11. Biểu hiện của dân chủ gián tiếp:
Người dân không tự thực hiện quyền lực mà thông qua vai trò của một đại diện hay trung gian và hiện nay, ở Việt Nam, người dân thực hiện quyền dân chủ gián tiếp thông wa QH và Hội Đồng Nhân Dân các cấp. Đây là những cơ qan do dân bầu, mang quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân thực hiện wyền lực của nhân dân. Nhân dân có thể thông wa các Cơ quan nhà nước khác, thông qua Mặt trận Tổ Quốc VN và các thành viên trong Mặt Trận.

Dân chủ gián tiếp: mà biểu hiện là dân chủ đại diện, là hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện, thay mặt mình quyết định các công việc của cộng đồng, của Nhà nước.

Hình thức dân chủ gián tiếp tại Việt Nam

QUYỀN BẦU CỬ VÀ QUYỀN ỨNG CỬ VÀO CÁC CƠ QUAN ĐẠI BIỂU CỦA NHÂN DÂN:

a) Khái niệm quyền bầu cử và ứng cử
Quyền bầu cử và quyền ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, là cơ sở để thực thi chế độ dân chủ đại diện.
b) Nội dung quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân
Người có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân
Căn cứ: Hiến pháp.
Luật bầu cử.
Nội dung:
Câu hỏi:
Ai có quyền bầu cử và ai có quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân?
SV đi bầu cử
Người cao tuổi đi bầu cử
Người Mường đi bầu cử
Người dân đi bầu cử
Hiến pháp qui định, mọi công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
Những người là đại biểu của nhân dân phải người:
+ Đạo đức,
+ Tài trí, năng lực…
Những trường hợp không được thực hiện quyền bầu cử, ứng cử ?
Người không được thực hiện quyền BC: Người bị phạt tù, bị tạm giam, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị tước quyền bầu cử theo bản án.
Người không được thực hiện quyền ƯC:
Người không được thực hiện quyền bầu cử
Người đang bị khởi tos HS, chấp hành bản án, chưa được xóa án tích...

Công dân thực hiện quyền bầu cử và quyền ứng cử như thế nào?
Các nguyên tắc bầu cử:
Nhà nước ta thực hiện nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Về nguyên tắc bầu cử phổ thông bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín là mỗi cử tri có một lá phiều có giá trị ngang nhau để bầu đại biểu của mình.
Bầu cử bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín:
Kiểm tra thùng phiếu
Tự bỏ phiếu vào thùng
Mỗi người một lá phiếu
Chọn đại biểu cho mình
Quyền ứng cử của công dân:
1/ Tự ứng cử.
2/ Được giới thiệu ứng cử.
Điều kiện: Công dân đủ 21 tuổi trở lên, có năng lực, tín nhiệm với cử tri, được các đơn vị vũ trang, CQ nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội giới thiệu.

Mặt trận Tổ quốc Việt nam giới thiệu về nơi công tác, cư trú để tiếp xúc cử tri …
Công dân thực hiện quyền lực Nhà nước thông qua các đại biểu và cơ quan đại diện do mình bầu lên: Thực hiện quyền bầu cử, ứng cử mới là bước đầu tiên để nhân dân thực hành chế độ dân chủ đại diện.

Nghị sĩ công dân

Nền dân chủ sơ khai đầu tiên trong lịch sử loài người bắt nguồn từ Hy Lạp cổ đại, tiếng Hy Lạp gọi là “Δημοκρατία”, có nghĩa nhân dân quyết định công việc nhà nước. Tuy nhiên, lúc đó khái niệm “nhân dân quyết định” cũng chỉ giới hạn vào một nhóm người và loại trừ phụ nữ.

Ngày nay, dân chủ được phân ra dân chủ trực tiếp, nghĩa là mỗi người dân có quyền tham gia trực tiếp vào quyết định của nhà nước (trên thực tế ở cấp trung ương không xảy ra ngoại trừ trường hợp trưng cầu dân ý), và dân chủ đại diện (hay gián tiếp) nghĩa là chỉ những người đại diện do dân bầu ra có quyền đó, như nghị sĩ quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân.

