2. Những hạn chế và kiến nghị nhằm củng cố HĐND hiện nay
2.1. Những hạn chế, bất cập
- Về cơ chế tổ chức: Đại biểu HĐND hầu hết là kiêm nhiệm, số lượng không
tương xứng với với chức năng, nhiệm vụ. HĐND cấp dưới chịu sự lãnh đạo
của UBND cấp trên, không tổ chức thành hệ thống dọc, không có sự chỉ đạo
thống nhất từ trung ương tới cơ sở. Đó là những bất cập khi HĐND cấp
tỉnh phải báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp với Quốc hội.
Các thành viên của các Ban HĐND tỉnh, huyện (5 đến 7 thành viên/Ban) chủ
yếu hoạt động kiêm nhiệm. Phần lớn uỷ viên các Ban, kể cả trưởng-phó
Ban HĐND là trưởng - phó các cơ quan Đảng hoặc cơ quan chuyên môn của
UBND cùng cấp hay cơ quan Nhà nước cấp dưới. HĐND "Vừa đá bóng, vừa thổi
còi".
- Về cơ chế giao nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND HĐND, Thường trực, các Ban
HĐND và mỗi đại biểu rất nhiều nhiệm vụ, nhưng lại giao quyền không
tương ứng. Ví như, Thường trực, các Ban và đại biểu HĐND đều có nhiệm vụ
“tiếp dân, đôn đốc kiểm tra và xem xét giải quyết kiến nghị, khiếu nại,
tố cáo của công dân,...” và “khi nhận được khiếu nại, tố cáo của công
dân, đại biểu HĐND có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người
có thẩm quyền giải quyết, theo dõi, đôn đốc việc giải quyết... Trong
thời hạn do pháp luật
quy định, người có thẩm quyền phải xen xét, giải quyết và thông báo
bằng văn bản cho đại biểu HĐND biết kết quả”. Trên thực tế, không ít
trường hợp người có thẩm quyền không làm đầy đủ yêu cầu này không phải
vì lý do khách quan. Qua thăm dò dư luận mới đây ở Hà Nội có tới 47,2%
số phiếu cho rằng lãnh đạo tiếp thu ý kiến của nhân dân hạn chế; 16,2%
thờ ơ xem nhẹ, cá biệt có 4,7% không tiếp thu, tìm cách đối phó, cứ để
như cũ. Đến nay, chưa có một văn bản pháp quy nào hướng dẫn cụ thể có
hiệu lực pháp lý về công tác giám sát giải quyết kiến nghị, khiếu nại,
tố cáo của công dân. HĐND, Thường trực, các Ban, đại biểu HĐND và cử tri
không có quyền lực gì ngoài quyền “kiến nghị”, “yêu cầu”, “chất vấn”
chung chung. Bởi thế, hiện tượng phổ biến hiện nay là nhân dân rất ít
đến với HĐND để kiến nghị.
Nội dung kỳ họp HĐND các cấp có rất nhiều vấn đề (ít nhất không dưới 9
nội dung theo luật định, lại còn các nội dung chuyên đề, báo cáo thẩm
định của các Ban HĐND), trong khi đó thời gian của mỗi kỳ họp lại rất
ít. HĐND thường mỗi năm có hai kỳ họp, mỗi kỳ họp cấp tỉnh thường từ 3
đến 4 ngày, cấp huyện từ 2 đến 3 ngày, cấp xã từ 1 đến 2 ngày, cá biệt
có cấp xã chỉ họp có 1/2 ngày.
Điều đó dẫn tới các vấn đề cần thảo luận, quyết định và ra nghị quyết
không tương xứng với thời gian kỳ họp, là một nguyên nhân làm cho kỳ họp
HĐND nhiều khi chỉ là hình thức, chung chung, không đi sâu vào những
vấn đề bức xúc, nổi cộm, xây dựng các phương án khả thi.
