NGUYỄN ĐÌNH THẮM
Có thể nói rằng trong
thời gian gần đây ngành y học của Việt Nam đang trên đà phát triển, có
nhiều đột phá mới có tính chất đặc quan trọng tạo cơ sở tiền đề cần
thiết cho việc khám và chữa bệnh, đã cứu chữa, chăm sóc cho nhiều bệnh
nhân, góp phần làm cho xã hội ổn định và phát triển; người dân có trí và
lực để bước vào công cuộc Công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, chủ
động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới trên mọi lĩnh vực: kinh tế –
xã hội, văn hoá, y học… Đó chính là một niềm tin đáng mừng, niềm hy vọng
và mong đợi to lớn nhất về triển vọng phát triển kinh tế – xã hội của
Việt Nam trong một tương lai gần để có thể ngang tầm với các nước trong
khu vực và thế giới.
Nhưng xã hội ngày càng phát triển thì con người lại
phải đối mặt với vô vàn các nguy cơ gây bất ổn định như: Chiến tranh,
hoả hoạn, bão lũ, phân biệt sắc tộc… Đặc biệt là dịch bệnh, với vô vàn
các căn bệnh nan y, để rồi hàng ngày – hàng giờ Việt Nam nói riêng cũng
như các nước trong khu vực và thế giới đã có biết bao nhiêu người phải
từ biệt gia đình, bạn bè – cuộc sống và người thân để ra đi trong hàng
ngàn, hàng vạn các lý do khác nhau mà y học không thể can thiệp, đẩy lùi
và cứu chữa được. Để hạn chế được điều này, khắc phục được sự chết chóc
do các căn bệnh nan y gây ra cho con người. Thì mỗi chúng ta phải làm
gì? các trung tâm nghiên cứu, các cơ sở y tế, ngành y học sẽ phải tìm ra
những phương pháp nào? để có thể khắc phục một cách có hiệu quả điều
này. Theo quan điểm của chúng tôi, thì sẽ có rất nhiều các biện pháp,
cách thức để khắc phục, ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ làm phát sinh
cái chết cho con người.
Hiện nay ngành y học của Việt Nam nói riêng, khu vực
và thế giới nói chung nên quan tâm đến vấn đề: “Hiến xác nhân đạo”,
“hiến bộ phận cơ thể người”, Hiến mô tạng, hiến máu nhân đạo… để nghiên
cứu phục vụ y học hơn nữa. Có rất nhiều lý do để có thể khẳng định vấn
đề này là đúng, đặc biệt quan trọng và cần thiết trong xã hội “hiện đại”
ngày nay. Hiện nay rất cần đến việc “Hiến xác nhân đạo”, “hiến bộ phận
cơ thể người”, hiến mô tạng…để thức đẩy cho việc khám chữa bệnh, thức
đảy ngành y học phát triển, góp phần làm tái sinh lại sự sống từ các bộ
phận của người chết trên cơ thể của người sống, giúp cho các sinh viên y
khoa được thực tập trên cơ thể người hiến xác trước khi “động dao, động
kéo” chữa trị cho người sống, không lẽ sinh viên chỉ thực tập “mổ” trên
lý thuyết? Hậu quả của “học chay” thế nào? chắc ai cũng hiểu? Theo PGS,
TS Nguyễn Lân Cường: “cứ tưởng tượng, hiến một quả tim, sẽ cứu được một
người, còn “xác” dành cho thực tập sẽ rèn luyện tay nghề cho hàng trăm
bác sỹ, từ đó cứu được hàng ngàn người, cần lắm chứ!
Tại Châu Á, ghép gan chưa phát triển nhiều. Trong
tổng số 9354 ca ghép gan toàn thế giới năm 2000, châu á chỉ thực hiện
được 417 ca (chưa đến 5%) lý do vì tặng cho quá hiếm, tiềm lực gan hạn
chế, viêm gan siêu vi phát triển nhiều.
Còn tại Việt Nam, sau thành công của 10 năm ghép
thận, Y học Việt Nam đã và đang âm thầm thực hiện ghép gan cho đến nay
đã ghép gan thành công. Đó chính là một nét đột phá mới của nền y học
hiện đại tại Việt Nam. Uỷ ban ghép tạng Quốc gia đã dự kiến tiến hành 1 –
2 ca ghép gan đầu tiên trong năm 2004, và đã thực hiện nhiều ca ghép
gan thành công trong những năm gần đây.
