Sunday, August 11, 2013

Nội dung thuyết trình đề tài "Thuyết thần quyền và khế ước xã hội"



A. Nguồn gốc nhà nước?

Có thể phần chia các học thuyết về nguồn gốc nhà nước thành 2 loại như sau

1. Các học thuyết phi Mác-xít

2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin

1. Các học thuyết phi Mác-xít về nguồn gốc nhà nước

a. Thuyết thần quyền

Nhà nước do thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tự chung, do vậy nhà nước là lực lượng siêu nhiên, quyền lực nhà nước là vĩnh cửu và bất biến.

Có các sự lý giải khác nhau về thuyết thần quyền

+ Phái Quân quyền (Quân chủ): Thượng đế trao trực tiếp quyền cai trị dân chúng cho nhà nước mà đại diện là nhà vua (Hoàng đế) -> quyền lực nhà vua là tuyệt đối.

-> Chế độ phong kiến ở một số quốc gia phương Đông: Trung Quốc, Việt Nam

-> Hệ tư tưởng phong kiến Nho giáo, Khổng giáo

+ Phái giáo quyền: Thượng đế trao quyền lực cho giáo hội, do đó giáo hội thống trị về mặt tinh thần và trao quyền thống trị về mặt thể xác cho nhà nước (nhà vua là người đại diện)

-> Chế độ quân chủ phong kiến phương Tây & giáo hội La Mã.

+ Phái Dân Quyền: Thương đế trao quyền lực đó cho nhân dân và để rồi họ ủy thác cho nhà nước - mà người đại diện là nhà vua. Do đó nhân dân phải phục tùng nhà vua và ngược lại nhà vua phải có trách nhiệm chăm lo đến lợi ích của nhân dân.

-> Tư tưởng Nho giáo về vị minh quân.

b. Thuyết gia trưởng: Nhà nước là sản phẩm của sự phát triển gia đình, giống như quyền gia trưởng của người đứng đầu gia đình.

c. Thuyết bạo lực: nhà nước xuất hiện trực tiếp từ việc sử dụng bạo lực của thị tộc này đối với thị tộc khác mà kết quả là thị tộc chiến thắng nghĩ ra một hệ thống cơ quan đặc biệt (nhà nước) để nô dịch kẻ chiến bại.

d. Thuyết tâm lý: Nhà nước hình thành do nhu cầu về tâm lý của con người nguyên thủy luôn muốn được bảo vệ bởi nhà nước - tổ chức siêu nhân có sứ mạng lãnh đạo xã hội như thủ lĩnh, giáo sĩ

e. Thuyết siêu nhiên: sự xuất hiện của xã hội loài người cũng như nhà nước là sự du nhập và thử nghiệm thành tựu của nền văn minh ngoài trái đất.

f. Thuyết của các học giả tư sản:

Nhà nước là sản phẩm của khế ước giữa những người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước. Vì vậy nhà nước phản ánh quyền và lợi ích của các thành viên trong xã hội.

Mỗi thành viên đều có quyền yêu cầu nhà nước phục vụ họ, bảo vệ lợi ích cho họ. Thuyết khế ước xã hội có vai trò quan trọng, là tiền đề cho học thuyết dân chủ cách mạng và là cơ sở tư tưởng cho cách mạng tư sản lật đổ ách thống trị phong kiến.

Tuy nhiên, quan điểm này có những hạn chế là nó giải thích nguồn gốc nhà nước trên quan điểm duy tâm, là ý muốn, nguyện vọng của các bên tham gia giao kết.

2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nguồn gốc nhà nước

+ Nhà nước không phải là một hiện tượng xã hội vĩnh cữu và bất biến.

+ Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định.

+ Xuất hiện hoàn toàn khách quan, là kết quả tất yếu, là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn không thể điều hòa được.

