Tuesday, August 20, 2013

Chủ nghĩa Trotsky ( Đệ tứ cộng sản )


Lev Davidovich Trotsky
Trotsky tự coi mình là một người "Bolshevik-Leninist", kêu gọi việc thành lập một đảng tiên phong. Ông coi mình là một người ủng hộ học chủ nghĩa Mác chính thống. Chính trị của ông khác biệt ở nhiều mặt với chính trị của Stalin hay Mao, quan trọng nhất là sự phản đối học thuyết Chủ nghĩa xã hội trong Một Quốc gia và ông tuyên bố sự cần thiết phải có một cuộc "cách mạng thường trực" trên bình diện quốc tế. Nhiều nhóm Đệ Tứ Quốc tế trên thế giới tiếp tục miêu tả mình là nhóm theo chủ nghĩa Trotskyist và vẫn đi theo truyền thống này, dù họ có những cách giải thích khác nhau về những kết luận rút ra từ đó. Những người ủng hộ Đệ Tứ Quốc tế cho rằng lập trường phản đối chế độ độc tài Stalin của Trotsky, ủng hộ cách mạng chính trị, cho thấy chủ nghĩa xã hội không thể tự duy trì nếu không có dân chủ. 

Đệ tứ cộng sản
Đệ tứ cộng sản


I - Nguồn tư liệu và giới thiệu chung

Về Trotsky và tư tưởng của ông: http://trotsky.net/
Còn tìm hiểu về hoạt động của Quốc tế 4:http://www.marxist.com/
Hoặc:http://wapedia.mobi/vi/Lev_Davidovich_Trotsky?t=1.


Lev Davidovich Trotsky

II - Cách mạng Thường trực

Cách mạng Thường trực là học thuyết rằng những chế độ Dân chủ tư sản tại các quốc gia có nền dân chủ tư sản kém phát triển chỉ có thể được hoàn thành thông qua việc thành lập một nhà nước công nhân, và rằng việc tạo lập một nhà nước công nhân sẽ đương nhiên dẫn tới việc chống lại sở hữu tư bản. Vì thế trách nhiệm của tầng lớp dân chủ tư sản trở thành trách nhiệm của tầng lớp vô sản.

Dù không liên kết chặt chẽ với Leon Trotsky, lời kêu gọi Cách mạng Thường trực xuất hiện lần đầu trong những trang viết của Karl Marx và Friedrich Engels tháng 3 năm 1850, sau cuộc Cách mạng 1848, trông Bài nói chuyện của Uỷ ban Trung ương của Liên đoàn Cộng sản:

Quyền lợi và trách nhiệm của chúng ta là tạo ra một cuộc cách mạng thường trực cho tới khi mọi tầng lớp hữu sản nhiều hay ít đã bị hướng khỏi các quan điểm cai trị của họ, cho tới khi tầng lớp vô sản đã chinh phục quyền lực nhà nước và cho tới khi liên minh của tầng lớp vô sản đã phát triển đủ lớn - không chỉ trong một đất nước mà tại mọi nước hàng đầu thế giới - thì cuộc cạnh tranh giữa tầng lớp vô sản tại các quốc gia đó mới ngừng lại và ít nhất các lực lượng sản xuất được tập trung trong tay những người công nhân. ... Tiếng hô đấu tranh của họ phải là: "Cách mạng Thường trực".Ý tưởng của Trotsky về Cách mạng Thường trực dựa trên sự hiểu biết của ông, được thảo ra trên tác phẩm của người thành lập chủ nghĩa Mác Nga Georgy Plekhanov, rằng tại các nước 'tụt hậu' những nhiệm vụ của Cách mạng Dân chủ Tư sản không thể được hoàn thành bởi tầng lớp tư sản. Ý tưởng này lần đầu tiên được Trotsky phát triển cùng với Alexander Parvus hồi cuối năm 1904 - 1905. Các bài viết liên quan sau này được tập hợp lại trong những cuốn sách của Trotsky 1905 và trong Cách mạng Thường trực, cũng có chứa bài tiểu luận của ông "Những Kết quả và những Triển vọng".

