Tuesday, August 13, 2013

Quyền tự ứng cử đại biểu quốc hội & HĐND

Mọi công dân đều được đảm bảo quyền tự ứng cử

TT - Còn đúng hai tuần nữa là tới thời hạn cuối cùng để ứng cử vào Hội đồng nhân dân (HĐND) ba cấp. Tuổi Trẻ đã có cuộc trao đổi với ông Lê Minh Nhựt - phó chủ tịch HĐND TP.HCM khóa VI, phó chủ tịch Hội đồng bầu cử TP.HCM nhiệm kỳ 2004-2009 - về một số nội dung xoay quanh tiêu chuẩn đại biểu, quyền ứng cử của công dân...

* Thưa ông, những nét mới trong đợt bầu cử đại biểu (ĐB) HĐND ba cấp lần này là gì?
- Cái mới quan trọng, theo tôi, trước hết là ở tiêu chuẩn của người ĐB. Luật bầu cử ĐB HĐND 2003 được Quốc hội ban hành đề ra năm tiêu chuẩn cho người ĐB, trong đó có ba điểm mới:


  • 1 - Người ĐB HĐND phải tích cực đấu tranh với các biểu hiện quan liêu, cửa quyền, tiêu cực, tham nhũng...; bảo vệ lợi ích nhà nước và quyền hợp pháp của công dân.
  • 2 - Người ĐB phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe người dân và được nhân dân tín nhiệm.
  • 3 - Có điều kiện tham gia các hoạt động của HĐND.

Đạt những tiêu chuẩn tiên quyết này, người ĐB HĐND sẽ nói tiếng nói của người dân và đại diện cho lợi ích người dân tốt hơn.

Ngoài ra, cái mới lần này còn thể hiện ở chỗ số lượng ĐB HĐND các cấp đều tăng. Cấp phường, xã tăng tối đa đến 35 ĐB (trước là 25). Cấp quận, huyện tăng tối đa đến 40 ĐB (trước là 35). Cấp tỉnh, thành phố tăng tối đa đến 85 ĐB. Riêng Hà Nội, TP.HCM và các thành phố trực thuộc trung ương có từ 3 triệu dân trở lên được tối đa 95 ĐB (tăng 10). Mặt khác, tỉ lệ ĐB nữ, ĐB trẻ, ĐB là dân tộc ít người, ĐB ngoài Đảng cũng đều được nâng lên.

* Cụ thể ở tại TP.HCM, tỉ lệ ấy được nâng lên như thế nào?
- Khóa trước HĐND TP chỉ có hai ĐB là dân tộc ít người (người Hoa). Nay dự định sẽ vận động số ĐB dân tộc ít người đắc cử là năm ĐB. Trong đó, ba ĐB là người Hoa, một ĐB người Chăm và một ĐB người Khơme. ĐB tôn giáo cũng phấn đấu sẽ tăng thêm một ĐB là Tin lành, lên bốn ĐB tôn giáo. Số ĐB là nữ và người trẻ đều tăng. Đặc biệt sẽ tăng số ĐB ngoài Đảng.

* Tăng số ĐB HĐND là người ngoài Đảng, điều này có ý nghĩa gì, thưa ông?
- Vì HĐND là một tổ chức mà thông qua đó người dân gián tiếp làm chủ, cho nên sự có mặt của người dân phải tăng lên. Khóa trước HĐND TP chỉ có sáu ĐB ngoài Đảng. Khóa này phấn đấu là 15 ĐB ngoài Đảng. Quần chúng ngoài Đảng phải tham gia nhiều hơn vào tổ chức này để nói được tiếng nói của mình. Điều đó đồng thời cũng là giảm bớt số ĐB là người của cơ quan nhà nước.