- Về cơ chế đảm bảo điều kiện hoạt động của HĐND chưa đáp ứng được yêu
cầu. Hầu hết các HĐND không có trụ sở làm việc riêng; không có văn phòng
riêng; ở cấp xã không có các Ban; các chức danh của HĐND như chủ tịch,
trưởng, phó các Ban HĐND hoạt động kiêm nhiệm không có phụ cấp. HĐND,
UBND cấp xã hoạt động đã khó khăn lại càng khó khăn hơn bởi năng lực đội
ngũ cán bộ cơ sở, điều kiện phục vụ công việc, chế độ phụ cấp, rất
thấp.
Tóm lại, từ cơ chế tổ chức, cơ chế giao nhiệm vụ, đến cơ chế đảm bảo
điều kiện hoạt động của HĐND hiện hành, nhằm thực hiện quyền lực, thực
hiện nhiệm vụ của HĐND còn nhiều vướng mắc, chưa thông thoáng, hiệu quả
hoạt động của HĐND còn nhiều hạn chế, còn mang nặng tính hình thức.
2.2. Những đề xuất, kiến nghị Nhằm khắc phục tính hình thức trong
hoạt động, để hoạt động của HĐND có chất lượng, hiệu quả, chúng tôi có
một số đề xuất, kiến nghị sau đây:
- Cần nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, mà trực tiếp là các cấp uỷ
Đảng đối với HĐND các cấp. Sớm có quy định thống nhất về các chức danh
của Đảng trong lãnh đạo HĐND, nhất là các đại biểu trong thường trực
HĐND hoạt động chuyên trách phải là thường vụ cấp uỷ; uỷ viên các Ban
HĐND không nên kiêm nghiệm các chức danh trưởng, phó các cơ quan Nhà
nước để tránh tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”.
- Cần đổi mới nhận thức về tính chất và vai trò của HĐND. HĐND là cơ
quan tự quản ở địa phương do nhân dân bầu ra, chịu trách nhiệm trước
nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên. Nếu tính chất tự quản
được xác định thì cần có những quy định pháp luật về phạm vi, phương thức, điều kiện pháp lý, tổ chức, vật chất; quyền giám sát, quyền bỏ phiếu tín nhiệm
những người giữ chức vụ do HĐND bầu ra hoặc phê chuẩn, quyết định ngân
sách địa phương. Số người dự ứng cử bầu làm đại biểu HĐND nên nhiều hơn
số lượng được bầu tối thiểu là 30% để cử tri dân chủ lựa chọn.
- Cần nâng cao chất lượng tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND. Tiếp xúc cử
tri là điều kiện để người đại biểu thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình
trước sự tín nhiệm của nhân dân. Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nông
Đức Mạnh đã nói "cử tri kiến nghị cũng là hiến kế với Nhà nước". Trên
cơ sở đó, đại biểu, HĐND tiếp thu, nghiên cứu, đề xuất với cấp trên để
có chủ trương, chính sách, giải pháp phù hợp; giải quyết kịp thời những
bức xúc, chấn chỉnh những sai lệch, yếu kém trong quản lý Nhà nước.
Để hoạt động tiếp xúc cử tri của Đại biểu HĐND phát huy đầy đủ, đáp ứng
những yêu cầu nêu trên thì những cơ chế, giải pháp cần tập trung làm tốt
là:
Tiếp tục nâng cao chất lượng đại biểu HĐND, chất lượng các cuộc tiếp xúc
cử tri trước và sau kỳ họp HĐND dưới nhiều hình thức: tiếp xúc cử tri ở
đơn vị bầu cử, ở nơi công tác, ở nơi cư trú; tiếp xúc cử tri thông qua
cuộc sống sinh hoạt cộng đồng; tiếp xúc cử tri theo giới, ngành, lĩnh
vực; không nên hạn chế thành phần, số lượng cử tri tham gia tiếp xúc,
tránh chỉ tiếp xúc với “đại cử tri” như hiện nay.
Bằng nhiều hình thức tuyên truyền để nhân dân hiểu đầy đủ về quyền và
nghĩa vụ của cử tri trong việc tham gia xây dựng chính quyền. Sớm ban
hành những quy định pháp lý về khen thưởng, về bãi nhiệm, miễn nhiệm đối
với đại biểu HĐND.