Theo những người Trotskyist, Cách mạng tháng 10 (được Trotsky lãnh đạo) là ví dụ đầu tiên của một cuộc Cách mạng Thường trực thành công. Giai cấp vô sản, Cách mạng tháng 10 xã hội chủ nghĩa diễn ra ở địa điểm chính xác bởi giai cấp tư sản, nắm quyền lực vào tháng 2, không có khả năng giải quyết bất kỳ nhiệm vụ nào của cách mạng dân chủ tư sản. Họ không trao ruộng đất cho nông dân (điều những người Bolshevik thực hiện ngày 25 tháng 10), không trao tự do cho các quốc gia thiểu số bị đàn áp, không giải phóng nước Nga khỏi sự cai trị của nước ngoài bằng cách chấm dứt chiến tranh, cuộc chiến mà ở thời điểm đó diễn ra chỉ để làm hài lòng những ông chủ nợ Anh và Pháp. Những người Trotskyist ngày nay cho rằng nhà nước của Thế giới thứ Ba cho thấy chủ nghĩa tư bản không mang lại con đường phát triển cho những nước kém phát triển, vì thế một lần nữa là bằng chứng cho học thuyết. Ví dụ, sau hơn 60 năm độc lập tư sản Ấn Độ vẫn không thể thoát khỏi hệ thống đẳng cấp. Trái lại, chính sách Stalin ở các thuộc địa cũ đã có đặc điểm ở cái gọi là Lý thuyết Hai Giai đoạn, cho rằng tầng lớp lao động phải chiến đấu cho "chủ nghĩa tư bản tiến bộ" cùng với "tư sản quốc gia tiến bộ" trước khi bất kỳ một nỗ lực xã hội chủ nghĩa nào có thể được thực hiện.

Nguồn: Lev_Davidovich_Trotsky

Về sự khác biệt với các đảng cộng sản Tây Âu. Các đảng này đặc biệt là sau sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu đã dần dao động và thay đổi đường lối theo hướng thỏa hiệp với các chính phủ tư sản, cùng "chung sống hòa bình" với Tư bản hoặc giải thể Đảng và thành lập những đảng có tư tưởng trung tả. Lấy một vd là sự tan rã của Đảng cộng sản Ý ( PCI) năm 1991, Đảng đổi tên thành đảng dân chủ cánh tả, sau này là Đảng dân chủ ( PD).

Còn những người Trotsky vẫn tiếp tục con đường đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, xem nguồn dẫn đến www.marxist.com sẽ rõ hơn.ào

III - Phong trào đệ tứ cộng sản ở Việt Nam.


Đệ Tứ Quốc tế hay Cộng sản Đệ Tứ là phong trào cộng sản theo đường lối Trotskist (khuynh hướng "cách mạng thường trực" do Trotsky thành lập, để chống lại đường lối "cách mạng vô sản trong một quốc gia" của Stalin). Lãnh tụ Cộng sản Đệ Tứ Việt Nam là Tạ Thu Thâu

Năm 1929, Tạ Thu Thâu tham gia khuynh hướng chính trị Troskist tại Pháp. Năm 1930, Tạ Thu Thâu và các đồng chí bị trục xuất về nước vì tham gia vào cuộc biểu tình trước điện Elysé (dinh Tổng Thống Pháp) để phản đối thực dân Pháp xử tử các chiến sĩ Việt Nam Quốc dân đảng tham gia khởi nghĩa Yên Bái.
Năm 1931, Tạ Thu Thâu thành lập nhóm Troskist tại miền Nam, ảnh hưởng của nhóm Troskist nhanh chóng lan rộng. Cũng trong năm này phái Stalinist ( Đệ Tam ) của Nguyễn Văn Tạo và Dương Bạch Mai bắt tay với nhóm Troskist lấy tờ La Lutte (Tranh đấu) làm cơ quan đấu tranh (với tòa soạn đặt ở đường Lý tự Trọng hiện nay). Trong thời kỳ hợp tác từ năm 1934-1937 nhóm La Lutte tham gia ứng cử vào Hội đồng Thành phố và Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ. Cả Đệ Tam và Đệ Tứ đều có người đắc cử.

Năm 1938, những đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (Đệ Tam) rút khỏi nhóm La Lutte. Những người Cộng sản Đệ Tứ tiếp tục xuất bản tờ La Lutte và thêm mục tiếng Việt. Sau khi việc hợp tác giữa Đệ Tứ và Đệ Tam sụp đổ hai bên công kích lẫn nhau. Đệ Tứ chỉ trích những quan điểm của Đệ Tam như : “thực hiện chủ nghĩa xã hội trong một nước” , “chế độ độc đảng”, “ chính sách manh động trong cuộc nổi dậy Xô viết Nghệ Tĩnh”, “sùng bái Stalin”. Đệ Tam nói rằng Troskist không còn là một khuynh hướng chính trị mà trở thành “một đàn chó săn cho phát xít Nhật và phát xít quốc tế”.
Năm 1939, tờ La Lutte bị cấm họat động. Tạ Thu Thâu bị xử năm năm tù, muời năm quản thúc. Tháng 10 năm 1940, Tạ Thu Thâu bị đày ra Côn Đảo cùng với Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Hồ Hữu Tường…

Năm 1944, sau khi được trả tự do những người Cộng sản Đệ Tứ tiếp tục hoạt động. Trong thời kỳ Cách mạng Tháng Tám, những nhân vật chính yếu của Cộng sản Đệ Tứ như Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh, Trần Văn Thạch đã bị giết. Hoạt động của Cộng sản Đệ Tứ tại Việt Nam xem như chấm dứt.
Nguồn tin: (sưu tầm)

0 comments:

Post a Comment

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | LunarPages Coupon Code