Vừa qua, tại Hà Nội, Viện Khoa học tổ chức nhà nước - Bộ Nội vụ phối hợp
với Viện Konrad-Adenauer Stiftung (KAS), Cộng hoà Liên bang Đức tổ chức
Hội thảo “Dân chủ cơ sở trong mối quan hệ với đề cao trách nhiệm người
đứng đầu” (Hội thảo).
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn chủ trì Hội thảo.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn phát biểu tại Hội thảo. Tham dự Hội
thảo có đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, Uỷ ban Trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, Học viện Hành chính, Sở Nội vụ một số tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương khu vực phía Bắc; đại diện Lãnh đạo các đơn vị
thuộc Bộ Nội vụ và một số nhà nghiên cứu khoa học.
Các đại biểu dự Hội thảo đã nghe trình bày và trao đổi, thảo luận xung
quanh các nội dung: Dân chủ cơ sở và quy chế thực hiện dân chủ cơ sở
hiện nay; Nhận thức và thực tiễn thực hiện dân chủ cơ sở ở nước ta;
Phương hướng và một số giải pháp đưa dân chủ cơ sở vào cuộc sống; Mối
quan hệ giữa dân chủ với việc đề cao thẩm quyền của người đứng đầu đơn
vị; Nguyên nhân hạn chế kết quả thực hiện dân chủ cơ sở,...
Theo GS.TS. Hoàng Chí Bảo (Hội đồng lý luận Trung ương), dân chủ không
chỉ là thể chế chính trị, là hình thức tổ chức quyền lực nhà nước mà còn
là một giá trị xã hội, nằm ở trung tâm hệ giá trị của phát triển, từ
phát triển cá nhân đến phát triển cộng đồng. Dân chủ gắn liền với tự do,
công bằng và bình đẳng xã hội. Dân chủ, về thực chất là quyền làm chủ
của mọi người dân trong quan hệ với nhà nước và xã hội, quan hệ giữa cá
nhân với cộng đồng. Việc thực hiện đầy đủ những quyền cơ bản, tự nhiên
của con người, của công dân chính là thực hiện dân chủ…
Quang cảnh Hội thảo
Tuy nhiên, việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở hiện vẫn còn nhiều vấn
đề bức xúc, cần phải giải quyết như: một số địa phương triển khai chậm,
hình thức; cấp trực tiếp thiếu chỉ đạo, hướng dẫn cho từng cơ sở ; thực
hiện quy chế dân chủ gắn với cải cách thủ tục hành chính chậm, thiếu
đồng bộ. Đi tìm nguyên nhân của những bất cập trên, theo Ths. Tạ Ngọc
Hải (Viện Khoa học tổ chức nhà nước - Bộ Nội vụ) là do chưa thống nhất
trong nhận thức, chất lượng văn bản thấp, hiệu lực pháp lý văn bản chưa
cao, cơ chế thực hiện kém hiệu quả,…
Về phương hướng thực hiện quy chế dân chủ, theo TS. Thang Văn Phúc (Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ), cần tiếp tục cụ thể hoá quyền dân chủ gián tiếp và quyền trực tiếp của dân được ghi nhận trong Hiến pháp và các quy định pháp luật;
nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở, đề cao vai trò trách
nhiệm, gương mẫu của cán bộ, đảng viên từ cơ sở, từng bước chuyên nghiệp
hoá chính quyền cơ sở, đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân theo hướng bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của đoàn viên, hội viên, khắc phục bệnh quan liêu hành
chính…
Tin, ảnh: Thanh Tuấn - Viện Khoa học tổ chức nhà nước - lamdong.gov.vn
Cơ chế cụ thể để mở rộng dân chủ trong Đảng là một điểm nổi bật trong
tiến trình và kết quả của đại hội đảng bộ các cấp cho đến thời điểm
này.
Trong buổi tọa đàm vừa diễn ra tại Cổng TTĐT Chính phủ,
ông Nguyễn Đức Hà Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng, Ban Tổ chức Trung ương nhấn
mạnh những cơ chế cụ thể để mở rộng dân chủ trong Đảng, vốn là cơ sở,
nền tảng để phát huy dân chủ trong nhân dân.