- Quan niệm cũ:

Bản chất nhà nước đồng nhất với tính giai cấp, nhà nước là công cụ của giai cấp thống trị nhằm kìm giữ giai cấp bị trị trong vòng lệ thuộc, là công cụ điều hòa lợi ích giai cấp, là bộ máy trấn áp giai cấp (nhà nước nguyên nghĩa).

- Quan niệm mới:

Bản chất nhà nước có hai mặt là tính giai cấp và tính xã hội (nhà nước “nửa nhà nước” mà tiêu biểu là nhà nước XHCN.

- Quan niệm rộng:

Không chỉ hai tính chất cơ bản trên, mà tất cả các dấu hiệu đặc trưng và các tính chất khác cũng như các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, BMNN, các mối liên hệ của nhà nước… cũng thể hiện bản chất nhà nước.

B. Thuyết thần quyền về nguồn gốc nhà nước

Lòng tin tưởng thần quyền là điểm chung của mọi dân tộc vào thời kỳ nguyên thủy. Nó cũng là nền tảng cho mọi tổ chức xã hội thời cổ.

Thế giới do một quyền lực vô hình nhưng vạn năng điều khiển. Quyền lực ấy có thể là một nhân vật có hình thể như người hay là một nguyên lý trừu tượng. => Thượng đế.

Nhà vua được xem là người lãnh mạng Trời để cai trị muôn dân, có quyền tuyệt đối với dân chúng. Dân chúng có bổn phận tuyệt đối tuân lệnh nhà cầm quyền.

Chú thích =====>

Lúc vừa thoát khỏi thời kỳ thú tánh, con người chưa có những tri thức rõ rệt và chính xác về các hiện tượng thiên nhiên. Vì đó, con người giải thích những hiện tượng ấy bằng sự hiện diện của những thần minh là những nhân vật vô hình nhưng có nhiều quyền năng đối với vũ trụ và đời sống con người, và cho rằng con người được sanh ra là để phụng sự thần minh.

Lòng tin tưởng nơi thần quyền là điểm chung của tất cả mọi dân tộc trong thời kỳ sơ thủy. Nó là nền tảng của mọi tổ chức xã hội thời cổ. Bởi đó, tôn giáo có thể xem như là một loại lý thuyết chánh trị dựa vào thần quyền.

Về chi tiết, những lý thuyết thần quyền nầy khác nhau vô cùng, nhưng căn bản của nó chỉ là một: đó là lòng tin tưởng rằng thế giới do một quyền lực vô hình nhưng vạn năng điều khiển. Quyền lực ấy có thể là một nhân vật có hình thể như người hay là một nguyên lý trừu tượng. Nhưng trong trường hợp nào, con người cũng phải thờ phượng nó và tuân theo nó thì mới được an toàn. Vì thế, một trong những nhiệm vụ tối yếu của nhà cầm quyền là thờ cúng Trời (hay Thượng Đế hoặc Thần Minh). Đối với quần chúng, nhà cầm quyền tối cao được xem là đại diện hay con của Trời (Thiên Tử), của Thượng Đế hay của Thần Minh.

Về phương diện tổ chức, các xã hội cổ thời đã trải qua nhiều chánh thể khác nhau, nhưng xu hướng chung là sự thắng thế cuối cùng của chế độ quân chủ chuyên chế. Cho đến thế kỷ 17, hầu hết các nước trên thế giới đều theo chế độ nầy. Nhà vua được xem là người lãnh mạng Trời để cai trị muôn dân, có quyền tuyệt đối với dân chúng. Dân chúng có bổn phận tuyệt đối tuân lệnh nhà cầm quyền.

end <-

1. Phái quân quyền - quân chủ

- Nhà vua - thiên tử con trời - lãnh mạng thượng đế cai trị dân chúng -> quyền lực nhà vua là tuyệt đối và bất khả xâm phạm.

- Nhà vua có quyền cai trị dân chúng cả về thể xác và tinh thần tức "thế quyền" và "thần quyền".