* Người tự ứng cử vào ĐB HĐND nếu là cán bộ, nhân viên, công nhân... ở một đơn vị nào đó thì có cần người giới thiệu?
- Không cần giới thiệu. Theo luật, mọi công dân đủ 21 tuổi, không phân biệt giới tính, thành phần, trình độ, tôn giáo... đều có quyền ứng cử ĐB HĐND, trừ những trường hợp luật qui định như đang chịu án, không làm chủ năng lực hành vi... Người tự ứng cử nộp hồ sơ tại Hội đồng bầu cử. Nơi đây sẽ gửi hồ sơ về cơ quan hoặc nơi cư trú của người tự ứng cử để làm các thủ tục tiếp theo.

* Thưa ông, theo Luật bầu cử ĐB HĐND lần này thì công dân diện “tạm trú hợp pháp” cũng có quyền ra ứng cử. Đã có trường hợp nào trong diện trên đăng ký ứng cử chưa?
- Cho tới giờ này thì tôi chưa được báo cáo có trường hợp nào. Nhưng thời hạn nộp hồ sơ còn tới 25-2. Chưa biết là sẽ có trường hợp nào thuộc diện trên ra ứng cử không.

* Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất xác định sẽ có 151 ứng cử viên ứng cử để bầu lấy 95 ĐB HĐND TP. Liệu có xác định được số ứng cử viên hay không khi mà tự ứng cử là quyền của công dân?
- Mọi công dân đều được bảo đảm quyền tự ứng cử nếu đủ điều kiện và tiêu chuẩn. Theo qui định, mỗi đơn vị bầu cử sẽ có số dư tối thiểu là hai người/số đắc cử. TP.HCM có 28 đơn vị bầu cử; sẽ có 95 ĐB được bầu, cộng với số dư tối thiểu là hai người/đơn vị, vị chi sẽ có tối thiểu 151 ứng cử viên. Đó là cách tính toán. Số ứng cử viên có thể tăng hơn và sẽ không có chuyện “gò” số lượng. Đó mới thật sự là dân chủ.

ĐẶNG ĐẠI thực hiện - http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/1...tu-ung-cu.html

TS (Hà Nội, TP.HCM) - Sau hội nghị hiệp thương lần hai, tính đến hôm qua 10-3, cả nước đã có 6.900 người ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhiệm kỳ 2004-2009.

Trong số này, thống kê sơ bộ cho thấy có 2.208 ứng cử viên nữ (32%), 1.466 ứng cử viên trẻ (dưới 35 tuổi, chiếm gần 21,3%), 1.733 ứng cử viên là người ngoài Đảng (trên 25,1%) và 1.319 ứng cử viên dân tộc thiểu số (trên 19,1%). Các địa phương có số ứng cử viên trẻ đông nhất là Lào Cai (chiếm 52,2%), Hà Tây (46,2%), Kontum (43%); số ứng cử viên ngoài Đảng đông nhất là Hà Tây (53%), Tiền Giang (49%), Lào Cai (46%); số ứng cử viên nữ đông nhất là Hà Tây (55,1%), Phú Thọ (43,97%), Quảng Ninh (42,6%)...

* Tối 10-3, các tổ dân phố, địa bàn dân cư ở TP.HCM tiếp tục tổ chức hội nghị nhận xét và lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người ra ứng cử HĐND các cấp khóa VII (2004-2009).

Tại tổ dân phố 65, KP.5, P. Đa Kao, Q.1, hội nghị cử tri đã nhận xét, góp ý về ông Nguyễn Hữu Tín, giám đốc Sở Kế hoạch - đầu tư. Cùng thời điểm, tại UBND P.9, Q.Tân Bình, hội nghị cử tri cũng nhận xét, góp ý về ông Lê Văn An, phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng Thành ủy. Trước đó, cử tri nơi cư trú cũng bày tỏ tín nhiệm đối với bà Phạm Phương Thảo, trưởng Ban Tư tưởng - văn hóa Thành ủy; ông Nguyễn Thiện Nhân, phó chủ tịch UBNDTP.

