Để giải quyết tranh chấp di sản sau khi đã hết thời hiệu khởi kiện thừa kế, TAND Tối cao hướng dẫn các tòa thụ lý yêu cầu phân chia theo dạng chia tài sản chung… Thực tế áp dụng vẫn phát sinh vướng mắc. Nhiều chuyên gia cho rằng nên bỏ hẳn hướng dẫn này vì vô hiệu hóa thời hiệu khởi kiện.
Theo quy định, thời
hiệu khởi kiện thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế, tức sau
thời hạn này, đương sự sẽ mất quyền khởi kiện và có tranh chấp thì tòa
cũng không xem xét.
Một bên không thừa nhận, tòa bó tay
Vì nhiều lý do, không ít vụ tranh chấp di sản thừa kế
chỉ phát sinh sau khi đã hết thời hiệu khởi kiện. Vì thế, ngày
10-8-2004, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao đã ban hành Nghị quyết 02
(hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn
nhân và gia đình). Theo đó, khi hết thời hiệu khởi kiện thừa kế mà các
đồng thừa kế có yêu cầu nhờ tòa chia giúp khối di sản thì tòa vẫn thụ
lý, giải quyết nếu các đồng thừa kế có văn bản cam kết di sản là tài sản
chung chưa chia, không có tranh chấp về hàng thừa kế và nhờ tòa phân
chia giúp.
Thực tiễn đã có không ít trường hợp được giải quyết
êm xuôi nhờ Nghị quyết 02. Nhưng ngược lại, hiện cũng đang có rất nhiều
vụ việc bị ách tắc chỉ vì một nguyên nhân đơn giản: Một bên đương sự
(thông thường là người quản lý, chiếm hữu di sản) không chịu thừa nhận
đó là tài sản chung và không yêu cầu tòa phân chia giúp.
Chẳng hạn như trường hợp của anh Đ. Cha mẹ anh có tất
cả tám người con. Hai cụ mất trước năm 1985, không để lại di chúc, chỉ
để lại một căn nhà trên đường Lê Lai, quận Gò Vấp (TP.HCM). Sau đó,
người anh cả đại diện các đồng thừa kế quản lý, sử dụng căn nhà. Rồi ông
này tự tiến hành khai nhận di sản với tư cách đại diện thừa kế duy nhất
để chiếm trọn 600 triệu đồng tiền đền bù giải tỏa nhà.
Phát hiện ra sự việc, tháng 2-2009, bảy anh em
anh Đ. làm đơn gửi công an tố cáo người anh lừa đảo nhưng nơi này từ
chối xem xét vì cho rằng đây chỉ là quan hệ dân sự. Hai tháng sau, bảy
anh em anh Đ. khởi kiện người anh ra TAND quận 12, nơi người anh đang cư
trú.
Tại đây, cán bộ tòa hướng dẫn cho họ biết là thời
hiệu khởi kiện chia thừa kế đã hết, giờ chỉ còn cách yêu cầu tòa chia
tài sản chung. Dĩ nhiên là sau đó bảy anh em anh Đ. và tòa cũng đành
chào thua vì người anh không chịu nhìn nhận căn nhà cha mẹ để lại là tài
sản chung chưa chia.
Không chia tài sản chung?
Để tháo gỡ vướng mắc này đã phát sinh hai luồng quan điểm khác nhau.
Luồng quan điểm thứ nhất cho rằng Hội đồng thẩm phán
TAND Tối cao phải sửa đổi hướng dẫn theo hướng tòa án phải thụ lý, giải
quyết yêu cầu chia tài sản chung nếu các đồng thừa kế chứng minh được đó
là di sản mà họ có phần thừa kế và không có tranh chấp về hàng thừa kế.
Ngược lại, luồng quan điểm thứ hai được nhiều người
đồng tình hơn là nên bỏ hẳn hướng dẫn về việc chia tài sản chung. Cụ
thể, sau khi đã hết thời hiệu khởi kiện thừa kế, tòa sẽ không thụ lý,
giải quyết bất cứ một yêu cầu phân chia di sản nào nữa.