- Triều thần và dân chúng nhận mệnh lệnh từ nhà vua và nhà vua nhận mệnh lệnh từ trời. Do đó nhà vua đứng trên cả quỉ thần trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mà nhà vua cai trị.

- Thuyết thần quyền theo trường phái quân quyền chủ yếu ở khu vực Châu Á: Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc,...

- Nho Giáo - Khổng Tử

* Khổng Tử dạy rằng bầy tôi phải trung với vua vì quân quyền do mạng trời mà ra.

* Tuy vậy, nhà vua phải làm tròn nhiệm-vụ mình và thi-hành nhân-chánh, lo cho quyền-lợi dân chúng

* Trời và dân vốn tương thông nhau, do đó nó dân oán vua, mạng trời có thể thu lại và người khác có quyền thay mặt Trời mà trị tội nhà vua.

=> Việc chánh-trị thì cốt ở đạo nhơn. Theo Khổng-tử, sự trị loạn trong xã-hội không phải do nơi chánh-thể mà do tài đức người hành-pháp. Bởi vậy, người cầm quyền phải cố sửa mình cho đến bậc nhơn, hầu đem đạo ra thi-hành trong thiên-hạ. Khổng-tử dạy rằng, bầy tôi phải trung với vua vì quân quyền do mạng Trời mà ra. Tuy vậy, nhà vua phải làm tròn nhiệm-vụ mình và thi-hành nhân-chánh, lo cho quyền-lợi dân chúng. Trời với dân vốn tương thông nhau nên Trời lúc nào cũng chiều theo ý dân. Khi dân đã oán vua, mạng Trời có thể bị thu lại và người khác có quyền thay mặt Trời mà trị tội nhà vua. <=

2. Phái giáo quyền

- Thương đế trao quyền lực cho Giáo hội, do đó giáo hội giữ quyền thống trị về mặt tinh thần.

- Giáo hội trao quyền thống trị về mặt thể xác cho nhà nước - mà vua là người đại diện.

- Mối lệ thuộc của nhà nước đối với giáo hội, bảo vệ giáo hội và giáo hoàng cũng là nhiệm vụ của nhà nước.

Phái giáo truyền được phổ biến ở phương Tây

- Người đứng đầu giáo hội làm thủ tục đặt vương niệm lên đầu người đứng đầu nhà nước - nhà vua -> biểu hiện sự trao quyền lực từ thượng đế.

Mặt trăng tỏa sáng nhớ mặt trời cũng như vương triều chói lòa nhờ Giáo hoàng. Giáo lý hai gươm giải thích: nhà vua có được gươm báo là chính quyền nhờ có giáo hội và do vậy phải phục tùng giáo hội.

3. Phái Dân Quyền: Thương đế trao quyền lực đó cho nhân dân và để rồi họ ủy thác cho nhà nước - mà người đại diện là nhà vua. Do đó nhân dân phải phục tùng nhà vua và ngược lại nhà vua phải có trách nhiệm chăm lo đến lợi ích của nhân dân.

-> Tư tưởng Nho giáo về vị minh quân.

C. Thuyết khuế ước xã hội

Hoàn cảnh ra đời: Nền phong kiến đang ở giai đoạn suy tàn, cuộc cách mạng tư sản bắt đầu nở ra chống lại sự chuyên chế, độc đoán của các nhà nước phong kiến

Xây dựng trên cơ sở quyền từ nhiên -> con người cần tự giác ký kết với nhau một khế ước để giao cho tổ chức làm trung gian, trọng tài để đảm bảo các quyền tự nhiên: tư hữu, quyền cá nhân => Nhà nước

Đại diện tiêu biểu cho thuyết khế ước xã hội

1. Jean Bodin 1530 - 1596

2. Thomas Hobben : 1588 - 1679

3. Jonh Locke : 1632 0 1704

4. Charles Louis Montesquieu ...

5. Jean-Iacques Rousseau : 1712-1778

6. Denis Diderot :....

Trình bày tiếp về thuyết khế ước xã hội của các tác giả trên ở phần sau ...