Đồng thời theo khảo sát của nhóm BS. Nguyễn Thế Hiệp
và 2 cộng sự tại bệnh viện chợ Rẫy và nhân dân Gia Định trong 1.226
người được hỏi ý kiến về việc “hiến gan của người dân sau khi chết cho
bệnh nhân gan mật trầm trọng cần ghép gan” có 975 người “đồng ý”, 205
người “không đồng ý” với lý do cho rằng: “không phù hợp với đạo lý người
Việt Nam”, có 46 người còn lại (chiếm 3,7%) “không có ý kiến”.
Từ bảng hỏi thu được các câu trả lời: “có hay không
yêu cầu ghép gan cho người thân nếu người này bị bệnh gan mật giai đoạn
cuối?”, 1.517 người (chiếm 72%) trả lời “có” và có tới 602 người (28%)
trả lời “không”. Trong tổng số 1.202 người được hỏi thì có 761 người
(chiếm 63%) “đồng ý” hiến một phần gan của mình cho người thân bị bệnh
gan giai đoạn cuối và có 441 người (37%) “không đồng ý”. Qua khảo sát
cũng cho thấy có 442 người có chỉ định ghép gan trong tổng số 1.464
người xơ gan nhập viện, 743 người cần ghép gan trong 2.293 bệnh nhân có
bệnh lý gan mật và 2 người có chỉ định ghép gan trong 24 người viêm gan
do có 2 người cần chỉ định ghép gan vì (xơ gan nặng):
Theo số liệu nghiên cứu của chúng tôi thông qua phiếu điều tra về vấn đề: “Hiến xác nhân đạo, hiến bộ phận cơ thể người, hiến mô tạng” để phục vụ khoa học và nghiên cứu tại Việt Nam thì:
Trong tổng số 492 người được hỏi “có nên hiến xác nhân đạo, hiến bộ
phận cơ thể người, hiến mô tạng”… để phục vụ cho ngành y học và nghiên
cứu hay không? đồng thời đây chính là một việc có giá trị nhân đạo- nhân
văn sâu sắc với một tấm lòng và nghĩa cử cao đẹp biết hy sinh về đồng
loại, góp phần thúc đẩy ngành y học nước nhà phát triển. Thì đã thu được
kết quả sau đây: Có 315 người (chiếm 64, 02%) “đồng ý”, có tới 134
người (chiếm 27,27%) “không đồng ý”, và có 43 người (chiếm 8,73%) “không
có ý kiến”. Như vậy, với 3 mức độ biểu hiện: “đồng ý”, “không đồng ý”,
“không có ý kiến”, thì “vấn đề hiến xác nhân đạo, hiến bộ phận cơ thể,
mô tạng…Để phục vụ y học và nghiên cứu tại Việt Nam” vẫn được phần lớn
đại bộ phận các đối tượng, cá nhân trong xã hội ủng hộ- chiếm tới 64,02%
nhận định của số người được hỏi.
Qua nghiên cứu và phân tích phiếu điều tra chúng tôi
nhận thấy môi trường sống và làm việc là một yếu tố quan trọng để phát
triển tâm lý và phát triển năng lực, cũng như khả năng nắm bắt được các
nguồn thông tin mới về y học, tầm quan trọng của vấn đề “hiến xác nhân
đạo”, “hiến bộ phận cơ thể người” và sự ra đời của Luật “Hiến, lấy, ghép bộ Phận cơ thể người và hiến lấy xác” trong thời
gian vừa qua. Từ góc độ này có thể lý giải, và dễ hiểu một điều rằng:
Vì sao vấn đề hiến xác nhân đạo ở một số tỉnh, thành phố lớn ở khu vực
phía Nam lại nhận được nhiều sự chú ý, quan tâm, sự ủng hộ của người dân
nơi đây. Theo báo Thanh Niên (22/01/2007) Thủ tục hiến xác cho khoa học:
Tại khu vực phía Nam, người tình nguyện hiến xác có thể mang chứng minh
thư hay hộ khẩu đến đăng ký với trường Đại học Y ở địa phương, hoặc gửi
đơn tình nguyện (có xác nhận của địa phương) về Đại học Y Dược TP HCM
(217 An Dương Vương. Quận 5; Điện thoại: 8558411).
