VTCnews -
Đáng lẽ phải chuyển bao thư cho Công ty Hồng Phát thì Công ty chuyển
phát nhanh DHL lại chuyển nhầm tới Công ty Hải Long- đối thủ của Hồng
Phát. Công ty Hồng Phát cho rằng, việc nhầm lẫn này có thể khiến họ bị
thiệt hại khoảng 5 tỷ đồng vì lộ bí mật kinh doanh.
Công ty TNHH Hồng Phát (tạm gọi là Cty Hồng Phát) có
trụ sở chính ở Hà Nội, do bà Ngô Thị Bích Hồng làm Giám đốc. Văn phòng
đại diện ở TP.HCM đặt tại số 166 Chu Văn An, phường 2, Quận 6, do bà
Nguyễn Thị Hạnh làm Trưởng đại diện. Công ty này chuyên kinh doanh đồ
chơi trẻ em, văn phòng phẩm và hàng may mặc, là nhà phân phối cho một số
siêu thị lớn tại TPHCM như hệ thống Co.op Mart, Big C, Metro, v.v…
Sự nhầm lẫn khó hiểu
Theo trình bày của ông Vũ Xuân Thân, đại diện cho Cty
Hồng Phát, ngày 28/8, phía đối tác ở Trung Quốc chuyển cho Cty Hồng
Phát một bao thư thông qua Công ty TNHH Chuyển phát nhanh DHL (tạm gọi
là Cty DHL). Trên bì thư ghi rõ địa chỉ nhận là: Nguyễn Thị Hạnh, số 166
Chu Văn An, phường 2, Quận 6, TP.Hồ Chí Minh.
Thế nhưng, không hiểu sao, bao thư nói trên lại “lạc”
thẳng tới Công ty TNHH Hải Long (tạm gọi là Cty Hải Long) ở số 8A Cao
Văn Lầu, Quận 6. Mà theo ông Thân, Cty Hải Long lại là đối thủ cạnh
tranh trực tiếp, kinh doanh mặt hàng giống như Hồng Phát.
Đến trưa ngày 29/8, nhân viên Cty Hồng Phát nhận lại
được bao thư nói trên. Nhưng người chuyển bao thư trở lại cho Cty Hồng
Phát không phải là nhân viên chuyển phát của Cty DHL mà là nhân viên của
Cty Hải Long!
Điều đáng nói, khi nhận lại bao thư này, nhân viên
Cty Hồng Phát phát hiện nó đã bị xé niêm phong. Bên trong bao thư thì hồ
sơ, giấy tờ vẫn còn đầy đủ (bao gồm hợp đồng thương mại kí kết với đối
tác tại Quảng Châu và bảng giá các mặt hàng cũng như tờ rơi giới thiệu
sản phẩm).
Đại diện Cty chuyển phát DHL thừa nhận đã nhầm
Theo lời ông Vũ Xuân Thân, do quá bức xúc với “sự cố”
trên, ngay lập tức ông đã gọi điện phản ánh vụ việc này với Cty chuyển
phát nhanh DHL. Sau khi nhân viên DHL kiểm tra số hoá đơn của bao thư,
ông Thân nhận được thông báo rằng bao thư này đã được phát tại số 8A Cao
Văn Lầu, Quận 6, người nhận tên là My. Nghe vậy, ông Thân đòi được gặp
quản lý việc chuyển phát thư của DHL thì nhân viên này nói các quản lý
công ty đang họp!
Vẫn theo ông Thân, đến 2h chiều cùng ngày, ông tiếp
tục gọi điện thoại đến Cty DHL để mong tìm được câu trả lời thoả đáng
thì gặp một người tên Đào, xưng danh là quản lý phòng chuyển phát. Cô
gái tên Đào nói sẽ ghi nhận sự việc và cho kiểm tra lại quá trình vận
chuyển bao thư này.
Đến khoảng 4h chiều, cô gái tên Đào đã gọi điện thoại
đến Cty Hồng Phát, thông báo rằng đây đúng là do lỗi của nhân viên phát
thư DHL đã phát nhầm địa chỉ, và hình như có sự uỷ nhiệm cho công ty ở
số 8A Cao Văn Lầu nhận bao thư này?!
Tuy nhiên, trao đổi với VTC News, ông Vũ Xuân Thân
khẳng định Cty Hồng Phát không hề có bất cứ sự uỷ nhiệm nào cho công ty
khác nhận bao thư nói trên.
Đại diện Cty TNHH Hồng Phát còn cho biết, thiệt hại
gây ra cho họ trong vụ này là rất lớn,ước tính khoảng 5 tỷ đồng, bởi hợp
đồng đã ký với đối tác Trung Quốc có thể bị hủy do đối thủ cạnh tranh
trực tiếp đã biết hết thông tin kinh doanh.
Hiện phía DHL chưa có ý kiến gì về vụ việc trên. Còn
đại diện của Cty Hồng Phát, ông Vũ Xuân Thân, thì nói rằng, nếu DHL
không giải quyết thỏa đáng vụ việc, Cty Hồng Phát sẽ tính tới chuyện mời
luật sư để tư vấn việc có khởi kiện hay không.
