Thursday, August 15, 2013

Nghệ thuật nghe giảng

Theo quan điểm thông tin, học tập là một quá trình thông tin gồm các khâu: thu tin, lưu trữ tin và xử lý tin.

Trong đời sống hàng ngày, quá trình thông tin chiếm tới hai phần ba thơi gian thức của con người, trong đó viết chiếm 9 phần chăm, đọc 16 phần trăm, nói 30 phần trăm và nghe 45 phần trăm.
Muốn nâng cao năng suất và chất lượng học tập phải có phong cách khoa học trong tất cả các khâu: nghe giảng, ghi chép, tự học, thực tập, làm bài và viết báo cáo, thuyết trình…
Cách nghe giảng

“Nghe là một nghệ thuật”

Nghe là một quá trình thu tin chiếm tới 45 phần trăm thời gian thức của người. Phải biết cách nghe mới thu được nhiều kiến thức trong thời gian quy định.

Yêu cầu ngừời nghe là phải biết được ý đồ của người giảng, nắm được ý chính của bài giảng, biết suy nghĩ về lập luận của người giảng và phát hiện những vấn đề mới trong khi nghe giảng.

Muốn như vậy, phải biết tập trung chú ý vào bài giảng. Trong giờ sinh vật học, thầy giáo đang giảng về định luật di truyền của Menden, bỗng nhiên ta nhìn qua cửa sổ. Mặt trời chói chang trên nền trời xanh thắm. Gió thổi mát rợi. Ta nghĩ, lan man đến cuộc đi chơi ngoài trời nhưng lai chợt nhớ rằng đang ở trong giờ sinh vật học. Ta nghe lõm bõm được vài thí dụ chứng minh cho định luật. Đột nhiên ta ngĩ tới trận bóng đá tuần sau của các đội Công an và Thể công và liên tưởng tới vài cầu thủ nổi tiếng. Sau một, hai phút, ta lai trở về với định luật Menden. Hết giờ lên lớp, ta không có một ý niệm gì chính xác về định luật Menden cả do đã không tập trung chú ý vào bài giảng.

Các kiến thức trong một bài, cũng như các bài trong một chương, là một chuỗi các chân lý, cái nọ nảy sinh từ cái kia. Có tập trung chú ý, ta sẽ lần từ khâu này sang khâu khác một cách dễ dàng. Nếu không tập trung, một vài khâu sẽ gián đoạn, phải tốn công và thì giờ mới nối lại được thành chuỗi cũ. Tập chung chú ý sẽ làm bài học dễ hiểu, dễ nhớ hơn. Tập trung chú ý còn giúp trí tưởng tượng phát triển và - điều quan trọng đối với thanh niên - là giúp việc loại bỏ ấn tượng mệt mỏi, không hứng thú của một tư duy vô trật tự, và vì thế sẽ kích thích tinh thần ham học hỏi, ưa sưu tầm kiến thức của mỗi người. Tập trung chú ý, ta sẽ thấy bài giảng nào cũng đầy lý thú.

Tập trung chú ý bài di truyền, ta thấy là điều kiện nghiên cứu của Menden cũng đơn giản. Đối tượng nghiên cứu dễ kiếm, thí nghiệm dễ theo dõi, phòng thí nghiệm chỉ là nhà tù. Trong hoàn cảnh như vậy mà ông tổ của di truyền học đã có những phát minh xuất sắc cho khoa học. ta liên tưởng ngay là nếu chịu khó một chút, ta cũng có thể lặp lại thí nghiệm của Menden và biết đâu không có những phát kiến mới.

Rõ ràng sự tập trung chú ý vào bài giảng di chuyền gợi cho ta những suy nghĩ mới, ý niệm mới, mần mống của những phát kiến mới.

Chính nhờ tập trung chú ý mà anh sinh viên trẻ tuổi mới phát hiện ra sự chứng minh sai của viện sỹ hoá học Sêmiônốp trong một buổi thuyết trình về khoa học.