Thì họ sẽ nhận được giấy chứng nhận hiến xác. Tất cả
những người từ đủ 18 tuổi trở lên đều có thể đăng ký hiến xác. Bác sỹ
Phan Bảo Khánh – Phó chủ nghiệm bộ môn giải phẫu, trường Đại học Y Dược
TP HCM cho biết điều này. Trung bình mỗi năm, ĐH Y Dược TP HCM cần 20
xác. Đến nay, trường đã nhận được 99 xác và gần 5.300 đơn tình nguyện
hiến xác (có sự đồng ý của gia đình) từ những người đang sống. Bác sỹ
Khánh cũng cho biết, việc hiến xác giúp các sinh viên y khoa có giáo cụ
để thực hành mổ xẻ. Hơn thế nữa, đức hy sinh và lòng nhân ái của người
hiến xác sẽ giúp họ phục vụ bệnh nhân một cách vô tư và trong sáng. Hiện
nay ở nước ta có 3 trường Đại học: Y Hà Nội, Y Huế, Y TP.HCM là có
quyền được nhận xác hiến cho nghiên cứu khoa học.
Khi chúng tôi đi đến giải thích tầm quan trọng của
vấn đề hiến “xác” nhân đạo, hiến bộ phận cơ thể người… sẽ có một vị trí
cần thiết nhất trong việc cứu chữa cho người bệnh, phục vụ khoa học và
nghiên cứu, đó chính là cơ sở tiền đề cần thiết cho ngành y học nước nhà
phát triển. Thì kết quả thu được làm cho nhóm nghiên cứu của chúng tôi
thấy hết sức bất ngờ khi có tới hơn 82% số người được hỏi đã “ủng hộ”
vấn đề này. Đồng thời họ còn đề xuất rất nhiều những ý kiến có tính chất
đặc biệt quan trọng như: Các cấp bộ ngành nên có các biện pháp thông
tin, tuyên truyền về việc hiến, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến
lấy xác; cần biết ơn, ghi nhận và tôn vinh những người có tấm lòng và
nghĩa cử cao đẹp đã hiến “xác” hoặc một bộ phận trên cơ thể mình; nên
quản lý chặt chẽ đến vấn đề này, các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm;
xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch về, hiến, lấy, ghép mô, bộ phận
cơ thể người và hiến lấy xác; nên quan tâm để bảo vệ quyền và lợi ích
của bản thân và gia đình của người đã tham gia hiến “xác’, hiến bộ phận
cơ thể người, hiến mô, tạng hơn nữa…
Điều này chứng tỏ rằng: Vấn đề hiến xác nhân đạo,
hiến bộ phận cơ thể người, hiến mô tạng… đã và đang được mỗi cá nhân,
cùng toàn thể xã hội quan tâm. Nếu được Đảng Nhà nước và các cấp bộ
ngành quan tâm thì chắc chắn và tin tưởng rằng việc hiến “xác” nhân đạo,
hiến mô tạng, hiến bộ phận cơ thể người sẽ được đại bộ phận nhân dân
ủng hộ, ngành y học nói chung ở Việt Nam và ngành khoa học “chứng cứ”
nói riêng sẽ phát triển, việc giải phẫu trên cơ thể người và một số căn
bệnh nan y, quái ác sẽ được hạn chế và đẩy lùi trong thời gian tới.
SOURCE: TẠP CHÍ KIỂM SÁT ĐIỆN TỬ
3 comments:
Bài viết này còn nhiều phần chưa đăng tải
Rấr vui tác giả ghé thăm , mấy hôm nay mình bận nên trả lời anh trể . Nếu được mong anh cho đăng những phần còn lại nha .,,
Thân chờ .
Mình đã có 2 phần đăng tiếp theo rồi, ở Tạp Chí Tòa án và Tạp chí Kiểm sát nếu bạn quan tâm thì vào đọc nha! Chào bạn!
Post a Comment