Theo chỉ thị 37 của Bộ Chính trị, ĐH cấp cơ sở tiến hành từ tháng 5 và
cơ bản hoàn thành trong tháng 6, cấp huyện trong tháng 8, cấp tỉnh thành
trong tháng 10, để nửa đầu tháng 1/2011 tiến hành ĐH Đảng.
Tính đến ngày 30/6, ĐH cấp cơ sở đã hoàn thành gần 100% và đang tiến hành ĐH thí điểm cấp huyện.
Từ dân chủ gián tiếp sang dân chủ trực tiếp
Ông Nguyễn Đức Hà cho biết, với đảng bộ cơ sở, trước đây ĐH chỉ bầu ra
ban chấp hành, ban chấp hành sẽ bầu ra ban thường vụ và bí thư, phó bí
thư. Ở nhiệm kỳ này, từ 5 – 7% số ĐH đảng bộ cơ sở sẽ thí điểm trực tiếp
bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, 15- 20% ĐH đảng bộ cấp huyện bầu
bí thư, cấp ủy, và 10 ĐH cấp tỉnh, thành phố bầu bí thư tỉnh, thành ủy.
Đây là là một bước đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, chuyển dần từ bầu cử gián tiếp sang bầu cử trực tiếp, từ dân chủ gián tiếp sang dân chủ trực tiếp.
Nhưng mở rộng dân chủ phải có cơ chế cụ thể để đảm bảo và Bộ Chính trị
đã sửa đổi, ban hành quy chế bầu cử trong Đảng với rất nhiều điểm mới.
Có thể kể đến một ví dụ rõ nét là câu chuyện “rút bút” khi bầu cử. Trên
thực tế, có những ĐH chỉ đưa ra một nhân sự cho vị trí bí thư. Nếu như
trước đây, mỗi đảng viên dự ĐH sẽ được phát cho một phiếu bầu, ai đồng ý
với nhân sự đó thì có thể gấp ngay phiếu lại và bỏ vào hòm phiếu, ai
không đồng ý sẽ phải rút bút ra để gạch tên. Như vậy, có thể nhiều đảng
viên không đồng ý với nhân sự sẽ có e ngại thể hiện chính kiến.
Để xử lý vấn đề này, quy chế bầu cử mới yêu cầu phiếu bầu phải thiết kế
với các cột có các nội dung như họ tên, đồng ý và không đồng ý, để dù
đồng ý hay không các đảng viên cũng phải rút bút ra, chấm dứt tình trạng
e ngại nói trên.
Ông Nguyễn Đức Hà đánh giá, vấn đề này tuy nhỏ nhưng lại rất quan trọng
trong việc tạo ra cơ chế cụ thể để thực hành và mở rộng dân chủ trong
Đảng.
Bầu cử trực tiếp và trách nhiệm từ nhiều phía
Ông Nguyễn Đức Hà cũng nhìn nhận, qua 1.405 ĐH đảng bộ cơ sở thí điểm
bầu cử trực tiếp, không khí dân chủ đã được thể hiện rõ nét.
Việc trực tiếp bầu này cũng đề cao trách nhiệm của cấp ủy, của người
được bầu và của từng đảng viên. Bởi cấp ủy phải chuẩn bị nhân sự hết sức
chặt chẽ, thận trọng, dân chủ, không gò ép nể nang.
Trên thực tế, một số nơi việc chuẩn bị nhân sự chưa được đảm bảo và ngay
lập tức, ĐH đã “xử lý” chuyện này bằng chính những lá phiếu trách nhiệm
của các đảng viên.
Và với trọng trách phải nhìn vào ban chấp hành để chọn ra ban thường vụ,
rồi lại trông vào ban thường vụ để lựa chọn đồng chí nào tài đức nhất,
xứng đáng nhất vào vị trí cán bộ chủ chốt của địa phương, từng đảng viên
thấy được quyền lợi, vinh dự và trách nhiệm của mình.
“Có những đồng chí nói với tôi, khi bầu bí thư đảng ủy xã, đồng chí bắt
buộc phải suy nghĩ và cân nhắc rất kỹ, bởi đây không còn là vấn đề thôn
này hay thôn kia, xóm này hay xóm kia, cũng không phải là vấn đề cá nhân
nữa”, ông Nguyễn Đức Hà chia sẻ.
