3.2.2 Làm gì để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế?

Để phát huy tính cạnh tranh trên cơ sở phát huy tối đa mọi nguồn lực của người dân để kinh tế dân doanh phải được phát triển. Tất cả thành phần kinh tế cạnh tranh bình đẳng chứ không cần phải nhấn mạnh “ông” nào chủ đạo. Vì vậy, cụm từ “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” cần được xóa bỏ hoặc thay bằng cụm từ “kinh tế nhà nước giữ vai trò hướng đạo” (hoặc “hướng dẫn” hay “dọn đường”, hoặc một từ ngữ nào đó phù hợp hơn với những ý tưởng trình bày dưới đây. Đây không phải là thay đổi từ ngữ, mà là thay đổi cơ bản tinh thần luận điểm.Trước đây thường nói là “chủ đạo”, nhưng cũng chưa có định nghĩa rành mạch. Cả một thời kỳ dài nó được hiểu đồng nghĩa với nắm các vị trí then chốt (dẫn tới thâu tóm dành độc quyền), phải đi đầu về mọi mặt (dẫn tới đòi ưu tiên, đòi điều kiện thuận lợi).“Chủ đạo” được hiểu nặng về đòi hỏi đối với Nhà nước và xã hội. Còn “hướng đạo” cần hiểu ngược lại, nặng về nghĩa vụ mà kinh tế nhà nước phải đảm nhiệm với Nhà nước và xã hội.
Chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, không nên lập thêm các tổng công ty Nhà nước hay xí nghiệp quốc doanh không thuộc các ngành trọng tâm, trọng điểm, lập thêm như vậy là đi ngược lại với xu hướng đổi mới đã và đang diễn ra, xét cả về lý luận, chính sách và thực tiễn. Vì thế, thay vì lập thêm các tập đoàn Nhà nước, cần tạo hành lang pháp lý cho việc thành lập và phát triển các tập đoàn tư nhân, xây dựng các tập đoàn tư nhân trở thành những trụ cột của nền kinh tế. => Đây là một khả năng hoàn toàn hiện thực trong nền kinh tế thị trường nơi tư nhân là một động lực chính.
Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các tập đoàn kinh tế, không phân biệt thành phần kinh tế thuộc khu vực Nhà nước hay tư nhân, vừa tạo điều kiện để Nhà nước chuyển bớt một phần các nguồn lực đầu tư sang các lĩnh vực hiệu quả hơn xét cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường, giảm bớt những thất thoát, lãng phí như đã xảy ra, vừa tăng cường huy động sự tham gia đóng góp của các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước, các nguồn vốn xã hội vào tiến trình phát triển và đào luyện được những doanh nhân đích thực cho đất nước. Đã đến lúc cần thống nhất quan điểm kinh tế nhà nước không cạnh tranh với kinh tế ngoài nhà nước, mà tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng phát triển. Bây giờ không có chuyện “ai thắng ai”, mà phải là “cùng thắng”. Cái gì tư doanh làm được và làm tốt, kinh tế nhà nước không cần tham gia vì còn nhiều việc khác khó hơn đang chờ. Làm vậy mới thể hiện đúng tinh thần của đường lối đổi mới của Đảng và bản chất của Nhà nước ta.