Xuân đến Tết về
không chỉ là ngày, là mùa đón khí mới mà còn là dịp con người tri ân tổ
tiên, nguồn cội, biểu tỏ tình yêu thương với gia đình, người thân, bạn
bè…
Tết thời hội nhập
Cứ nhìn dòng người ngược xuôi hối hả trong những ngày
áp Tết đủ thấy người Việt lo và thích sắm Tết như thế nào. Ngày xưa,
của cải vật chất chưa dồi đào, sắm Tết cơ bản để có thực phẩm dùng trong
những ngày Tết, khoảng thời gian chợ không họp, mọi người nghỉ ngơi đi
chơi. “Dửng dừng dưng bánh chưng ngày Tết” là câu để nói ngày Tết người
ta không mấy ăn uống. Không mấy ăn uống nhưng vẫn sắm Tết. Hơn nữa sắm
Tết không chỉ cho mình, gia đình mình mà còn cho người khác. Tết anh em,
bè bạn, ân nhân, sắm quần áo mới, giày dép mới, đồ dùng mới cho con
cái, cháu chắt…
Những phong tục Tết tốt đẹp như sắm Tết, xông nhà,
chúc Tết, mừng tuổi… có vẻ như để chú trọng nuôi dưỡng tình cảm và các
mối quan hệ giữa con người với con người nhất là quan hệ gia đình, dòng
tộc. Nhờ giữ gìn phong tục người ta trở nên gần gũi, thân thiết hơn, các
giá trị trở nên thiêng liêng hơn, gắn bó sâu sắc với nhau hơn và trở
thành bản sắc văn hóa, dấu ấn tinh thần của mỗi cá thể và mỗi dân tộc.
Không ít người có công việc phái xa quê hương bản
quán nhưng mỗi khi Tết đến dù bận đến mấy cũng thu xếp trở về là bởi cái
nỗi nhớ những phong tục đó. Lại có những người Tết đến là dịp du xuân
Thông thường, tùy năm tùy tuổi người ta chọn hướng xuất hành, chọn nơi
thăm viếng, thưởng ngoạn, khám phá. Hội nhập bây giờ chuyện du xuân càng
thêm tấp nập. Đi đề biết đó biết đây, biết mình giống ai, ai giống mình
và khác nhau như thế nào để hiểu thêm phong tục vừng đất khác, dân tộc
khác…
Năm nay là năm đầu Việt Nam ở trong WTO, năm có nhiều
thời cơ mới, vận hội mới không chỉ với người Việt trong nước mà có
người Việt ở nước ngoài. Nhiều người từ nước ngoài về để sống trong
không khí Tết có truyền với những tinh hoa còn lại của phong tục cũ cho
thỏa nỗi nhớ nhung. Khi về, người già đem theo con trẻ để cho con thấy
những câu chuyện hồi ức của mình không phải là huyền thoại, để con trẻ
hiểu sức mạnh tinh thần của cộng đồng người Việt bắt đầu từ những văn
hóa cội nguồn… Cũng nhiều người Việt, nhân dịp nghỉ ngơi ngày Tết bước
ra khỏi biên giới, để xem, để kết nối với bạn bè bốn biển năm châu với
hy vọng mở ra những hoạt động mới hiệu quả cho nền kinh tế…
Giá trị Việt Nam
Con gái tôi từ Mỹ gửi email về, bảo rất nhớ nhà. Nhớ
những ngày Hà Nội áp Tết mưa rây, hoa đào hé nụ, chợ hoa muôn hoa, người
mua tíu tít ớ phố hàng Lược, ở các chợ cửa ô. Nhớ bánh chưng, rượu mùi,
nhớ đêm giao thừa nghe ngâm thơ, lời chúc. Nhớ những ngày giáp Tết các
cơ quan tặng nhau tờ lịch, lương tháng 13, mọi người ở nhà xem tivi
chương trình “Táo quân” mà cười đau ruột…
Mỗi năm người thêm một tuổi, đời thêm thời gian, từ
xa nhìn về quê nhà thấy đất nước mỗi ngày là mỗi thay đổi có thêm nhiều
cái mới, rất đáng tự hào để khoe với hàng xóm xung quanh. Y là hàng hóa
Việt Nam giờ đây đã có mặt ở khắp nơi với chất lượng cao, người Việt Nam
hầu hết đã hiểu quy luật thị trường. (Tất nhiên, khái niệm hàng hóa là
rất rộng, nó không chỉ là dệt may, là hải sán, là thủ công mỹ nghệ mà cả
sán phẩm văn học nghệ thuật như phim ảnh, sách báo…). Y là, tuy hội
nhập kinh tế với toàn cầu nhưng những nét văn hóa truyền thống trong mỗi
gia đình Việt Nam, trong xã hội Việt Nam rất sinh động và phong phú đều
được người Việt có ý thức giữ gìn.
SOURCE: BÁO NGƯỜI ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN
0 comments:
Post a Comment