Tuesday, August 13, 2013

Đề cương chế định Chế độ chính trị

1. Đảng cộng sản Việt Nam
2. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
Lưu ý: trước khi kết thúc bài này, Giảng viên phải hướng dẫn cho Sinh viên đọc VBPL, nghiên cứu giáo trình và các tài liệu khác có liên quan đến:
[I][I]


Thảo luận lần 2 (2 tiết)
Lưu ý: Sinh viên phải chuẩn bị những nội dung thảo luận sau đây trước khi đến lớp:
1. Vị trí của chế định chế độ chính trị trong Luật Hiến pháp Việt Nam.
2. Quyền lực nhà nước và các hình thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước.
3. Một số vấn đề về thực trạng và định hướng đổi mới hệ thống chính trị.
Chế độ chính trị là một bộ phận cấu thành của chế độ xã hội, cùng với hình thức cấu trúc nhà nước, hình thức chính thể, chế độ chính trị là những yếu tố tạo nên hình thức nhà nước. Chế độ chính trị trong Lý luận chung về nhà nước được hiểu là tổng thể các phương pháp, thủ đoạn mà các cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước, chẳng hạn nhà nước thực hiện quyền lực bằng cách tuyên truyền, vận động hay sử dụng sức mạnh cưỡng chế.

Có thể nói rằng, chế độ chính trị là một bộ phận của hình thức nhà nước, chính xác hơn là một bộ phận thuộc bản chất, nội dung của hình thức nhà nước nhưng có liên quan mật thiết tới hình thức nhà nước. Vì vậy, nó thường được nghiên cứu cùng với khái niệm hình thức nhà nước.

Chế độ chính trị được hiểu là nội dung phương thức tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị quốc gia mà trung tâm là nhà nước. Chế độ chính trị được cấu thành bởi sự kết hợp các yếu tố: chính trị, kinh tế - xã hội, tư tưởng văn hóa, pháp luật. Chế độ chính trị được hiểu rõ nét nhất trong mô hình tổ chức nhà nước; trong hiến pháp của mỗi nhà nước quy định về nguồn gốc và tính chất của quyền lực, sự phân bố và tổ chức các cơ quan quyền lực và mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực, về những quan hệ của nhà nước với công dân, các đảng phái chính trị, các tổ chức xã hội, giữa các giai cấp và tầng lớp xã hội, giữa các dân tộc trong nước và thế giới, là chế độ thực hiện quyền lực nhà nước.

Thực chất, đi tìm hiểu chế độ chính trị là tìm hiểu nó dưới tư cách một chế định trong ngành luật hiến pháp. Chế độ chính trị là một bộ phận quan trọng, nền tảng của chế độ xã hội và chi phối các vấn đề khác trong xã hội. Trong chế định chế độ chính trị thường quy định các vấn đề sau: quyền dân tộc cơ bản; bản chất giai cấp của nhà nước; các nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước; chế độ bầu cử; vai trò của các bộ phận trong hệ thống chính trị; chính sách đối ngoại...

Chế độ chính trị là hệ thống các nguyên tắc, phương thức, biện pháp, thủ đoạn thực hiện quyền lực nhà nước, có hai loại chế độ chính trị là dân chủ và phản dân chủ với những cấp độ khác nhau.

Phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước là hệ thống các cách thức mà nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực cùa nhà nước. Ví dụ, nhà nước cần sử dụng cách thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, trưng cầu dân ý, bạo lực đàn áp.v.v. Chế độ chính trị thể hiện những đặc điểm của nhà nước từ góc độ dân chủ hay phi dân chủ, các quyền tự do dân chủ của công dân, mức độ tham gia của họ vào quá trình thiết lập bộ máy nhà nước và thực hiện các chính sách nhà nước. Nhân tố chủ đạo trong chế độ chính trị là phương pháp cai trị. Có nhiều phương pháp cai trị khác nhau, nhưng tựu chung lại thì có hai phương pháp chính đó là phương pháp dân chủ và phương pháp phản dân chủ.

Chế độ chính trị có quan hệ chặt chẽ với bản chất nhà nước, khi phân tích chế độ chính trị không thể không nói đến vấn đề dân chủ. Theo đó, chế độ chính trị là dân chủ khi thể hiện đúng nguyên tắc chủ quyền của nhân dân, khi nhân dân được hưởng các quyền tự do dân chủ đồng thời quyền lực nhà nước được thực hiện bởi cơ quan do nhân dân bầu ra.

Trong lịch sử, từ khi nhà nước xuất hiện đến nay, giai cấp thống trị đã sử dụng nhiều phương pháp và thủ đoạn để thực hiện quyền lực nhà nước. Những phương pháp và thủ đoạn đó trước hết xuất phát từ bản chất nhà nước, đồng thời phụ thuộc vào nhiều yếu tố của mỗi giai đoạn trong mỗi nhà nước cụ thể. Vì vậy, có rất nhiều phương pháp và thủ đoạn khác nhau nhưng tựu chung lại thì có hai phương pháp chính đó là phương pháp dân chủ và phương pháp phản dân chủ

-- LLNN - NHÓM 12 - LUAT 3B VB2CQ 

0 comments:

Post a Comment

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | LunarPages Coupon Code