Wednesday, January 1, 2014

MỘT VỤ KÊU OAN HƠN 30 NĂM QUA TẠI TỈNH NINH THUẬN: VÌ SAO NGƯỜI CÓ CÔNG BỊ "TREO" HUÂN CHƯƠNG

LÊ NGUYỄN
Theo đề nghị của UBND tỉnh Ninh Thuận, ngày 26-2-1998, Chủ tịch nước đã kí quyết định trao Huân chương kháng chiến hạng 3 cho ông Văn Quang Hui, sinh năm 1936, thường trú tại 26/11, Trương Định, phường Phú Mỹ, thành phố Phan Rang, Ninh Thuận. Thế nhưng, đến nay đã 10 năm trôi qua, ông Văn Quang Hui vẫn chưa nhận được huân chương nói trên. Vì sao lại như vậy?
Ông Văn Quang Hui đã tham gia cách mạng trong giai đoạn chống Mỹ những năm 1965 – 1975. Ông hoạt động bên trong lòng địch tại cơ sở mật (đơn tuyến – bí danh B04) được tổ chức của cách mạng giao nhiệm vụ đóng góp tiếp tế lương thực, thực phẩm, tiền, hànghoávà đạn dược… với số lượng rất lớn, cụ thể như: gạo khoảng 500 tấn, muối, văn phòng phẩm, sắt tròn 6 ly đến 10 ly, tôn 2 ly, xi măng và dụng cụ công binh xưởng để chế biến vũ khí tự tạo như mìn bọc phá, khẩu pháo để cung cấp cho tiểu đoàn 610 và 212 của huyện đội Thuận Nam.
Mặc dù vậy, năm 1976, UBND tỉnh Thuận Hải (cũ) lại ra Quyết định số 220-UB/QĐ “quy tội” ông Văn Quang Hui làm tay sai cho địch, đồng thời tịch thu tài sản của gia đình ông trong khi nhiều ý kiến của các cán bộ lão thành cách mạng hoạt động trước đây cho rằng quyết định trên không có cơ sở, chưa có sự tham khảo ý kiến của các vị nguyên là lãnh đạo Đảng và chính quyền cách mạng đã trực tiếp chỉ đạo, quản lý ông Văn Quang Hui.
Ông Phạm Sáu, nguyên là lãnh đạo thanh tra sở chức năng tại địa phương, nói: “Trong quá trình thẩm tra xác minh, tôi có gặp một số người đã trực tiếp quan hệ và biết rõ về quá khứ của ông Hui trong thời gian kháng chiến chống Mỹ, những người đó đều khẳng định ông Văn Quang Hui là người có công với cách mạng”. Ông Huỳnh Đức Tỉnh, nguyên Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thuận Hải (cũ) kể lại: “Tôi vào Nam năm 1962 công tác tại Văn phòng Tỉnh
uỷNinh Thuận, được biết năm 1965 anh Văn Quang Hui đã phục vụ cho tỉnh, một lần anh Hui phục kích chặn đoàn xe của Trần Thị Xuân (đoạn Quán Thẻ, quốc lộ 1) tịch thu 3 xe chở vải và một số vật dụng khác đưa về căn cứ để phục vụ cho nhu cầu của ta (cách mạng – PV) đang gặp khó khăn. Những năm sau đó được biết anh vẫn tiếp tục hoạt động lấy nhiều xe chở gạo của địch, thu tiền thuế muối của Công ty Nhật – Việt tại Sở muối Cà Ná (mỗi năm trên 1 triệu đồng tiền NguỵSài Gòn)”.
Cho đến nay, ông Văn Quang Hui đã nhiều lần làm đơn khiếu nại lên UBND tỉnh Ninh Thuận nhưng không có kết quả. Năm 1993, UBND tỉnh Ninh Thuận mới ra Thông báo số 62UB/NT, nội dung bác bỏ cơ bản Quyết định 220-UB/QĐ (năm 1976) có nội dung “quy tội” nói trên đối với ông Hui. Và năm 1999, Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTB-XH) tỉnh Ninh Thuận tiến hành thẩm tra xác minh và báo cáo kết luận việc ông Văn Quang Hui làm tay sai cho địch là chưa có căn cứ để xác định tội phạm, đồng thời Thanh tra Sở cũng khẳng định việc ông Văn Quang Hui tham gia cơ sở mật và đóng góp cho cách mạng là đúng.
Đối chiếu với pháp lệnh ưu đãi người có công với nước, trường hợp ông Văn Quang Hui đủ điều kiện là người có công với nước. Theo đó, Thanh tra Sở LĐTB-XH kiến nghị Giám đốc Sở báo cáo, đề nghị UBND tỉnh ra quyết định công nhận ông Văn Quang Hui là người có công với nước. Sau đó, Sở LĐTB-XH tỉnh Ninh Thuận đã có công văn đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận xem xét giải quyết cho ông Hui được hưởng chế độ người có công với nước.
Tại Công văn 384/BTĐKTTW-TT (ngày 30-11-2005) của Ban Thi đua – Khen thưởng khẳng định trong danh sách được khen thưởng Huân chương kháng chiến hạng 3 của Trung tâm Tin học và Lưu trữ của Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương có tên ông Văn Quang Hui và cơ quan này cũng đã đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo các ban, ngành liên quan xem xét, giải quyết dứt điểm trường hợp khen thưởng của ông Văn Quang Hui theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, không hiểu vì sao, đến nay việc trao Huân chương kháng chiến hạng 3 cho ông Văn Quang Hui vẫn tiếp tục trôi vào quên lãng. Dư luận và những người trực tiếp làm việc với ông Hui thắc mắc: Năm 1976, UBND tỉnh Thuận Hải (nay là tỉnh Ninh Thuận) ra quyết định kết tội ông Hui nhưng tại sao năm 1998 lại đề nghị Chủ tịch nước công nhận ông Hui là người có công với nước? Sau khi Thanh tra Sở LĐTB-XH kết luận ông Hui bị oan và khẳng định ông Hui đủ điều kiện được công nhận là người có công với nước thì sự việc lại bị rơi vào im lặng. Đến bao giờ UBND tỉnh Ninh Thuận mới có câu trả lời thoảđáng cho trường hợp của ông Văn Quang Hui?
SOURCE: BÁO TIỀN PHONG

0 comments:

Post a Comment

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | LunarPages Coupon Code