Với dân chủ gián tiếp, ý nghĩa thật sự của nền dân chủ (nhân dân quyết định công việc nhà nước) phụ thuộc hoàn toàn vào mối quan hệ thực tế giữa người đại diện, chính quyền, người dân, và chỉ đạt tới lý tưởng một khi mối quan hệ đó mang bản chất dân chủ trực tiếp - đích phấn đấu của mọi nhà nước dân chủ trên thế giới ngày nay.

Tuy nhiên, không phải cứ có đích tốt là thực thi được, dân chủ là một quá trình vận động tương tự như quá trình sản xuất, cần có giải pháp công nghệ. Trong thời đại hội nhập toàn cầu, công nghệ thực thi dân chủ cũng như mọi lĩnh vực khác, luật pháp, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật... cho phép các quốc gia phấn đấu, đeo đuổi những thành tựu tiên tiến nhất.

Thành tựu công nghệ thực thi dân chủ hiện nay có thể kể đến là “Hội nghị công dân”, được nước Đức áp dụng cho cấp chính quyền địa phương, huyện, thành, do bộ luật cùng tên điều chỉnh, ban hành bởi từng tiểu bang. Theo đó, Hội nghị công dân phải tiến hành mỗi năm một kỳ, do Hội đồng Nhân dân lên kế hoạch, hoặc nếu do 2,5% dân số địa phương thỉnh nguyện thì phải triệu tập trong vòng ba tháng, và Phó hoặc Chủ tịch Ủy ban Nhân dân chủ tọa.

Mọi công dân có quyền bầu cử đều được quyền dự và phát biểu yêu cầu, đề nghị, chất vấn chính quyền, tương tự như đại biểu quốc hội chất vấn chính phủ ở ta, xoay quanh các chủ đề liên quan tại địa phương, quy hoạch đất đai, phát triển trường học, giao thông công chính, xây dựng cơ sở thể thao, chăm sóc người già, trẻ em...

Luật quy định chi tiết cả chương trình nghị sự: người dự phải trình chứng minh thư, được phát mẫu giấy thống nhất đăng ký phát biểu ghi nhân thân, chủ đề cần nói; chủ tọa thu lại, sắp xếp thứ tự phát biểu theo từng nhóm vấn đề.

Sau khi chủ tọa khai mạc, các ban ngành chính quyền báo cáo tóm tắt phần việc của mình, kế hoạch, kết quả thực hiện và những tồn tại, tiếp theo công dân phát biểu, chất vấn như đã đăng ký, không quá 5 phút/1 diễn giả. Ủy ban cùng từng ban ngành phải trả lời tại chỗ những ý kiến chất vấn; nếu vắng mặt, chủ tọa phải ghi lại câu hỏi chuyển tới họ.

Cuối cùng hội nghị biểu quyết giơ tay từng vấn đề, theo nguyên tắc quá bán, hình thành nên nghị quyết. Nghị quyết này mặc dù không mang tính pháp lý cưỡng chế, chỉ mang tính đề đạt, tư vấn, phản ảnh ý nguyện của dân, nhưng trong vòng ba tháng chính quyền vẫn phải chịu trách nhiệm pháp lý đưa ra quyết định cuối cùng đối với từng vấn đề đã đề đạt, và thông báo bằng văn bản đến từng người dự.

Hội nghị công dân về mặt hình thức có thể coi như tiếp xúc cử tri ở ta, nhưng là một bước tiến về chất, chuyển từ dân chủ gián tiếp, người dân ở vị trí thụ động trông mong vào nghị sĩ, sang dân chủ trực tiếp, đứng hẳn vào vị trí nghị sĩ, chủ động tham gia quyết định công việc nhà nước - lý giải cho việc chính sách nước họ được người dân thực thi nghiêm minh, có ý thức, bởi người dân phải chịu trách nhiệm với chính quyết định của mình, không thể thoái thác đổ cho nhà nước áp đặt.

Công nghệ trên được nước Đức hoàn thiện chi tiết cho mọi điều kiện, ở những thành phố đông dân tới cả triệu không thể có hội trường đủ chỗ, hội nghị công dân được chia nhỏ theo lĩnh vực tới vài chục phiên họp.

Một dạng thức khác của công nghệ trên là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân gửi phiếu xin ý kiến tới từng công dân mình, yêu cầu thông tin cho chính quyền ý kiến của họ đối với từng vấn đề cụ thể ở địa phương theo mẫu in sẵn, dưới dạng câu hỏi kiểu thăm dò xã hội học.