Đến nay, theo Ủy ban MTTQTP, chỉ mới xảy ra một trường hợp cử tri nơi cư trú bất tín nhiệm đối với người ra ứng cử. Đó là một trường hợp ở huyện Nhà Bè. Đây là một doanh nhân, ra ứng cử HĐND cấp huyện.

* Theo tin từ Ủy ban MTTQTP, đã có một ứng cử viên (diện tự ứng cử) xin rút tên khỏi danh sách ứng cử vào vị trí đại biểu HĐNDTP khóa VII. Đó là ông Lê Đức Huy (Q.12), là giáo viên, hiện đang công tác tại Trường trung học Thủy sản 2 (64 An Dương Vương, Bình Chánh). Như vậy, nếu việc xin rút tên này được chấp thuận thì số người ứng cử vào HĐNDTP khóa VII sẽ chỉ còn 162 người (trong đó có 13 người tự ứng cử).

* Hội đồng bầu cử TP.HCM vừa ký quyết định thành lập 28 ban bầu cử ở 28 đơn vị bầu cử HĐNDTP. Đây là các ban trực tiếp giúp việc cho Hội đồng bầu cử điều hành công tác bầu cử trên địa bàn.

ĐỨC QUANG - N.V.H. - Đ.Đ. Việt Báo (Theo_TuoiTre) 
TT - Sáng 25-10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trình Quốc hội dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu HĐND.

Dự án luật này tập trung vào việc sửa đổi, bổ sung các vấn đề thật sự cấp bách nhằm tháo gỡ những vướng mắc khi thực hiện bầu cử chung đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân trong cùng một ngày (hiện nay việc bầu cử đại biểu Quốc hội được thực hiện theo Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997 và được sửa đổi, bổ sung năm 2001; việc bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân được thực hiện theo Luật bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân năm 2003).

Nếu dự án luật được thông qua, năm 2011 sẽ tiến hành bầu cử đồng thời đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.

Tham nhũng: vẫn “xử lý nội bộ” là chính
Trong báo cáo thẩm tra công tác phòng chống tham nhũng năm 2010 của Chính phủ gửi tới đại biểu Quốc hội, Ủy ban Tư pháp cho rằng “hoạt động của các ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng và các đơn vị chuyên trách về phòng chống tham nhũng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Việc xử lý một số vụ tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp mà các đại biểu Quốc hội và dư luận nhân dân quan tâm còn chậm nhưng các ban chỉ đạo về phòng chống tham nhũng chưa có giải pháp hữu hiệu để chỉ đạo khắc phục”.
Theo cơ quan thẩm tra, cơ chế chỉ đạo của các ban trên thực tế có biểu hiện tạo ra sự ỷ lại, thiếu chủ động của các cơ quan chức năng, các đơn vị chuyên trách chống tham nhũng, đồng thời có biểu hiện nể nang, lạm dụng việc bồi thường khắc phục hậu quả để xử lý nội bộ.
Bản báo cáo chỉ rõ: “Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, kiểm toán nhà nước các cấp đã phát hiện nhiều sai phạm nhưng không kiến nghị chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý hình sự một trường hợp nào; một số cán bộ kiểm toán đã vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật, có hành vi tham nhũng.
Thực tế cho thấy các vụ nhận hối lộ chỉ khi được phát hiện mới thấy rõ sự móc nối, bao che, thậm chí còn hướng dẫn lập chứng từ để hợp thức hóa sai phạm”.
L.KIÊN

Thảo luận dự án luật, các đại biểu Quốc hội cho rằng để “giải quyết tình thế” thì nội dung dự luật như vậy là hợp lý. Tuy nhiên để phát huy dân chủ, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan dân cử, cần phải tính toán sửa luật theo hướng căn cơ, toàn diện hơn.

- chủ tịch Hội Luật gia VN Phạm Quốc Anh đặt vấn đề.

Đồng tình, nhà sử học Dương Trung Quốc nói: .