SOURCE: VTCnews
Trích dẫn từ: http://www.vtc.vn/phapluat/chuyen-hy-huu-mat-5-ty-dong-vi-bi-nham-thu/190129/index.htm
===============================================
THÔNG TIN TỪ BÁO PHÁP LUẬT TPHCM: THƯ “ĐI LẠC” BƯU ĐIỆN PHẢI BỒI THƯỜNG
Theo chủ nhân của phong thư, việc nhầm lẫn đã làm họ bị thiệt hại khoảng năm tỷ đồng vì lộ bí mật kinh doanh.
Chuyện không hay trên vừa xảy ra đối với Công ty Hồng Phát (166 Chu
Văn An, quận 6, TP.HCM). Ngày 28-8-2008, từ Trung Quốc, thông qua dịch
vụ chuyển phát nhanh của Công ty DHL-VNPT (4 Phan Thúc Duyện, quận Tân
Bình, TP.HCM), đối tác làm ăn của Công ty Hồng Phát có gửi đến địa chỉ
của công ty một bao thư.
Bao thư “đi lạc”
Chẳng hiểu sao bao thư trên lại “đi lạc” sang địa chỉ của Công ty Hải Long (8A Cao Văn Lầu, quận 6) cũng kinh doanh các mặt hàng giống như Hồng Phát. Đến trưa hôm sau, nhân viên Công ty Hồng Phát mới nhận được bao thư nói trên từ tay của một nhân viên Công ty Hải Long. Lúc giao nhận, bao thư đã bị xé niêm phong…
Không chấp nhận việc nhầm lẫn này, Công ty Hồng Phát đã điện thoại ngay cho Công ty chuyển phát nhanh DHL để “mắng vốn”. Cũng thừa nhận đã chuyển sai địa chỉ nhưng Công ty DHL cho rằng có sự ủy nhiệm cho Công ty Hải Long nhận bao thư trên. Thế nhưng phía Công ty Hồng Phát đã phủ nhận có việc ủy nhiệm này. Theo Hồng Phát, do Hải Long đã nắm hết các thông tin kinh doanh của họ nên nhiều khả năng hợp đồng đã ký với đối tác Trung Quốc có thể bị hủy. Ước tính thiệt hại của Hồng Phát là khoảng năm tỷ đồng.
Trao đổi với Báo Pháp Luật TP.HCM, ông Vũ Xuân Thân, đại diện Công ty Hồng Phát, bất bình: “Đã hơn 10 ngày tính từ thời điểm xảy ra sự cố nhưng công ty chúng tôi chỉ nhận được những trả lời qua loa qua điện thoại và một bản fax cho biết do nhân viên của Công ty DHL thiếu thận trọng nên gói chứng từ đã bị lạc. Còn thiệt hại về kinh tế của chúng tôi thì không thấy công ty này đả động đến…”.
Vì sao có sự nhầm lẫn hy hữu trên và hướng khắc phục tới đây? Với câu hỏi này của phóng viên, bà Trần Minh Hảo, Giám đốc Dịch vụ khách hàng toàn quốc Công ty DHL, nói gọn: “Công ty DHL đang cân nhắc xem xét khiếu nại của khách hàng Hồng Phát…”.
Xử lý thế nào?
Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Trưởng ban Tuyên truyền Hội luật gia TP.HCM, trong vụ việc này, các cơ quan chức năng có thể áp dụng quy định của pháp luật về hợp đồng để xử lý. Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại đều có quy định về hợp đồng dịch vụ và biện pháp chế tài bồi thường thiệt hại khi bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghĩa vụ hợp đồng dịch vụ. Theo khoản 1 Điều 401, Điều 518 Bộ luật Dân sự; khoản 1 Điều 74 Luật Thương mại, hình thức của hợp đồng dịch vụ có thể bằng văn bản, bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể. Do đ, không quá khó để chứng minh đã có sự giao kết hợp đồng dịch vụ giữa Công ty chuyển phát nhanh DHL và Công ty Hồng Phát.
Theo như diễn tiến của vụ việc, phía Công ty chuyển phát nhanh DHL đã thừa nhận là có hành vi chuyển thư nhầm địa chỉ, như vậy là đã có hành vi vi phạm hợp đồng dịch vụ của bên cung ứng dịch vụ. Theo khoản 6 Điều 522 Bộ luật Dân sự, bên cung ứng dịch vụ phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê dịch vụ nếu làm mất mát, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin. Tiếp đó, theo khoản 1 Điều 78, khoản 1 Điều 302 Luật Thương mại, bên cung ứng dịch vụ phải cung ứng dịch vụ và thực hiện những công việc có liên quan một cách đầy đủ, phù hợp với thỏa thuận và phải bồi thường thiệt hại cho những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Vấn đề mấu chốt ở đây là Công ty Hồng Phát phải chứng minh được rằng đã có thiệt hại xảy ra do hành vi chuyển nhầm địa chỉ của Công ty chuyển phát nhanh DHL.
