Sunday, October 13, 2013

MỘT SỐ VƯỚNG MẮC KHI ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NGOẠI HỐI HIỆN NAY


THS. NGUYỄN THÙY TRANG -  Tổng công ty Công nghiệp hóa chất mỏ – Vinacomi
Thực hiện Nghị quyết số 02/2011/NQ-CP ngày 9/1/2011, Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP ngày 01/3/2011 của Chính phủ, Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 1/3/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, năm 2011, các hoạt động giao dịch, niêm yết, thanh toán, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú trên lãnh thổ Việt Nam đã, đang và sẽ được siết chặt quản lý theo đúng các quy định về quản lý ngoại hối của Nhà nước. Nhưng, quản lý như thế nào, xử lý ra làm sao vẫn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi.
Chấn chỉnh việc sử dụng đồng tiền Việt Nam, ngăn chặn tình trạng đô la hóa nên được xem xét từ gốc, đó là các quy định của pháp luật, sau đó là việc thực thi và vận dụng các quy định đó trên thực tế. Trong bối cảnh kinh tế thị trường mở cửa, giao dịch thông thương giữa các quốc gia ngày càng mở rộng, đồng tiền Việt Nam đang chịu sức ép nặng nề của vấn đề lạm phát và mất giá, để đối phó với các quy định pháp luật về ngoại hối, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn những phương thức khá “linh hoạt” nhằm bảo toàn giá trị nguồn tiền của mình trong các giao dịch vốn và giao dịch vãng lai.
1. Các quy định pháp luật hiện hành
Từ các quy định của Pháp lệnh và Nghị định về quản lý ngoại hối… Điều 22, Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005 của Ủy ban Thường vụ quốc hội (sau đây gọi tắt là PL số 28)
“Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối: Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, ủy thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép”.
Điều 29, Nghị định 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/006 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Ngoại hối quy định “Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối trừ các trường hợp sau: …”. Tiếp sau đó, là 12 trường hợp được phép giao dịch bằng ngoại hối. Nếu tổ chức, cá nhân không thuộc 12 trường hợp đã được liệt kê sẽ phải tuân thủ các quy định của pháp luật về ngoại hối.

Đến hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao: Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP ngày 27/5/2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế, điểm b, khoản 3 mục I quy định: “Nếu trong nội dung hợp đồng kinh tế, các bên có thỏa thuận giá cả, thanh toán bằng ngoại tệ, trong khi đó, một hoặc các bên không được phép
thanh toán bằng ngoại tệ, nhưng sau đó, các bên có thỏa thuận thanh toán bằng đồng Việt Nam hoặc trong nội dung của hợp đồng kinh tế, các bên thỏa thuận ngoại tệ làm đồng tiền định giá (để đảm bảo ổn định giá trị của hợp đồng) nhưng việc thanh toán là bằng Đồng Việt Nam, thì hợp đồng kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và do đó, không bị coi là vô hiệu toàn bộ”.
2. Việc áp dụng các quy định pháp luật trên thực tế
Khi nghiên cứu các quy định trên, hẳn chúng ta đều nhận thấy sự mâu thuẫn giữa pháp lệnh, nghị định và hướng dẫn của Tòa án liên quan đến vấn đề niêm yết, giao dịch bằng ngoại hối. Cho đến thời điểm này, nhiều tòa án vẫn áp dụng điểm b, khoản 3 Nghị quyết 04/2003/NQ-HĐTP để xem xét hợp đồng vô hiệu. Vậy việc xem xét này có phù hợp với quy định pháp luật hiện hành hay không? Hiện nay, vẫn còn nhiều quan điểm trái ngược.
a) Quan điểm thứ nhất cho rằng, việc căn cứ vào điểm b, khoản 3 mục I Nghị quyết 04/ 2003 là hợp lý. Lý do:
- Pháp lệnh Ngoại hối chỉ cấm các hành vi sau “giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo” thực hiện bằng ngoại hối. Nhưng giá ghi trong hợp đồng không thuộc các trường hợp trên, thậm chí căn cứ theo Luật Sở hữu trí tuệ, giá trong hợp đồng, nhiều khi còn được coi là “bí mật kinh doanh” nếu giá cả hàng hóa đó không thuộc các trường hợp phải đăng ký, kê khai hay niêm yết theo quy định của pháp luật về giá. Trên thực tế, hầu hết giá cả của hàng hóa là do các bên tự thỏa thuận, và các bên có quyền thỏa thuận về việc công khai hay giữ bí mật về giá cả trong hợp đồng. Do vậy, nếu như có cam kết giữ bảo mật hoặc giá không thuộc trường hợp phải niêm yết công khai, thì việc ghi giá trong hợp đồng sẽ không thuộc một trong bốn hành vi trên và đương nhiên, trong trường hợp này, việc ghi giá bằng ngoại tệ không trái các quy định về quản lý ngoại hối.
TẢI TOÀN VĂN BÀI VIẾT TẠI ĐÂY

0 comments:

Post a Comment

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | LunarPages Coupon Code