Đại biểu Bùi Đặng Dũng (Kiên Giang) cho rằng trong bầu cử đại biểu Quốc hội cần có cơ cấu, nhưng điều quan trọng hơn là phải đảm bảo chất lượng, không nên để một đại biểu “gánh” quá nhiều cơ cấu (như trẻ, nữ...) để rồi sau này đại biểu được cơ cấu như vậy sẽ tham gia xây dựng pháp luật, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.

Dự thảo luật sẽ được Quốc hội thảo luận tại kỳ họp này.
V.V.THÀNH - L.KIÊN - http://tuoitre.vn/chinh-tri-xa-hoi/4...tu-ung-cu.html
(LĐ) - Sáng 8.11, Quốc hội đã họp phiên toàn thể tại hội trường để cho ý kiến vào Dự luật Bầu cử đại biểu (ĐB) HĐND. Đây là dự luật cần phải sớm được ban hành nhằm phục vụ cho cuộc bầu cử HĐND và bầu cử ĐBQH cùng một ngày vào tháng 5.2012.

Đại biểu Trần Văn Tấn: Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội được bầu không quá 3 đại biểu. Ảnh: Kỳ Anh

Nên có thời gian dài hơn cho bầu cử

“Vì khác với các cuộc bầu cử trước đây, cuộc bầu cử lần này được tổ chức cho cả bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp, do đó khối lượng công việc thực hiện rất lớn. Một cán bộ, công chức có thể là thành viên của nhiều tổ chức bầu cử và được trưng dụng tại nhiều cơ quan nên cần phải có thời gian hợp lý để nghiên cứu thực hiện nhiệm vụ theo luật định. Vì vậy, tôi đề nghị tăng thêm thời gian cho mỗi tổ chức là 10 ngày” - ĐB Trần Văn Tấn đề nghị. ĐB Tấn cũng chỉ ra những điều chưa thống nhất trong các quy định của luật như: Tại Điểm đ, khoản 2, Điều 14 về nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng bầu cử đại biểu Quốc hội có quy định nhận hồ sơ và danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội do uỷ ban bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh gửi đến.

Nhưng tại điểm d và e, khoản 2, Điều 15 chỉ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của uỷ ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh là lập danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội theo đơn vị bầu cử và báo cáo hội đồng bầu cử mà không quy định nhiệm vụ của ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh gửi hồ sơ những người được địa phương giới thiệu ứng cử và tự ứng cử cho hội đồng bầu cử. Vì vậy, cần phải bổ sung quy định để có sự thống nhất giữa các điều luật.

ĐB Nguyễn Hồng Nhị và nhiều ĐB khác cùng chung ý kiến cần phải công bố ngày bầu cử trước 120 ngày để các bước hiệp thương, các công việc chuẩn bị khác có thời gian chủ động và thực hiện tốt hơn. ĐB Nhị đề xuất là về lâu dài Quốc hội nên nghiên cứu để có hướng dẫn cho các địa phương, các cơ quan làm công tác tạo nguồn hoặc quy hoạch đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp, tạo điều kiện để phát triển, theo dõi, bồi dưỡng, giúp đỡ những người có điều kiện tham gia làm đại biểu hội đồng nhân dân và đại biểu Quốc hội, giúp cho hội đồng bầu cử, ban bầu cử các cấp chủ động hơn trong quá trình tổ chức bầu cử. Bởi vì chờ đến khi Hội đồng Bầu cử Trung ương định hướng cơ cấu thì việc chọn lựa các ứng cử viên, đặc biệt là ở các tỉnh người đông, đất rộng là rất khó khăn, do đó chất lượng không được như mong muốn.