Đề cương đề tài 1
A. Nguồn gốc nhà nước

1. Các học thuyết phi Mác-xít

a. Thuyết thần quyền

b. Thuyết gia trưởng

c. Thuyết bạo lực

d. Thuyết tâm lý

e. Thuyết siêu nhiên

f. Thuyết của các học giả tư sản

2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin

-----

B. Thuyết thần quyền về nguồn gốc nhà nước

- Nguồn gốc xuất phát, có 3 trường phái

1. Phái quân quyền - quân chủ

2. Phái giáo quyền

3. Phái dân quyền

-----

1. Phái quân quyền - quân chủ

- Nội dung

- Khu vực ảnh hưởng - Châu Á

- Hệ tư tưởng - tôn giáo

2. Phái giáo quyền

- Nội dung

- Khu vực ảnh hưởng - Phương Tây

- Hệ tư tưởng - tôn giáo - Cơ đốc giáo

3. Phái dân quyền

- Nội dung

- Khu vực ảnh hưởng

- Hệ tư tưởng - Nho giáo

C. Thuyết khuế ước xã hội

- Hoàn cảnh ra đời

- Nội dung

- Đại diên tiêu biểu

-------------

1. Jean Bodin

- Nội dung

- Điểm nhấn mạnh

- Sự giải thích về nguồn gốc nhà nước

- Bản chất nhà nước

2. Thomas Hobben

- Nội dung

- Điểm nhấn mạnh

- Sự giải thích về nguồn gốc nhà nước

- Bản chất nhà nước

3. Jonh Locke

- Nội dung

- Điểm nhấn mạnh

- Sự giải thích về nguồn gốc nhà nước

- Bản chất nhà nước

....


C. Khế ước xã hội
C. Khế ước xã hội

Hoàn cảnh ra đời: Nền phong kiến đang ở giai đoạn suy tàn, cuộc cách mạng tư sản bắt đầu nở ra chống lại sự chuyên chế, độc đoán của các nhà nước phong kiến

Xây dựng trên cơ sở quyền từ nhiên -> con người cần tự giác ký kết với nhau một khế ước để giao cho tổ chức làm trung gian, trọng tài để đảm bảo các quyền tự nhiên: tư hữu, quyền cá nhân => Nhà nước

Đại diện tiêu biểu cho thuyết khế ước xã hội

1. Jean Bodin 1530 - 1596

2. Thomas Hobben : 1588 - 1679

3. Jonh Locke : 1632 0 1704

4. Charles Louis Montesquieu ...

5. Jean-Iacques Rousseau : 1712-1778

6. Denis Diderot :....

1. Jean Bordin (1530-1596)

[PPT]

- Hoàn cảnh lịch sử kinh tế chính trị:

- Nền quân chủ tuyệt đối, chính quyền trung ương tập trung và hùng mạnh

- Nhà vua kiểm soát quân đội và luật pháp

- Châu Âu chỉ mới bắt đầu của thời kỳ Phục Hưng, vừa mới trải qua đềm trường trung cổ.

- Chiến tranh giữa Cơ Đốc giáo và Tin Lành đẫm máu, tàn thốc ở Châu Âu

- Việc tìm ra Tân thế giới, giúp cho Châu Âu phát triễn thịnh vượng hơn, nhưng người dân vẫn sống dưới sự bóc lột hà khắc của nhà nước và giai cấp quý tộc

Tư tương

- Bộ sách Six Books of the Commonwealth, 1576 - Sáu Cuốn Sách của Nước Cộng Hòa

- Do nhu cầu của nhiều gia đình -> nhà nước được dựng nên.

- Người dân không được chống đối nhà nước -> đại diên là nhà vua -> duy trì trật tự xã hội là quan trọng nhất.

