương
2. Đối với điều ước đa phương mà có điều khoản quy định "cấm bảo lưu" thì quyền bảo lưu cũng không được thực hiện. Công ước 1982 về Luật Biển không chấp thuận bảo lưu -> không được quyền bảo lưu.
3. Đối với những điều ước đa phương chỉ cho phép bảo lưu một hoặc một vài điều khoản cụ thể nhất định, thì quyền bảo lưu cũng không được thực hiện đới với những điều khoản còn lại => trong trường hợp điều ước chỉ cho phép bảo lưu những điều khoản cụ thể thì các quốc gia chỉ được bảo lưu những điều khoản đó. Công ước quốc tế 1961 về quan hệ ngoại giao cho phép bảo lưu khoản 2 điều 37 -> muốn chỉ bảo lưu được khoản 2 điều 37 mà thôi, các điều khoản còn lại muốn hay không cũng không thể bảo lưu.
4. Nếu điều ước đa phương cho phép bảo lưu bất kỳ điều khoản nào thì quyền bảo lưu cũng không được thực hiện đối với những điều khoản không phù hợp với mục đích và đối tượng của điều ước (nghĩa là đối với những điều ước quốc tế đa phương cho phép bảo lưu thì một tuyên bố bảo lưu sẽ không được chấp thuận nếu nội dung của nó trái với mục đích và đối tượng của điều ước. Công ước Geneva , bảo vệ nạn nhân chiến tranh, các bên tham chiến không được tấn công bệnh viện, trường học -> không được bảo lưu điều khoản này vì trái với mục đích, nội dung chính của công ước này.
Bài tập tình huống: "..."?
Giả sử 1: "cấm bảo lưu" -> mọi quốc gia thành viên phải thực hiện đầy đủ trọn vẹn các điều khoản trong điều ước.
Giả sử 2: Cho phép bảo lưu điều khoản nào đó, thì cho phép mọi quốc gia thành viên có thể bảo lưu điều khoản này, mà bất kể sự phản đối, mọi phản đối vô hiệu.
Giả sử 3: cho phép bảo lưu chung chung -> 2 trường hợp: 1/ im lặng trong 12 tháng hoặc chấp thuận, đồng ý -> coi như bảo lưu có hiệu lực pháp luật. 2/ nước phản đối -> thì điều khoản bảo lưu vô hiệu với nước phản đối, phải thực hiện đúng điều khoản này.
Giả sử 4: tuyên bố bảo lưu với điều khoản nào, mà việc bảo lưu điều khoản này trái với mục đích của điều ước -> vô hiệu.
Hãy phân tích các phương thức làm phát sinh hiệu lực của 1 điều ước quốc tế:
- Nếu như 1 điều ước quốc tế mà không có quy định phải trải qua phê chuẩn phê duyệt, thì sau khi ký chính thức phát sinh hiệu lực pháp luật.

- Ký tượng trưng có sự đồng ý của các cơ quan thẩm quyền.

- Ký chính thức co sự phê chuẩn, phê duyệt.

Ví dụ: "Hiệp định thương mại Việt Mỹ có hiệu lực pháp luật sau khi quốc hội hai nước phê chuẩn, phê duyệt."


Hãy phân biệt giữa phê chuẩn và phê duyệt: Sự khác biệt giữa hai loại này: (theo luật quốc gia quy định) -> theo luật việt Nam là theo thẩm quyền. Hầu hết các nước -> thẩm quyền phê chuẩn giao cho Quốc hội, thẩm quyền phê duyệt cho cơ quan hành pháp.

- Thẩm quyền phê chuẩn -> quốc hội hoặc chủ tịch nước. Điều 31,32 Luật 2005

- Thẩm quyền phê duyệt -> Cơ quan chính phủ -> điều 43,44 Luật 2005.

=> Phê chuẩn có mức độ quan trọng hơn so với phê duyệt.

Những điều ước cần phê chuẩn:

-> Hiểu nôm na: nhân danh nhà nước. Điều 7 Luật 2005 -> Những điều ước mà chủ tịch nước Việt Nam nhân danh với người đứng đầu nhà nước khác -> cần phải sự phê chuẩn. Những điều ước liên quan biên giới, lãnh thổ, quyền con người.

Những điều ước cần phê duyệt:

-> Hiểu nôm na: nhân danh chính phủ. Đưa ví dụ.