- Cần nâng cao năng lực, hiệu lực giám sát của HĐND. Giám sát của HĐND
phải góp phần tích cực vào việc giải quyết trả lời các kiến nghị của cử
tri; các đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân; các vụ việc tiêu cực;
các vi phạm về quản lý kinh tế, tài chính và các vấn đề khác liên quan
đến quyền và lợi ích của các cơ quan, tổ chức Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân. Hoạt động giám sát của HĐND cũng như của cử tri
đối với Nhà nước hiện là khâu yếu nhất của HĐND cũng như của cử tri, vì
thiếu những chế tài pháp lý và những giải pháp đủ mạnh. Để hoạt động
giám sát của HĐND cũng như của cử tri được nâng cần: Cần nâng cao tiêu
chuẩn, chất lượng đại biểu, gắn với đổi mới cơ cấu đại biểu tham gia
HĐND các cấp; phải đảm bảo những quy định chặt chẽ về quyền của giám
sát, không dừng lại ở “yêu cầu”, “kiến nghị”,“chất vấn”, mà phải là chế
tài bắt buộc các cơ quan làm sai phải khắc phục và chịu trách nhiệm về
hậu quả đã gây ra, đồng thời cũng có những chính sách động viên, khích
lệ cơ quan làm tốt. Sớm ban hành các quy định để các cơ quan dân cử và
các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp kiểm tra, kiểm soát (giữa MTTQ,
Hội cựu chiến binh, thanh tra Chính phủ); nâng cao kỹ năng giám sát của
các cơ quan dân cử, các tổ chức chính trị - xã hội, các cán bộ trong cơ
quan, tổ chức này.
- Cần đảm bảo các điều kiện hoạt động thuận lợi cho HĐND. Có bộ máy giúp
việc đủ mạnh về số lượng, đảm bảo về chất lượng; có trụ sở, phương tiện
làm việc tối thiểu, nhất là HĐND cấp xã, kinh phí hoạt động, các chế độ
cho đại biểu, vấn đề thi đua, khen thưởng. Xây dựng, củng cố các cơ
quan dân cử, trong đó có HĐND là vấn đề quan trọng nhằm tăng cường hiệu
lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước, là một trong những vấn đề bức xúc
trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay. Một trong những vấn đề để
dảm bảo quyền dân chủ của nhân dân, hướng tới xây dựng Nhà nước pháp
quyền Việt Nam, thiết nghĩ Đảng và Nhà nước cần tập trung nhiều trí tuệ
hơn vào củng cố cơ quan quyền lực dân cử ở địa phương - một vấn đề có
tính thời sự và đại sự hiện nay.
1. Luật tổ chức HĐND vμ UBND năm 2003.
2. Quy chế thực hiện dân chủ ở xã (ban hμnh bởi Nghị định số 29 ngμy 11/05/1998; Nghị định số 79 ngμy 07/07/2003 của Chính phủ).
3. Kỷ yếu Hội nghị toμn quốc về tổ chức vμ hoạt động của HĐND vμ UBND từ ngμy 19 đến 21/03/2003 tại Hμ Nội của Văn phòng Quốc hội.
4. Kỷ yếu Hội thảo Vai trò của HĐND trong việc phát huy dân chủ cơ sở tại Nghệ An từ ngμy 02 đến 04/05/2002 của Văn phòng Quốc hội.
The local people’ council - practices and suggestions - Hoang Si Hanh
The Office of the Communist Party of Bacninh Province For years, though
electors acessting operations, electors have suggested great numbers of
opinions, petitions for the Local People’ Councils, who also have
reflected wills and dreams of electors in their operations. The
practices have shown that the Local People’ Councils have many efforts
in obtaining the achievements of local social – economic developments.
Besides results obtained, there are also many restritions in their
oporations. The authors point out some suggestions to improve their
operations.
Hoàng Sĩ Hạnh (*)
Tuesday, August 13, 2013
Hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp ở nước ta, thực trạng và giải pháp
5:42 PM
Hoàng Phong Nhã
No comments
0 comments:
Post a Comment