Cuối cùng, một thực tế là khi bầu cử trực tiếp thì những người đứng đầu
thường không được 100% phiếu, khác hẳn với tình trạng khi bầu gián tiếp.
Một mặt, do được cả ĐH tín nhiệm và giao trọng trách, nên trong quá
trình thực thi nhiệm vụ, đồng chí bí thư sẽ cảm thấy vinh dự, trách
nhiệm hơn và làm việc hăng hái, quyết liệt hơn. Mặt khác, việc không
được 100% phiếu bầu cũng nhắc nhở rằng đồng chí vẫn còn những hạn chế,
thiếu sót nhất định, phải tiếp tục phấn đấu vươn lên.
Với tỷ lệ 100% như trước đây, nhiều đồng chí sẽ có tư tưởng chủ quan về bản thân mình, ông Nguyễn Đức Hà đánh giá.
“Không phải cứ nói quyết tâm là sẽ có cán bộ trẻ”
Ông Nguyễn Đức Hà cũng cho biết, trong nhiệm kỳ mới, tỷ lệ cán bộ trẻ và
cán bộ nữ tham gia cấp ủy là vấn đề được Trung ương và Bộ Chính trị,
Ban Bí thư chỉ đạo hết sức quyết liệt với yêu cầu cả hai tỷ lệ này phải
không dưới 15%. Bởi trong 3 kỳ ĐH vừa qua, tỷ lệ này có xu hướng giảm
xuống.
Tuy nhiên, vẫn phải nhìn nhận một thực tế là một số nơi vẫn làm không
đảm bảo yêu cầu này mà nguyên nhân chính là việc quy hoạch cán bộ vẫn
còn yếu. Nhiều cơ sở đảng quy hoạch cán bộ nhưng lại không đưa vào các
vị trí công tác để thử thách, để phát hiện những thiếu sót và tiếp tục
hoàn thiện.
Thực tế cho thấy nhiều nơi chuẩn bị danh sách bầu cử thì đủ tỷ lệ 15%
song kết quả bầu cử lại không đủ vì những cán bộ này sẽ không đủ sức
thuyết phục ĐH.
“Không phải cứ nói tăng cường, cứ nói quyết tâm mà ra được cán bộ trẻ.
Để có cán bộ trẻ, phải có một quá trình đào tạo, quy hoạch bồi dưỡng từ
mấy năm trước, với định hướng, chủ trương rõ ràng”, ông Nguyễn Đức Hà
nói.
Để chủ trương của Đảng “thấm” nhanh hơn
Còn trong công tác văn kiện, ông Nguyễn Đức Hà nhìn nhận, về cơ bản việc
chuẩn bị văn kiện đều được các ĐH chuẩn bị chặt chẽ, chu đáo, nhưng khi
tiến hành ĐH thì thời gian dành cho bầu cử tương đối nhiều, còn thời
gian thảo luận tương đối ít. Tại các ĐH thí điểm bầu cử trực tiếp, mặc
dù Bộ Chính trị cho phép song vẫn không có nhiều đơn vị kéo dài thời
gian ĐH để thảo luận nhiều hơn.
Tính đấu tranh, phê bình và tự phê bình của tổ chức đảng trong ĐH được
thể hiện rõ nhất là qua những bài tham luận và qua lá phiếu. Nhưng với
phần tham luận, “việc luận thì có nhưng việc bàn thì chưa nhiều, chưa
rõ”, ông Nguyễn Đức Hà nói.
Trong khi đó, việc tham gia, đóng góp ý kiến vào các văn kiện trình ĐH
XI của Đảng, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ĐH các cấp, lại được
tiến hành tương đối tốt, ngay cả trước khi diễn ra ĐH.
Theo ông Nguyễn Đức Hà, việc cho đảng viên nghiên cứu trao đổi về các
văn kiện này có hai chiều tác động. Một mặt, đây cũng là một hình thức
mở rộng dân chủ, phát huy dân chủ, tập hợp trí tuệ đảng viên. Mặc khác,
thông qua việc này, mỗi đảng viên sẽ bước đầu tiếp cận được những quan
điểm, chủ trương đường lối lớn của Đảng để khi các văn kiện được chính
thức ban hành, việc quán triệt sẽ nhanh hơn.