Không nên hạn chế số lượng ứng cử đại biểu

Số lượng người tham gia ứng cử đại biểu trong mỗi tổ bầu cử cũng là vấn đề được rất nhiều ĐB quan tâm, ĐB Trần Văn Tấn phân tích: Điều 46 có nội dung qui định số người trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội ở mỗi đơn vị bầu cử phải nhiều hơn số đại biểu được bầu ở đơn vị đó. Quy định như dự thảo luật là chưa khoa học, chưa đảm bảo sự công bằng cho cử tri lựa chọn bầu đại biểu Quốc hội giữa các đơn vị bầu cử trong cả nước, vì yêu cầu danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội ở mỗi đơn vị bầu cử phải nhiều hơn số đại biểu được bầu ở đơn vị đó là quy định quá chung, có thể nhiều hơn 1, 2, 3 và các cơ quan tổ chức sẽ chọn phương án tối thiểu để an toàn cho ứng cử viên và yêu cầu cơ cấu theo quy định.

Hơn nữa trong thực tế do nhiều đơn vị bầu cử có số dư 1 người, nên cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XI có ba vị ứng cử viên bị khiếu nại, tố cáo và không đủ tiêu chuẩn, nên hội đồng bầu cử xóa tên trong danh sách. Kết quả có đến hai đơn vị bầu cử không còn số dư nữa. “Để việc tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội theo hướng tiến bộ, dân chủ và bình đẳng, tôi đề nghị dự án luật quy định mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội được bầu không quá ba đại biểu. Số người trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội ở mỗi đơn vị bầu cử phải nhiều hơn số đại biểu được bầu ít nhất là hai người. Trong trường hợp hết người ứng cử vì lý do bất khả kháng, thì do hội đồng bầu cử quyết định” - ĐB Tấn đề xuất.

ĐB Lương Phan Cừ và nhiều ĐB khác lại cho rằng cần phải mở rộng số lượng ứng cử viên đại biểu để cử tri lựa chọn ĐB xứng đáng. Theo ĐB Lương Phan Cừ thì luật hiện hành chỉ quy định danh sách ứng cử viên mỗi đơn vị được bầu cử phải nhiều hơn số đại biểu được bầu ở đơn vị đó. Nhưng thực tiễn nhiệm kỳ bầu cử thì số dư này thường chỉ có 1 hoặc 2. Điều đó làm hạn chế ý nghĩa của bầu cử. “Đã nói đến bầu cử có nghĩa là lựa chọn. Cử tri phải có quyền lựa chọn người xứng đáng vào cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất cũng như cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. Việc chuẩn bị số dư hầu như tối thiểu đã cản trở sự lựa chọn của cử tri” - ĐB Lương Phan Cừ nêu ý kiến.

Chí Tùng - http://www.laodong.com.vn/Tin-Tuc/Ha...dai-dien/19868
Việc bầu cử cần thực chất, vì thế cần chống nạn bầu cử giùm, không nên xem tỉ lệ cử tri đi bầu cao, đi bầu sớm là thành tích để khen thưởng.

“Vì sao lại có hiện tượng một người bỏ năm, thậm chí đến 20 phiếu? Vì sao chúng ta là một nước còn tương đối nghèo, điều kiện khó khăn nhưng sao bầu cử vẫn hơn 99% cử tri đi bầu?...”. Đó là những băn khoăn được đại biểu Quốc hội (ĐBQH) nêu ra trong phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử ĐBQH và Luật Bầu cử ĐB HĐND sáng 8-11.

99% - không ai tin cả!

Theo ĐB Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh), quy định hiện nay rất rõ là mỗi người chỉ được bỏ một phiếu. Nhưng thực tế, tình trạng một người bỏ năm, bảy, 10, 20 phiếu vẫn diễn ra khá phổ biến ở nhiều nơi. Tuy nhiên, do không có chế tài, cũng không có giám sát nên việc ngăn chặn gặp khó khăn. “Thú thật con số 99% cử tri đi bầu không ai tin cả, chính chúng ta cũng không tin. Chỉ cần có được 60% cử tri đi bầu nhưng đúng thực chất thì cũng là đáng mừng rồi. Còn nói 99%, hay 10-11 giờ trưa, cơ bản đã bầu xong ở một điểm là rất khó và không thật” - ông Xuân nói.