Câu hỏi nhận định:


Bảo lưu là 1 tuyên bố đơn phương nhằm loại trừ 1 hoặc 1 vài điều khoản trong điều ước? S, có thể không loại trừ nhưng thay đổi hệ quả của điều khoản đó.
Trong mọi trường hợp các quốc gia thành viên khi tham gia điều ước thì điều ước đã phát sinh hiệu lực? Có trường hợp nào gia nhập điều ước chưa phát sinh hiệu lực?. Trường hợp nào, các bên không tham gia quá trình đàm phán soạn thảo, tại thời điểm điều ước đã được ký kết nhưng điều ước phải chờ phê chuẩn phê duyệt thì bên thứ ba gia nhập điều ước này. Trên thực tế thì ít xảy ra.
Giả sử VN tham gia vào điều ước với tư cách thành viên gia nhập, sau khi điếu ước phat sinh hiệu lực, VN tiến hành xem xét, thấy nhiều điều khoản bất lợi, hay khi tham gia thì có nhiều điều bất lợi cho Việt Nam, thì VN có quyền yêu cầu sửa đổi bổ sung theo yêu cầu của VN không? Các bên trong điều ước có nghĩa vụ sửa đổi bổ sung theo yêu câu VN không? -> vấn đề này tự nguyện, các bên trong điều ước có quyền không sửa đổi bổ sung. Trong trường hợp này thì LQT có cơ chế để bảo vệ, trong trường hợp các quốc gia thành viên tiên liệu 1 số điều khoản mà thành viên mới không thể tham gia hay chấp nhận -> có quyền bảo lưu điều ước quốc tế.
Phê duyệt là hành vi tiếp sau phê chuẩn? Hai hành vi hoàn toàn độc lập với nhau tùy theo luật quốc gia quy định, tùy thuộc vào từng loại điều ước quy định.
So sánh gia nhập, phê chuẩn, phê duyệt điều ước? giống nhau: hanh vi pháp lý đơn phương của 1 quốc gia nhằm công nhận hiệu lực của điều ước quốc tế đối với quốc gia mình. Gia nhập cũng là phương thức phát sinh hiệu lực của 1 điều ước quốc tế. Khác nhau: Phê chuẩn, phê duyệt cũng có thể áp dụng cho điều ước song phương (hiệp định thương mại Việt Mỹ) , điều ước đa phương (công ước quốc tế về Luật Biển). Gia nhập chỉ áp dụng cho điều ước đa phương. Phê chuẩn, phê duyệt phát sinh hiệu lực sau khi phê chuẩn, phê duyệt. Tại thời điểm đó điều ước đó chưa phát sinh hiệu lực. Trong khi gia nhập thì điều ứớc đã phát sinh hiệu lực (thông thường).
Vấn đề thực hiện điều ước quốc tế, tùy từng loại mà áp dụng trực tiếp hày gián tiếp. Cơ sở pháp lý khoản 2,3 điều 6 Luật ký kết các điều ước 2005.
Câu hỏi: Hiệu lực của 1 điều ước quốc tế là trực tiếp hay gián tiếp? Thực hiện điều ước quốc tế là các quốc gia phải ban hành các văn bản để hướng dẫn thực hiện?

2.6 Hiệu lực pháp lý của điều ước

2.6.1 Điều kiện

Điều ước vi phạm điều kiện sẽ bị coi là vô hiệu, tùy theo mức độ, có thể chia làm 2 loại:

- Điều ước vô hiệu tuyệt đối

- Điều ước vô hiệu tương đối

2.6.2 Hiệu lực điều ước theo không gian

2.6.3 Hiệu lực điều ước theo thời gian


Điều ước quốc tế hết hiệu lực: là những điều ước không còn giá trị ràng buộc đối với các bên ký kết (không còn khả năng phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên). Các trường hợp điều ước hết hiệu lực:

1/ Giải quyết xong hoặc đạt được mục tiêu đề ra

2/ Điều ước có điều khoản quy định ngày hết hiệu lực


Ngoài ra còn có các trường hợp sau, điều ước có thể chấm dứt hiệu lực:

1/ Chiến tranh xảy ra

- Đối với điều ước song phương: chấm dứt hiệu lực nhưng đối với những điều ước quốc tế về lãnh thổ, biên giới quốc gia, những điều ước có điều khoản ghi nhận vẫn có hiệu lực ngay cả khi có chiến tranh xảy ra.

- Đối với điều ước đa phương: sẽ chấm dứt hiệu lực giữa các bên tham chiến còn các bên không tham chiến thì điều ước đó vẫn có hiệu lực

2/ Các bên thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của điều ước

3/ Khi một bên đơn phương chấm dứt hiệu lực:

a. Bãi bỏ điều ước quốc tế: là hành vi đơn phương của một quốc gia tuyên bố điều ước đã hết lực đối với mình (với điều kiện có điều khoản quy định cho phép quốc gia tuyên bố đơn phương bãi bỏ điều ước). Xảy ra 2 trường hợp: điều ước đơn phương -> điều ước quốc tế hết hiệu lực, điều ước đa phương -> chấm dứt hiệu lực của bên ra tuyên bố, các bên còn lại vẫn có hiệu lực.

b. Hủy bỏ điều ước quốc tế: là tuyên bố đơn phương của một quốc gia (do cơ quan có thẩm quyền trong nước) nhằm chấm dứt hiệu lực của một điều ước quốc tế đối với mình mà không cần điều ước đó cho phép.