Ông so sánh, nếu việc thảo luận bây giờ là “mưa phùn” thì việc quán
triệt sau này sẽ là “mưa rào”, chủ trương sẽ sẽ “thấm” nhanh hơn đến
từng đảng viên, từng tổ chức đảng.
(PL)- Vấn đề thí điểm bầu trực tiếp bí thư tỉnh ủy đã được đặt ra.
đây là một cái mốc trên con đường thực thi dân chủ trong Đảng, bước
quyết định để mở rộng và phát huy dân chủ trong xã hội.
Liệu có thể xem đây là một bước đột phá trong hành trình xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân của nước ta?
Dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp
là thành tựu của nền văn minh loài người đã đạt được. Trên lĩnh vực này
từng diễn ra và hiện nay vẫn đang là đề tài tranh luận chưa có hồi kết
thúc. Người ta cho rằng dân chủ hiện đại phải là dân chủ gián tiếp vì quy mô của các quốc gia hiện đại không cho phép thực thi dân chủ trực tiếp kiểu thành bang Athens của Hy Lạp xưa kia.
Theo kinh nghiệm của nước Anh mà Hobbes và Locke đã tổng kết, người ta
tìm cách làm sao để nền dân chủ đại diện được thực hiện tốt nhất.
Montesquieu, rồi Rousseau đã bổ sung thêm, rồi với kết quả nghiên cứu
nền dân chủ Hoa kỳ, Tocqueville đã tiếp tục bổ sung và phát triển. Tuy
nhiên, vấn đề đặt ra là làm sao để dân trao quyền mà không bị mất quyền vẫn chưa được lý giải một cách thỏa đáng.
Ý tưởng kết hợp một cách hài hòa giữa dân chủ đại diện với dân chủ trực
tiếp được xem là một phương thức tối ưu cho việc thực thi dân chủ nhưng
kết hợp như thế nào lại là chuyện quá khó.
Và một sự thật lịch sử thú vị là: Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách
sáng tạo sự kết hợp đó vào nước mình thành công. Ở đây thể hiện sự nhất
quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh: “Nước ta là nước dân chủ. Quyền hành và
lực lượng đều ở nơi dân”!
Khi dùng dân chủ đại diện, Hồ Chí Minh không theo dân chủ Xô viết của
Lênin [vì mô hình này đã không qua nổi sự thử thách và phải quay trở
lại việc bầu cử theo đơn vị hành chính dân cư và lập ra nghị viện theo
kiểu phương Tây] mà đã vận dụng cách bầu cử theo mô hình bầu cử đại diện
của phương Tây có lựa chọn. Cuộc tổng tuyển cử ngày 6-1-1946, dân trực
tiếp bầu ra Quốc hội là một dẫn chứng sống động cho điều ấy!
Điều cần nói là trước đó, trong “Thư gửi đồng bào toàn quốc” tháng 10-1944, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ ra: “phải có một cơ cấu đại biểu cho sự chân thành đoàn kết và hành động nhất trí của toàn thể quốc dân ta”…
Một cơ cấu như thế mới đủ lực lượng và oai tín, trong thì lãnh đạo công
việc cứu quốc, kiến quốc, ngoài thì giao thiệp với các hữu bang” (*).
Trước đó nữa, năm 1927, trong “Đường cách mạng”, Người đòi hỏi: “Chúng
ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao
cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay
một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thì dân chúng mới được
hạnh phúc” (*). Thực trạng của đời sống đất nước hiện nay càng cho thấy
tầm nhìn của Hồ Chí Minh là có ý nghĩa như thế nào! Sắp tới đây sẽ có
15%-20% đảng bộ cấp huyện và đảng bộ cấp tỉnh tiến hành thí điểm trực
tiếp bầu bí thư. đây là sự đáp ứng đòi hỏi dân chủ trong sinh hoạt Đảng,
khởi đầu cho sự đáp ứng đòi hỏi dân chủ của người dân trong đời sống
đất nước: “quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn
ít người” như Hồ Chí Minh đã tiên liệu.
TƯƠNG LAI
0 comments:
Post a Comment