Cũng theo luật sư Hậu, hợp đồng dịch vụ giữa Công ty Hồng Phát và Công ty DHL mang tính chất là một hợp đồng thương mại nên cần áp dụng quy định của Luật Thương mại. Theo đó, Công ty Hồng Phát cần phải chứng minh có thiệt hại thực tế xảy ra (bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà Công ty Hồng Phát phải chịu do hành vi vi phạm hợp đồng của Công ty DHL gây ra và khoản lợi trực tiếp mà Công ty Hồng Phát đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm của Công ty DHL).
THÁI HIẾU
Trích dẫn từ: http://www.phapluattp.vn/news/ban-doc/view.aspx?news_id=227177
Bao thư “đi lạc”
Chẳng hiểu sao bao thư trên lại “đi lạc” sang địa chỉ của Công ty Hải Long (8A Cao Văn Lầu, quận 6) cũng kinh doanh các mặt hàng giống như Hồng Phát. Đến trưa hôm sau, nhân viên Công ty Hồng Phát mới nhận được bao thư nói trên từ tay của một nhân viên Công ty Hải Long. Lúc giao nhận, bao thư đã bị xé niêm phong…
Không chấp nhận việc nhầm lẫn này, Công ty Hồng Phát đã điện thoại ngay cho Công ty chuyển phát nhanh DHL để “mắng vốn”. Cũng thừa nhận đã chuyển sai địa chỉ nhưng Công ty DHL cho rằng có sự ủy nhiệm cho Công ty Hải Long nhận bao thư trên. Thế nhưng phía Công ty Hồng Phát đã phủ nhận có việc ủy nhiệm này. Theo Hồng Phát, do Hải Long đã nắm hết các thông tin kinh doanh của họ nên nhiều khả năng hợp đồng đã ký với đối tác Trung Quốc có thể bị hủy. Ước tính thiệt hại của Hồng Phát là khoảng năm tỷ đồng.
Trao đổi với Báo Pháp Luật TP.HCM, ông Vũ Xuân Thân, đại diện Công ty Hồng Phát, bất bình: “Đã hơn 10 ngày tính từ thời điểm xảy ra sự cố nhưng công ty chúng tôi chỉ nhận được những trả lời qua loa qua điện thoại và một bản fax cho biết do nhân viên của Công ty DHL thiếu thận trọng nên gói chứng từ đã bị lạc. Còn thiệt hại về kinh tế của chúng tôi thì không thấy công ty này đả động đến…”.
Vì sao có sự nhầm lẫn hy hữu trên và hướng khắc phục tới đây? Với câu hỏi này của phóng viên, bà Trần Minh Hảo, Giám đốc Dịch vụ khách hàng toàn quốc Công ty DHL, nói gọn: “Công ty DHL đang cân nhắc xem xét khiếu nại của khách hàng Hồng Phát…”.
Xử lý thế nào?
Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Trưởng ban Tuyên truyền Hội luật gia TP.HCM, trong vụ việc này, các cơ quan chức năng có thể áp dụng quy định của pháp luật về hợp đồng để xử lý. Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại đều có quy định về hợp đồng dịch vụ và biện pháp chế tài bồi thường thiệt hại khi bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghĩa vụ hợp đồng dịch vụ. Theo khoản 1 Điều 401, Điều 518 Bộ luật Dân sự; khoản 1 Điều 74 Luật Thương mại, hình thức của hợp đồng dịch vụ có thể bằng văn bản, bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể. Do đ, không quá khó để chứng minh đã có sự giao kết hợp đồng dịch vụ giữa Công ty chuyển phát nhanh DHL và Công ty Hồng Phát.
Theo như diễn tiến của vụ việc, phía Công ty chuyển phát nhanh DHL đã thừa nhận là có hành vi chuyển thư nhầm địa chỉ, như vậy là đã có hành vi vi phạm hợp đồng dịch vụ của bên cung ứng dịch vụ. Theo khoản 6 Điều 522 Bộ luật Dân sự, bên cung ứng dịch vụ phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê dịch vụ nếu làm mất mát, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin. Tiếp đó, theo khoản 1 Điều 78, khoản 1 Điều 302 Luật Thương mại, bên cung ứng dịch vụ phải cung ứng dịch vụ và thực hiện những công việc có liên quan một cách đầy đủ, phù hợp với thỏa thuận và phải bồi thường thiệt hại cho những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Vấn đề mấu chốt ở đây là Công ty Hồng Phát phải chứng minh được rằng đã có thiệt hại xảy ra do hành vi chuyển nhầm địa chỉ của Công ty chuyển phát nhanh DHL.
Cũng theo luật sư Hậu, hợp đồng dịch vụ giữa Công ty Hồng Phát và Công ty DHL mang tính chất là một hợp đồng thương mại nên cần áp dụng quy định của Luật Thương mại. Theo đó, Công ty Hồng Phát cần phải chứng minh có thiệt hại thực tế xảy ra (bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà Công ty Hồng Phát phải chịu do hành vi vi phạm hợp đồng của Công ty DHL gây ra và khoản lợi trực tiếp mà Công ty Hồng Phát đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm của Công ty DHL).
THÁI HIẾU
Trích dẫn từ: http://www.phapluattp.vn/news/ban-doc/view.aspx?news_id=227177
0 comments:
Post a Comment