Monday, October 21, 2013

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CỦA NCS NGUYỄN MINH TUẤN VỀ ĐỀ TÀI “CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ”.

Chuyên ngành: Luật dân sự; Mã số62.38.30.01; Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Hà Thị Mai Hiên; Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Luật Hà Nội.
Những đóng góp mới của luận án:
- Theo khái niệm truyền thống, tài sản là vật đã có và quyền tài sản trị giá được bằng tiền. Luận án phát triển khái niệm tài sản không những là vật đã có mà còn là vật đang hình thành(nhà ở đang xây dựng, hoa lợi chuẩn bị thu hoạch…), quyền tài sản là quyền trị giá bằng tiền và quyền yêu cầu người khác thực hiện một nghĩa vụ tài sản(quyền đối với bất động sản liền kề, quyền yêu cầu thực hiện hợp đồng…).
- “Di sản là tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết”. Đây là khái niệm chưa khoa học, chưa thể hiện được sự phát triển khách quan của sự vật. Luận án mở rộng khái niệm di sản là tất cả tài sản của người chết và các tài sản khác phát sinh khi người để lại thừa kế chết(như hoa lợi, lợi tức, tiền bảo hiểm tính mạng sức khoẻ, quyền và các lợi ích khác phát sinh từ di sản…).
- Quyền của người thừa kế là quyền hưởng di sản. Luận án phát triển khái niệm quyền của người thừa kế là quyền hưởng di sản và các quyền chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh bằng quyền hưởng di sản.
- Luận án xây dựng các khái niệm mới :
+ Thời điểm mở thừa kế là thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế và các chủ thể khác tham gia quan hệ thừa kế.
+ Thời điểm phát sịnh quyền sở hữu của người thừa kế đối với di sản, là thời điểm người thừa kế thể hiện ý chí nhận di sản mà không phụ thuộc vào việc chia di sản.
+ Di tặng là hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc, nhằm tặng cho người khác tài sản sau khi chết. Di tặng là hợp đồng tặng cho có điều kiện làm phát sinh hiệu lực, vì vậy người hưởng di tặng có quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng tặng cho mà không có nghĩa vụ của người thừa kế.
- Luận án làm rõ mối liên hệ giữa quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế. Quyền sở hữu tư nhân là tiền đề làm phát sinh quyền thừa kế, mặt khác quyền thừa kế là một trong những căn cứ quan trọng làm phát sinh quyền sở hữu tư nhân.
- Hiện nay, thời hiệu của thừa kế là 10 năm. Hết thời hiệu, người thừa kế mất quyền khởi kiện. Tuy nhiên, thời hiệu xác lập quyền sở hữu đối với bất động sản là 30 năm. Hai loại thời hiệu này không đồng nhất, vì vậy không xử lý được di sản đã hết thời hiệu thừa kế. Luận án làm rõ sự tương thích giữa hai loại thời hiệu này là 30 năm.
- Luận án đã đưa ra phương án sửa đổi, bổ sung   các Điều: 632, 634, 635, 636, 637, 642, 643, 644, 645 BLDS.
======= *********** ========
TÌM ĐỌC LUẬN ÁN TẠI THƯ VIỆN ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI/ THƯ VIỆN QUỐC GIA

0 comments:

Post a Comment

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | LunarPages Coupon Code