"Có quan niệm mạch lạc, trình bày sẽ rõ ràng”
Đây
là hình thức truyền tin phổ biến của sinh viên. Ở mức thấp nhất là thi
vấn đáp và ở mức cao là bảo vệ luận văn tôt nghiệp, còn thường là trình
bày một vấn đề khoa học trong xêmine.
Sự truyền khẩn ý niệm bao
giờ cũng thiều sót, dù trong hoàn cảnh thuận lợi. Nói khó hơn viết,
chính ở điểm này. Ý niệm viết ra, người đọc có thể xem đi xem lại, còn
nếu nói, người nghe chỉ được thông tin một lần vì thế khối lượng tin lọt
nhiều. Người nghe chỉ được thông tin một lần vì thế khối lượng tin lọt
nhiều. Người ta đã thí nghiệm thấy khoảng một nửa số ý niệm trừu tượng
trong một đoạn viết bị lọt qua tai người nghe.
Nhiều người tưởng nói dễ dàng hơn viết. Thật ra đây cũng là hoạt động
tư duy không ít phần vất vả. nếu viết chỉ đòi hỏi sự làm việc chủ động
của bộ não và hoạt động thụ động của bàn tay, nói đòi hỏi hoạt động tổng
hợp hơn; khi nói, miệng phải chủ động làm việc, mắt phải chủ động nhìn
dàn bài và bao quát người nghe. Có tập luyện mới kết hợp được tốt các
khả năng này.
Lời nói cũng phản ánh tư duy con người. Phương Tây
đã có câu: Có quan niệm mạch lạc, trình bày sẽ rõ ràng. Nói năng minh
bạch là biểu hiện của một đầu óc không trật tự. Nói năng ba hoa là biểu
hiện một tư duy nông cạn. Vì vậy phải tập nói cho rõ ràng, khúc chiết.
Yêu
cầu của mỗi bài nói là làm sao trong một thời gian nhất định, cung cấp
tin theo ý đồ của người thuyết trình. Muốn thế phải lưu ý cách diễn đạt
để hấp dẫn người nghe. Người nghe có chú ý, khoảng một nửa số ý niệm mới
lọt vào tai họ. Còn nếu họ không chú ý, người giảng nhất định không đạt
yêu cầu truyền tin. Khoảng 8 phần mười ý niệm lọt tai thính giả.
Người
thuyết trình sử dụng những công thức có sẵn, nói thao thao bất tuyệt
như dòng sông trôi giữa hai bờ cát trụi, chỉ là một kịch sĩ vô duyên vì
anh ta thiếu cái quan trọng nhất, mà kiến thức không bù đắp nổi là tâm
hồn.
Người thuyết minh phải là người biết suy nghĩ khi nói, vừa
nói vừa suy nghĩ, vừa suy nghĩ vừa nói. Khi buộc thính giả phải suy nghĩ
theo mình. Người nghe sẽ phản ứng về ý niệm này hay ý niệm nọ, tán
thành hay không luận điểm nay hay luận điểm khác.
Tóm lại, người
thuyết trình không chỉ để cái lưỡi làm việc mà phải buộc bộ não và quả
tim cùng hoạt động. Vì vậy, một giờ thuyết trình muốn có hiệu quả phải
là một giờ lao động cực nhọc.
Trình tự các ý niệm có tầm quan
trọng hàng đầu. Nghệ thuật nói hay tới đâu cũng không bù đắp nổi cho nội
dung quá dở của bài nói. Người nghe, theo lôgic thông thường, nhận thức
từ dễ tới khó, từ nông tới từ sâu, từ cụ thể tơi trừu tượng. Người nói,
khi chuẩn bị dàn bài, cũng phải theo lôgic đó và suy nghĩ kỹ về thời
gian dành cho từng phần, từng ý.
Nếu trí nhớ của bạn thuộc loại
trung bình, phải ghi sẵn trình tự ý niệm lên giấy và dựa vào đó mà trình
bày. Không bao giờ nên phát biểu ứng khẩu, ý tứ sẽ lộn xộn và lặp lại
không cần thiết.
Phải chuẩn bị kỹ trước khi nói: Nói cho ai nghe,
nói cáu gì, khi nào, ở đâu, tai sao lai nói, nói thế nào, trình tự nói
ra sao? Việc chuẩn bị này thể hiện sự thận trọng của người nói và sự
thận trọng của người nghe và như thế dễ thành công.