Cơ sở pháp lý:

1/ Khi một bên chỉ hưởng quyền mà không thực hiện nghĩa vụ

2/ Một hay nhiều bên vi phạm nghiêm trọng những điều khoản của điều ước

3/ Khi quốc gia không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình -> Rebus sis stantibus -> hoàn cảnh thay đổi cơ bản dẫn đến quốc gia không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Ví dụ như thay đổi chủ thể quốc gia, Đông Đức và Tây Đức, việc hợp nhất này làm cho 2 quốc gia này không thể thực hiện nghĩa vụ trong điều ước có thể hủy bỏ hợp lệ, hợp pháp. Hoàn cảnh: hợp nhất, chia cắt, thậm chí như đảo chính thay đổi chính thể, chính quyền (ví dụ trường hợp thái lan).

Tạm đình chỉ thực hiện điều ước: quyền của quốc gia và được ghi nhận trong Luật điều ước quốc tế

1/ Các bên tham gia điều ước sẽ gián đoạn thực hiện trong một thời gian nhất định

2/ Cơ sở pháp lý của việc tạm đình chỉ là do sự thỏa thuận của các thành viên hoặc do điều ước quy định

3/ Trong thời gian tạm đình chỉ các bên không có bất kỳ hình thức nào cản trở việc khôi phục lại hiệu lực của điều ước quốc tế sau một thời gian gián đoạn.

Phân biệt tạm đình chỉ với bãi bỏ điều ước?

Câu hỏi nhân định: một điều ước chấm dứt hiệu lực khi có chiến tranh xảy ra? (Sai)

Bài tập tình huống : điều ước quốc tế chấm dứt hiệu lực trong những trường hợp nào? trường nào là hợp lệ hợp pháp, trường hợp nào không hợp pháp?


3. Tập quán quốc tế

3.1. Khái niệm

Theo nghĩa là nguồn của Luật quốc tế, thì tập quán quốc tế là quy tắc xử sự chung, hình thành trong thực tiễn quốc tế và được các chủ thể của LQT thừa nhận rộng rãi là quy phạm có tính chất pháp lý bắt buộc.

Tuy nhiên, không phải quy tắc xử sự nào hình thành trong thực tiễn cũng trở thành quy phạm tập quán quốc tế, tức là nguồn của LQT. Những tập quán là nguồn của LQT phải thỏa mãn các điều kiện sau:


1/ Tập quán đó phải được áp dụng trong một thời gian dài trong thực tiễn quốc tế, thể hiện ở hai khía cạnh sau:

a. Tập quán này phải lặp đi lặp lại nhiều lần trong một quá trình liên tục.

b. Trong quá trình áp dụng đó, các quốc gia tin chắc xử sự như vậy là đúng về mặt pháp lý.

=> Một tập quán được coi là áp dụng qua một thời gian dài qua thực tiễn quốc tế phải đảm bảo hai yếu tố trên.

2/ Tập quán đó phải được thừa nhận rộng rãi nhưng những quy phạm có tính chất pháp lý bắt buộc, thể hiện

a. Phải được nhiều quốc gia thừa nhận và áp dụng. Có nhũng tập quán được nhiều quốc gia thừa nhận vá áp dụng nhưng cũng có những tập quán chỉ áp dụng trong quan hệ song phương hày một số nước trong khu vực.

b. Phải được thừa nhận như những quy phạm có tính chất pháp lý bắt buộc.

3/ Tập quán đó phải có nội dung phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế.

Chỉ những tập quán được áp dụng qua một thời gian dài trong thực tiễn, được nhiều quốc gia thừa nhận có giá trị pháp lý bắt buộc và có nội dung phù hợp với những quy phạm Jus Cogens của Luật quốc tế mới là nguồn của Luật quốc tế.

3.2. Con đường hình thành

1/ Theo quan điểm truyền thống

2/ Theo quan điểm mới

3.3. Hiệu lực

- Tập quán quốc tế có giá trị pháp lý như điều ước quốc tế

- Tập quán quốc tế có thể được áp dụng khi không có quy phạm điều ước quốc tế điều chỉnh hoặc các chủ thể Luật quốc tế chọn lựa tập quán quốc tế để điều chỉnh.