Người ta đã nói rất đúng là tập trung chú ý sẽ mở cửa cho phát minh khoa học.

Theo như trên, nghe giảng muốn có năng suất cao nhất về thu hoạch kiến thức, bộ não phải làm vuệc tích cực chứ không chỉ ghi nhận kiến thức một cách thụ động, thông qua việc thu âm cũng thụ động của cái tai.

Người ta đã thí nghiệm thấy nếu tập trung chú ý, hiệu suất tiếp thu đạt tới 50 phần trăm.

Phải tập luyện kết hợp ba khả năng: nghe, xem và ghi. Trí nhớ âm thanh sẽ được kết hợp với trí nhớ hình ảnh, ấn tượng của kiến thức dễ ăn sâu vào trong vỏ não. Thoạt đầu, thì hai loại trí nhớ này hoạt động tách rời, chú ý nghe thì quên ghi hay trái lại. Nhưng chỉ sau một thời gian tập luyện, ai cũng có thể kết hợp các khả năng này.

Hiện nay, nhiều cách nghe giảng không khoa học còn phổ biến. Người nghe, hoặc cặm cụi ghi chép mà không hiểu người giảng nói gì, hoặc suy nghĩ mung lung về bài giảng, hoặc nghĩ đến việc khác. Kết quả là sau đó, đầu óc người nghe không có ý niệm rõ ràng hoặc có một mớ hỗn độn các ý niệm, hoặc không có ý niệm gì trong đầu. Đây quả là sự lãng phí lớn về thời gian và sức lực của cả người giảng lẫn người nghe.

Khả năng tập trung không phải bẩm sinh. Thuộc tính của động vật là phân tán tư tưởng, con thú chỉ tập trung chú ý khi rình mồi hay lẩn tránh kẻ thù, tức là trong những tình huống nhất định. Tập trung chú ý theo ý muốn là bản lĩnh của con người, chỉ thành hình sau quá trình rèn luyện. Ở thiếu nhi, tư tưởng thực chất là phân tán. Vì vậy rèn luyện khả năng tập trung cần được quan tâm ngay từ tuổi vỡ lòng.

Trong trường, về mặt này có thể có hai loại học sinh: loại chăm chỉ, quen tập trung chú ý vào một việc nhất định đang phải làm và loại phân tán chú ý đồng thời vào nhiều vấn đề. Loại thứ nhất thường xuyên xếp hạng giỏi, còn loại thứ hai thường xếp hạng yếu.

Học sinh yếu cũng có hai loại, loại không chăm chỉ về bất cứ môn học gì và loại chỉ tập trung vào những môn mình thích. Nếu bạn thuộc loại thứ nhất, thì đây là một hiện tượng khá nguy hiểm, vì lúc ở nhà trường ta đã không chú ý tới học hành thí sau khi ra trường, cũng sẽ không chú ý tới bất cứ một công việc gì. Và tiền đồ của những người như thế không sáng sủa lắm, hoặc anh ta là kẻ ăn bám xã hội, hoặc là một người lao động không thể nào trở thành tiên tiến.

Ngay nếu thuộc loại học sinh thứ hai, ta cũng phải chú ý rèn luyện để có thể tập trung vào những môn học mình không thích. Không phải ai sau khi ra trường cũng chọn được việc làm phù hợp sở thích. Nếu thiếu thói quen tốt là tập trung chú ý vào mọi việc từ nhỏ tới lớn, từ việc lạ tới việc quen, anh cũng không thể trở thành người lao động tiến bộ trong nghề nghiệp của mình.

Hơn nữa, rèn luyện tập trung vào những môn không thích, ta sẽ đồng thời rèn luyện được nghi lực, chủ động tập trung khi cần thiết. Đây là khả năng quý báu giúp con người thành công trong mọi việc.

Theo GS.Đào Minh Tiến, Sách: "Khoa học hóa cách suy nghĩ, làm việc , học tập"

0 comments:

Post a Comment

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | LunarPages Coupon Code