Chẳng hạn, trong tháng 12-2008, từng công dân thành phố Leipzig nhận được phiếu xin ý kiến của Chủ tịch Ủy ban thành phố, hỏi về giao thông, trong năm năm qua họ đã chuyển đổi phương tiện đi lại như thế nào giữa hai thời điểm trước kia và hiện nay, trong số tám loại phương tiện: tàu điện, xe buýt, ô tô riêng, xe gắn máy, tàu hỏa, tàu hỏa nội thành, xe đạp, đi bộ. Lý do thay đổi do giá đắt đỏ, do sức khỏe, do ý thức bảo đảm môi trường, do thuận tiện hơn, do công việc thay đổi, hay còn do nguyên nhân khác. Loại và số lượng phương tiện đi lại của từng hộ, ô tô riêng, ô tô của công ty cho dùng, mô tô, xe ga, xe đạp. Thời gian đi từ nhà đến chỗ đỗ phương tiện, đến chỗ làm việc, dưới 2 phút, dưới 5 phút, dưới 10 phút, hay trên nữa?...

Dạng thức này khác Hội nghị công dân, không có chất vấn, không nghị quyết, và cũng không có hồi đáp của chính quyền, nhưng cùng mục đích là thực hiện dân chủ trực tiếp; tổng kết các câu trả lời của công dân là căn cứ cho hoạch định chính sách của chính quyền; công dân gián tiếp đóng vai trò nghị sĩ.

Công nghệ này cho phép tránh được kiểu dự luật cấm người thấp bé nhẹ cân đi xe gắn máy trên 50 phân khối ở ta với lập luận hạn chế tai nạn, bị phản đối dữ dội, do soạn thảo chủ quan, không có căn cứ dữ liệu, thiếu ý kiến từ chính đối tượng bị luật điều chỉnh - họ cũng là nhân dân!

Công nghệ thực thi dân chủ không chỉ quan trọng đối với người dân trong xã hội mà còn rất đặc biệt đối với doanh nhân trong lĩnh vực kinh tế. Của cải xã hội được làm ra không phải trực tiếp từ nhà nước mà từ doanh nghiệp; một cường quốc kinh tế chỉ ra đời với những công ty, tập đoàn có thương hiệu tầm cỡ thế giới. Chính sách kinh tế, vì vậy, chỉ mang lại hiệu quả thực sự khi nó đặt doanh nhân, người chủ sản xuất vào vị trí nghị sĩ, góp phần hoạch định các chính sách đó - một nội hàm của khái niệm dân chủ trong kinh tế.

Có thể nhận biết nguyên lý trên từ ví dụ ở Đức, doanh nghiệp luôn nhận được phiếu xin ý kiến, mẫu các dữ liệu cần khảo sát, từ chính quyền, từ các cơ quan khoa học, các hội đồng tham vấn kinh tế; tổng hợp ý kiến, dữ liệu thu trở lại bảo đảm căn cứ vững chắc cho việc hoạch định các chính sách, quyết định kinh tế của nhà nước.

Ở ta những sự kiện kinh tế nổi bật trong năm, như thiệt hại mất tới nửa giá gạo xuất khẩu do dự báo sai, hay giải pháp cho kinh tế vỉa hè, hàng rong, lưu thông xe tự chế, định giá xăng dầu, ô nhiễm môi trường, nhiễm độc thực phẩm, nhập siêu... đều có phần nguyên do từ thiếu vai trò nghị sĩ kinh tế của giới doanh nhân, nhà sản xuất, người kinh doanh cá thể.

Nguyên lý nhà nước dân chủ của dân, do dân, vì dân, hiện không còn là điều bàn cãi trên thế giới, có chăng chỉ còn công nghệ thực thi khác nhau, và sẽ quyết định đích đến khác nhau, trong đó vai trò nghị sĩ của công dân mang tính quyết định. Khai thác được nó chính là đã huy động được “nội lực” lớn nhất - một khái niệm nức lòng người dân được hiệu triệu nhiều ở ta, nhưng lại thiếu công nghệ thực thi!
Link: http://chungta.com/PortletBlank.aspx...int=1342076120