V/ MỘT SỐ HÌNH THỨC KHÁC 1/ Nhà nước Liên minh
Nhà nước liên minh là sự kết hợp tạm thời của các nhà nước với nhau nhằm thực hiện những nhiệm vụ và mục tiêu nhất định. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ và đạt được mục đích, Nhà nước Liên minh tự giải tán hoặc chuyển thành Nhà nước Liên bang.

Ví dụ: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ từ năm 1776-1787 là nhà nước liên minh, sau đó đã trở thành nhà nước liên bang.
* Dấu hiệu nhận biết:
- Liên kết tạm thời giữa các nhà nước. Khi gia nhập nhà nước liên minh thì các nước thành viên có thể hưởng nhiều quyền lợi về kinh tế, giáo dục, y tế... và cùng nhau ký kết các hiệp ước để giữ được mối quan hệ bền vững cùng thuận lợi.

- Văn bản do nhà nước liên minh ban hành phải được các nước thành viên phê chuẩn mới có hiệu lực trên phạm vi lãnh thổ của nhà nước liên minh.

Ví dụ: Sự thành lập liên minh EU, để đi đến sự thống nhất cho sự tồn tại lâu dài thì các nước trong EU đã ký nhiều hiệp ước như: Hiệp ước Maastricht (Hiệp ước Liên hiệp châu Âu) hay hiệp ước Amsterdam, Schengen, Nice. Thành lập liên minh kinh tế và tiền tệ, với một đơn vị tiền tệ chung và một ngân hàng trung ương độc lập, thành lập một liên minh chính trị bao gồm việc thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung để tiến tới có chính sách phòng thủ chung, tăng cường hợp tác về cảnh sát và luật pháp. Đồng thời cũng để duy trì sự đoàn kết trong nhà nước liên minh thì EU phải thành lập nhiều liên minh như: Liên minh chính trị hay Liên minh về kinh tế và tiền tệ.
Đồng thời, tất cả các công dân của các nước thành viên được quyền tự do đi lại và cư trú trong lãnh thổ của các nước thành viên. Được quyền bầu cử và ứng cử chính quyền địa phương và Nghị viện châu Âu tại bất kỳ nước thành viên nào mà họ đang cư trú. Được hưởng những quyền cơ bản, không phân biệt đối xử; Tư pháp và đối nội; Chính sách xã hội và việc làm. Thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung trên cơ sở hợp tác liên chính phủ với nguyên tắc nhất trí để vẫn bảo đảm chủ quyền quốc gia trên lĩnh vực này. Mở rộng quyền của Cộng đồng trong một số lĩnh vực như môi trường, xã hội, nghiên cứu... Phối hợp các hoạt động tư pháp, thực hiện chính sách chung về nhập cư, quyền cư trú và thị thực. Còn việc thành lập Liên minh kinh tế và tiền tệ giúp cho các nước thành viên có mức lạm phát thấp nhất; Thâm hụt ngân sách thấp. Và để duy trì sự ổn định đó đòi hỏi sự thành lập Hội đồng bộ trưởng, Ủy ban Châu Âu, nghị viện Châu Âu, Tòa án Châu Âu.

Nhìn về góc độ khác như chúng ta vẫn thường nhận xét đó là sự bất đồng ngôn ngữ, kinh tế, sự phát triển của mỗi nước. Theo mình nếu không đạt được sự nhất quán trong vấn đề này sẽ dễ xảy ra xung đột giữa các nước thành viên. Và đi đến sự tan rã cũng là điều tất yếu. Tuy nhiên nếu các nước thành viên đều tuân thủ những nguyên tắc của NN Liên minh thì điều này hoàn toàn có lợi và NN Liên minh có thể tồn tại lâu dài nhưEU đã nói ở trên dù rằng để đạt được một EU như thế là một điều không đơn giản.

2/ Lãnh thổ tự trị
Lãnh thổ tự trị là đơn vị hành chính lập ra ở một số nước để đảm bảo quyền tự trị của các dân tộc thiểu số sống tập trung ở một số khu vực, dưới sự lãnh đạo thống nhất của chính quyền trung ương.

Một quốc gia đơn nhất là nhà nước có một cấp chính phủ duy nhất, tập trung và một dân tộc. Tuy nhiên quốc gia đơn nhất cũng có thể có một hoặc nhiều lãnh thổ có chính phủ riêng. Sự khác nhau giữa một liên bang và một quốc gia đơn nhất kiểu này là ở chỗ trong một quốc gia đơn nhất mức độ tự trị của các lãnh thổ có chính phủ riêng tồn tại không theo mong muốn của chính phủ trung ương và có thể bị đơn phương hủy bỏ. Trong khi một liên bang thông thường được thiết lập bởi một hiệp ước giữa một số tiểu bang độc lập, thì tại một quốc gia đơn nhất các lãnh thổ có chính phủ riêng thường được thiết lập thông qua sự chuyển giao quyền lực tức là chính phủ trung ương chính thức đồng ý giao quyền tự trị cho cho một lãnh thổ phụ thuộc hoàn toàn trước đây. Vì vậy các liên bang thường được thành lập một cách tự nguyện từ 'cấp dưới' trong khi việc chuyển giao quyền tự trị lại được đưa ra từ 'cấp trên'.