Khi thuyết
trình một vấn đề, cũng phải tập trung chú ý vào chủ đề. Như vậy, ta cũng
đã tự chủ trong trình bày và buộc người nghe cũng phải tự chủ trong
tiếp thu.
Người nói phải luôn kiểm tra và tự điêu chỉnh.
Phải
chủ động kiểm tra các ý niệm khi nói. Luôn luôn bàm vào các điểm thiết
yếu, không phát triển chủ đề quá xa đến nỗi mất hướng. Nếu thấy mất
hướng, phải dừng lại kịp thời.
Người nói nên thường xuyên theo
dõi phản ứng người nghe. Qua cặp mắt thính giả, ta biết ngay là họ hiểu
hay không, để nếu cần thì diễn giải chậm hơn. Có thể điều chỉnh thời
gian chi tiết của từng phần nhưng phải cố gắng kết thúc đúng giờ.
Nói
với tốc độ vừa phải để ta kịp suy nghĩ trong khi nói và để người nghe
kịp tiếp thu. Nói chậm quá, người nghe sốt ruột, chóng chán. Còn nói
nhanh quá, người nghe bỏ sót nhiều ý niệm.
Nắm vững thơi gian
trình bầy là một việc khó, nhưng đây là một biểu hiện tôn trọng thính
giả. Hội đồng chấm luận văn coi rất trọng điểm này.
Trong lúc
nói, muốn gây ấn tượng sâu sắc cho người nghe, nên sử dụng minh hoạ
(hình, bảng, đồ thị, hiện vật…). Người ta đã thí nghiệm thấy, vừa nói
vừa giới thiệu minh hoạ, ần tượng để lại cho người nghe bền hơn.
Nếu
chỉ nói không, người nghe sau 3 giờ chỉ còn nhớ 70 phần trăm ý niệm và
sau 3 ngày chỉ còn nhớ 10 phần trăm. Nếu chỉ giới thiệu minh hoạ không,
sau 3 giờ còn 72 phần trăm và sau 3 ngày còn 20 phần trăm. Còn nếu kêt
hợp trình bày với minh hoạ thì, sau 3 giờ còn 85 phân trăm và sau 3 ngày
còn tới 65 phần trăm ý niệm.
Hiện nay, không ít buổi thuyết
trình kém kết quả. Người nói cư nói, người nghe không để ý hoặc làm việc
riêng, Phần nhiều do người nói chuẩn bị không kỹ và khi nói it quan tâm
tới người nghe.
Những thiếu sót phổ biến của người nói là: mất
khá nhiều thời gian để nhập đề; diễn giải quá dông dài hoặc lặp lại
nhiều lần không cần thiết; phát triển tuỳ tiện hứng đi quá xa chủ đề,
kéo dài thời gian quy định. Thiếu sót cuối cùng có lẽ phổ biến nhất. Vì
thế, một kinh nghiệm tốt đối với người chuẩn bị luận văn tốt nghiệp là,
trước khi bảo vệ, tập trình bày thử ở nhà với đồng hồ để cạnh.
Người
ta kể truyện, thời cổ Hy Lạp, có ông Đêmôxten nổi tiếng là nhà hùng
biện nhất nhưng ít người biết sự luyện tập kiên trì của ông, Bẩm sinh,
ông có giọng nói nhỏ, hơi thở ngắn và đọc ấp úng.
Ông đặt kế
hoạch: bỏ cuội vào mồm để tập nói cho khúc triết; gia bờ biển, để tập
nói to át tiếng sóng vỗ; vừa trèo núi vừa nói để chữa chứng đoản hơi;
tập nói trước gương để sửa chữa điều bộ; gọt giũa câu văn kỹ càng đọc đi
đọc lại tới khi thuộc lòng. Và ông đã thành công rực rỡ.
Ở phổ
thông, ta có thể rèn luyện khả năng này trong các bài kể chuyện, các
buổi thuyết trình về các chương của môn học trong nhóm, tổ. Ở đại học,
có thể tập luyện phong cách thuyết trình trong các buổi phổ biến khoa
học, trong các Xêmine của hội khoa học, của tổ bộ môn.
Theo GS.Đào Minh Tiến, Sách: "Khoa học hóa cách suy nghĩ, làm việc , học tập"
0 comments:
Post a Comment