Câu hỏi nhận định:

1. Mọi tập quán phát sinh trong đời sống quốc tế đều là nguồn của LQT? S, Không phải mọi tập quán phát sinh trong đời sống được đương nhiên là nguồn của LQT, => Chỉ có những tập quán nào mà trong mối quan hệ giữa các chủ thể LQT với nhau, được họ thỏa thuận thừa nhận để giải quyết vụ việc thì tập quán đó mới được xem là tập quán quốc tế nguồn của LQT giải quyết vụ việc giữa các bên. phải thỏa mãn 3 điều kiện: Chỉ những tập quán được áp dụng qua một thời gian dài trong thực tiễn, được nhiều quốc gia thừa nhận có giá trị pháp lý bắt buộc và có nội dung phù hợp với những quy phạm Jus Cogens của Luật quốc tế mới là nguồn của Luật quốc tế.
2. Thỏa thuận là con đường duy nhất để hình thành nguồn của Luật quốc tế? Đ, thỏa thuận là con đường duy nhất để hình thành nguồn của LQT là luôn luôn đúng. Bởi vì bản chất của LQT là sự thỏa thuận, mà nguồn của LQT không chỉ bao gồm điều ước mà còn bao gồm tập quán quốc tế, nên thỏa thuận là con đường duy nhất.
3. Điều ước quốc tế có giá trị pháp lý cao hơn tập quán quốc tế? Là 2 nguồn có giá trị như nhau. Xuất phát từ bản chất của luật quốc tế là thỏa thuận.
4. Tình huống: trong trường hợp cùng 1 vấn để có cả nguồn điều ước quốc tế và nguồn tập quán quốc tế cùng giải quyết, theo anh chị thì áp dụng nguồn nào? tại sao? -> Ưu tiên sự thỏa thuận giữa các bên, nếu thỏa thuận tập quán áp dụng tập quán, nếu thỏa thuận điều ước áp dụng điều ước. Về mặt nguyên tắc, ưu tiên sự thỏa thuận như trên, nhưng trên thực tiễn hiện nay, thông thường các bên lại ưu tiên áp dụng điều ước để giải quyết. Vì điều ước là 1 văn bản thành văn, quy định tương đối rõ ràng, cụ thể, có cả ràng buộc trong khi tập quán là luật bất thành văn, nên việc thống nhất giải quyết tranh chấp rất khó khăn => P.63. có hết trong sách.
5. Điều ước quốc tế có nhiều ưu thế hơn tập quán quốc tế? Sai, ơ kìa sai chổ nào nhở (Cô giáo) -> Đúng. Ưu thế hơn là đúng, vì các bên ưu tiến áp dụng điều ước quốc tế.
4. Các phương tiện bổ trợ cho nguồn của Luật Quốc tế
Các nguyên tắc pháp luật chung.
Nghị quyết các tổ chức quốc tế liên chính phủ.
Phán quyết của tòa án quốc tế.
Học thuyết về Luật quốc tế.
Hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia.
=> 5 hình thức này chỉ bổ trợ, chứ không phải là nguồn. Trong trường hợp không có điều ước quốc tê hoặc tập quán quốc tế, thì 5 nguồn này là cơ sở để các bên giải quyết vụ việc.

Câu hỏi nhận định: Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ là nguồn của luật quốc tế? sai, là phương tiện bổ trợ, nhưng phải lý giải tại sao?. Túm lại của cô giáo: Muốn xem là bản chất (nguồn của luật quốc tế): 1/ Luôn đạt sự thỏa thuận giữa các chủ thể của Luật quốc tế. Ví dụ: hiến chương liên hiệp quốc là sự thỏa thuận của 51 quốc gia thành viên tham gia sáng lập, có tính bắt buột đối với quốc gia thành viên. 2/ Có tính quy phạm bắt buột đối với các chủ thể.

Kiểm tra 2 tiêu chí:

1. Các nguyên tắc pháp luật chung.
2. Nghị quyết các tổ chức quốc tế liên chính phủ.
3. Phán quyết của tòa án quốc tế -> quan điểm chủ quan của quan tòa, không phải là sự thỏa thuận -> không thỏa tiêu chí 1.
4. Học thuyết về Luật quốc tế -> chỉ là các quan điểm, tư tưởng của các cá nhân, luật gia -> không phải chủ thể của LQT -> không mang tính bắt buột thi hành -> giải thích ngôn ngữ -> mang tính chất quy phạm.
5. Hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia -> không đat tiêu chí 1. không đạt được sự thỏa thuận, 2. không có tính bắt buột -> phương tiện bổ trợ.


Trả Lời Với Trích Dẫn

0 comments:

Post a Comment

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | LunarPages Coupon Code