Liên bang trên thực tế
Sự khác biệt giữa một liên bang và một quốc gia đơn nhất thường không rõ ràng. Một quốc gia đơn nhất có thể rất giống với liên bang về cấu trúc và chính phủ trung ương vừa có thể có quyền về mặt lý thuyết để hủy bỏ quyền tự trị của một lãnh thổ có chính phủ riêng nhưng về mặt chính trị lại rất khó để thực thi điều đó. Các lãnh thổ tự trị của một số quốc gia đơn nhất thường muốn nhiều quyền tự trị hơn ở một số liên bang. Vì lẽ đó, đôi khi có tranh cãi trong việc coi một số quốc gia đơn nhất là liên bang trên thực tế.

Vương quốc Tây Ban Nha
Tây Ban Nha là một liên bang trên thực tế bởi vì nó trao nhiều quyền cho chính phủ các khu tự trị hơn so với hầu hết các liên bang khác. Đối với nghị viện Tây Ban Nha, việc bãi bỏ quyền tự trị của các vùng như Galicia, Catalonia hoặc xứ Basque, hay đối với Chính phủ Vương quốc Anh việc đơn phương hủy bỏ cơ quan lập pháp của xứ Wales, Bắc Ireland hoặc Scotland hầu như là một sự bất khả thi chính trị mặc dù không có một rào cản nào về pháp lý. Hơn nữa, một số vùng như Navarra hoặc xứ Basque có đầy đủ khả năng kiểm soát thuế và chi tiêu, chuyển một phần nhỏ cho chính phủ trung ương để phục vụ các mục đích công (quân đội, quan hệ quốc tế, chính sách vĩ mô).
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một kiểu liên bang trên thực tế mặc dù không có quy định chính thức xuất phát từ quyền lực được trao rộng rãi cho các tỉnh một cách không chính thức để thực thi các quan hệ kinh tế và chính sách quốc gia. Kết quả là có một khái niệm "chế độ liên bang trên thực tế với đặc trưng Trung Hoa" (dựa theo chính sách của Đặng Tiểu Bình chế độ xã hội chủ nghĩa với đặc trưng Trung Hoa).
Theo hiến pháp, quyền lực của các đặc khu hành chính của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được trao bởi Chính phủ nhân dân Trung ương thông qua nghị quyết của Toàn quốc Nhân dân Đại biểu Đại hội. Việc hủy bỏ quyền tự trị của các đặc khu hành chính Hong KongMacau là một thách thức lớn nếu muốn nói là không thể.

Ví dụ: Canada có 10 tỉnh bang và 3 lãnh thổ tự trị phía Bắc.Các tỉnh bang của Canada mang tên province để giữ truyền thống của thời họ thực sự là các tỉnh (hay province) của Đế quốc Anh. Trên thực tế, mỗi đơn vị hành chính này là một bang tự trị (tương đối, nhưng không hoàn toàn, giống một tiểu bang - state - của Hoa Kỳ hay một bang - Bundesland - của Đức) với một chính phủ bao gồm các hệ thống hành pháp, tư pháp, luật pháp, thuế, giáo dục, y tế, xã hội... riêng của họ. Để tránh sự ngộ nhận với các tỉnh của nhiều quốc gia khác, cộng đồng người Việt tại Canada đã gọi đơn vị hành chính này là tỉnh bang. Từ tỉnh bang đã được dùng rất phổ biến trên các báo chí tiếng Việt phát hành tại Canada, tuy nhiên nhiều người vẫn dùng từ tỉnh, nhất là trong lối dùng hàng ngày.
Cơ chế hành chính của mỗi tỉnh bang tương đối giống trường hợp của liên bang. Với lời đề nghị của Thủ tướng Canada, Nữ hoàng cử một người dân trong tỉnh bang làm đại diện cho mình (Lieutenant governor). Về mặt lập pháp, thay vì có hai viện như liên bang, quốc hội của mỗi tỉnh bang chỉ có một viện với tên khác nhau tuỳ theo từng tỉnh bang. Về mặt hành pháp, đảng chiếm đa số ghế trong quốc hội sẽ thành lập chính phủ, đảng chiếm nhiều ghế thứ nhì sẽ thành lập đối lập chính thức

3/ Tự quản địa phương
Sự quản lý được thực hiện bởi nhân dân địa phương thông qua bầu cử. Nhân dân địa phương bầu ra cơ quan tự quản địa phương với chức năng giải quyết các vấn đề thuộc về chính quyền địa phương. Mặc dù cơ quan tự quản địa phương phải thực thi chỉ thị của chính quyền trung ương nhưng các cơ quan nhà nước trung ương không được ban hành bất cứ chỉ thị nào liên quan đến việc thực hiện các chức năng tự quản của địa phương.

Đây là một khái niệm hoàn toàn mới mà các nước hiện nay đang có xu hướng hướng đến. Một trong những lý do cơ bản là do mô hình nhà nước nó phát huy hết tính năng động, sáng tạo của địa phương, trao quyền chủ động cho địa phương.