Theo Ths Nguyễn Xuân Quang (giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM), luật đặt ra thời hiệu khởi kiện nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của đương sự nhưng cũng bảo vệ lợi ích công cộng. Nếu thời hiệu khởi kiện này bị kéo dài không
cần thiết sẽ làm xáo trộn các lợi ích xã hội khác. Thời hiệu để khởi
kiện thừa kế là 10 năm thì người dân phải có ý thức thực hiện trong
khoảng thời gian đó, nếu không, xem như đã tự từ bỏ quyền của mình và
phải tự gánh chịu thiệt thòi, bất lợi (nếu có).
Đồng tình, thẩm phán N. (TAND TP.HCM) và luật sư
Nguyễn Thị Dung (Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Kon Tum) cũng nhận xét việc
“biến tướng” tranh chấp di sản đã hết thời hiệu khởi kiện thành chia
tài sản chung chẳng khác nào góp phần làm vô hiệu thời hiệu khởi kiện
thừa kế mà luật đã định. Vì vậy, nên cương quyết bỏ hẳn chuyện chia tài
sản chung này.
Tăng thời hiệu khởi kiện?Hai luật sư Nguyễn Trần Chiêu Dương và Nguyễn Đình Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM) đều cho rằng thời hiệu khởi kiện thừa kế 10 năm như hiện nay vẫn còn ngắn, chưa phù hợp với đời sống của người Á Đông với mối quan hệ gia đình gắn bó, bền vững nhưng cũng rất phức tạp. Tăng thời hiệu khởi kiện lên, có thể là 15 năm chẳng hạn thì sẽ hợp lý hơn.Ths Nguyễn Xuân Quang (giảng viên ĐH Luật TP.HCM) còn băn khoăn ở điểm xử lý di sản hết thời hiệu khởi kiện thừa kế như thế nào, giao cho ai sở hữu? Theo ông, trong trường hợp hết thời hiệu thì nên giao hẳn quyền sở hữu di sản cho đồng thừa kế nào đã và đang quản lý, sử dụng di sản.Một số vụ tương tựTháng 4-2008, chị em bà T. khởi kiện người em dâu ra tòa yêu cầu chia di sản là căn nhà do cha mẹ họ mất năm 1992 để lại. Một năm sau, TAND TP Biên Hòa (Đồng Nai) đã bác yêu cầu của chị em bà T. vì họ không xuất trình được văn bản xác nhận của các đồng thừa kế rằng di sản do người chết để lại là tài sản chung chưa chia.Tháng 8-2009, TAND tỉnh Đồng Nai cũng đã y án sơ thẩm. Theo tòa, giấy xác nhận của các đồng thừa kế rằng căn nhà tranh chấp tài sản chung chưa chia không có giá trị vì chỉ có chữ ký của chị em bà T., còn người em dâu không thừa nhận, không ký vào tờ xác nhận này.Năm 1990, cha mẹ bà S. qua đời không để lại di chúc. 14 năm sau, bà S. khởi kiện người em đang quản lý di sản ra tòa để yêu cầu chia thừa kế. Trong khi đó, người em chỉ đồng ý chia một phần di sản bởi cha mẹ đã cho ông phần còn lại khi còn sống. Năm 2006, TAND tỉnh Đ. xử phúc thẩm đã chấp nhận yêu cầu của bà S.Năm 2009, chánh án TAND Tối cao đã kháng nghị bản án với lý do người để lại di sản mất từ năm 1990, tính đến năm 2004 đã hết thời hiệu chia tài sản thừa kế. Trong khi đó, người em của bà S. lại không thừa nhận toàn bộ di sản là tài sản chung vì cha mẹ đã cho ông một phần khi còn sống nên vụ việc cũng không đủ điều kiện để chia tài sản chung theo hướng dẫn trong Nghị quyết 02 của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao.Cuối năm 2009, Tòa Dân sự TAND Tối cao đã xử giám đốc thẩm, tuyên hủy cả hai bản án sơ, phúc thẩm, giao hồ sơ cho cấp sơ thẩm xét xử lại từ đầu.
SOURCE: BÁO PHÁP LUẬT TPHCM
0 comments:
Post a Comment