Do đó, ông Xuân đề nghị phải giám sát và có chế tài để làm sao đúng là mỗi người chỉ được bầu một phiếu, nếu có vi phạm thì phải xử lý. “Không nên xem tỉ lệ đi bầu cao, bầu sớm là thành tích để khen thưởng. Có như thế mới bớt được bệnh thành tích” - ĐB Xuân nhấn mạnh.


Theo ĐB Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh), không nên xem tỉ lệ đi bầu cao, bầu sớm là thành tích để khen thưởng.Trong ảnh: Đối chiếu danh sách cử tri chuẩn bị bỏ phiếu bầu ĐBQH khóa XII năm 2007. Ảnh minh họa: HTD
Công khai tài sản, học vấn

Cũng theo ĐB Xuân, quy định quyền ứng cử hiện nay tương đối lỏng, tức là gần như mọi công dân đủ tuổi và có một số tiêu chuẩn nhất định thì đều có quyền tự ứng cử. Vì thế, trong kỳ trước có quá đông những người tự ứng cử nhưng sau khi chọn lại thì lại không thể chọn được ai. Ông Xuân cho rằng cần phải có thêm những quy định về tiêu chuẩn cho những người tự ứng cử, ví như phải có được chữ ký ủng hộ của bao nhiêu người hoặc bao nhiêu tổ chức mới là cơ sở để đưa ra lựa chọn.

“Nếu cứ tự do như thế này, tôi thấy có những nơi ứng cử mấy chục người, trong đó có những người rõ ràng không đủ tiêu chuẩn. Tuy nhiên, để loại bỏ, chúng ta phải làm quy trình, xin ý kiến địa phương, mất thời gian và chúng ta không đạt được kết quả mong muốn. Như trong QH kỳ trước cũng gần như chỉ có một người thôi là tự ứng cử” - ĐB Xuân nói.

Đồng tình, ĐB Lê Quốc Dung đề nghị việc sửa đổi lần này phải quy định cụ thể về tiêu chuẩn, công khai từ tài sản đến tiểu sử, đến bằng cấp… để nhân dân kiểm tra. ĐB Danh Út (Kiên Giang) và Trần Thị Hoa Ry (Bạc Liêu) đề nghị bổ sung vào dự án luật quy định mỗi đơn vị bầu cử phải có ít nhất số dư là hai người để nâng cao tính lựa chọn, đảm bảo tính cạnh tranh, dân chủ, công bằng giữa các ứng cử viên.
Cần có hướng dẫn việc tranh cử
Cần có những quy định, hướng dẫn cụ thể về tuyên truyền, chương trình tranh cử. Ví dụ, những người ứng cử có phải làm văn bản chương trình hành động để trình bày với cử tri không? Người ứng cử có được in phát chương trình hành động của mình cho các địa phương hoặc phương tiện thông tin đại chúng không? Có được gửi và tuyên truyền thêm về chương trình hành động đối với cử tri nơi họ ứng cử mà không trực tiếp tiếp xúc không? Hiện nay do chưa có quy định về việc trên nên mỗi địa phương làm khác nhau, dẫn đến kết quả không tốt và các cơ quan lãnh đạo địa phương rất khó kiểm soát, khắc phục.
ĐB ĐẶNG HUYỀN THÁI(Hà Nội)
Chấm dứt tình trạng “quân xanh”, “quân đỏ”
Quy định như trong dự thảo luật về tiêu chuẩn ĐB, vấn đề công khai, danh sách ứng cử, cơ cấu ứng cử, quyền tranh cử là chưa rõ ràng. Ở một số địa phương, chúng tôi được biết là có tình trạng bố trí “quân xanh”, “quân đỏ” để làm cho thuận, cho nhanh, dễ cho sự lãnh đạo cũng như chỉ đạo. Đây là một điều không nên và không được để nó thể hiện trong thời gian tới.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tếLÊ QUỐC DUNG
THÀNH VĂN

0 comments:

Post a Comment

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | LunarPages Coupon Code