- Nhà nước có quyền lực cao nhất, tuyệt đối nhất, vĩnh cữu nhất

- Nhà nước có quyền ban hành luật lệ mà ko cần biết người dân có chấp nhận không

- Tư tương khai sáng nhà nước là do nhu cầu của người dân và được lập ra để duy trì trật tự xã hội.

[PPT] End.

[Phần tóm ý]

- Hoàn cảnh kịch sử kinh tế chính trị: Nền quân chủ tuyệt đối, chính quyền trung ương tập trung và hùng mạnh, kiểm soát quân đội, và điều hành luật pháp.

- Jean Bodin với bộ sách "Six Books of the Commonwealth, 1576" - Sáu Cuốn Sách của Nước Cộng Hòa cho rằng do các nhu cầu của nhiều gia đình mà quốc gia được dựng nên -> người dân không được chống đối quốc gia bởi vì công việc duy trì trật tự được coi là quan trọng nhất -> nhà nước có quyền lực cao nhất, tuyêt đối nhất và vĩnh cữu nhất để ban bố luật lệ cho các công dân mà không cần biết người dân có chấp nhận không.

- Nguồnhttp://cafeluat.com/luathoc/viewtopi...b3ebac353#wrap

Luật sư người Pháp Jean Bodin (1530-1596) là người chứng kiến vụ tàn sát nhân ngày Thánh Bartholomew tại Paris vào năm 1572, đã đề nghị một kế hoạch chính trị để giải quyết các rối loạn bằng bộ sách có nhan đề “Sáu Cuốn Sách của Nước Cộng Hòa” (Six Books of the Commonwealth, 1576) qua đó, ông cho rằng do các nhu cầu của nhiều gia đình mà quốc gia được dựng nên, vì thế người dân không được chống đối quốc gia bởi vì công việc duy trì trật tự được coi là quan trọng nhất. Ông Bodin cho rằng quốc gia có quyền lực cao nhất, tuyệt đối nhất và vĩnh cửu nhất để ban bố luật lệ cho các công dân mà không cần biết người dân có chấp nhận hay không.
Thời kỳ từ khi vua Louis 14 lên ngai vàng vào năm 1651 tới cuộc Cách Mạng Pháp năm 1789 được gọi là thời đại quân chủ tuyệt đối (the age of absolutism). Kể từ năm 1500 trở về sau, tại nước Anh và trên lục địa của châu Âu, đã có khuynh hướng muốn cho quốc gia trở nên hùng mạnh hơn. Các quân vương của thế kỷ 16 đã nhận ra rằng đạo Tin Lành đòi hỏi chủ quyền tách ra khỏi tầm kiểm soát của giáo hoàng và của giới quý tộc. Sau các biến động vì cuộc Chiến Tranh 30 Năm, các nhà cai trị nhận thức rằng chỉ có sự hòa hợp xã hội và chính trị khi có một chính quyền trung ương tập trung và hùng mạnh, khi dân chúng chấp nhận bổn phận của họ là phải vâng lời các nhà cai trị theo thiên mệnh. Vì vậy, vua Louis 14 đã tìm cách nắm quyền lực và muốn điều khiển nước Pháp trở nên một cường quốc thịnh vượng của châu Âu. Vua Louis 14 đã nhớ lại một đêm thuộc năm 1651 khi một số kẻ cướp tràn vào trong lâu đài nhân cuộc nổi loạn Fronde, sự việc này không chỉ là một đe dọa đối với bản thân của nhà vua mà còn đối với sự an lạc của đất nước mà nhà vua đã nhận được thiên mệnh phải cai trị.
Để nắm quyền hành tuyệt đối, các quân vương của châu Âu đã kiểm soát quân đội, điều hành hệ thống luật pháp, thu vào và phân phối lợi tức thuế vụ. Những công tác này đòi hỏi một hệ thống hành chánh hữu hiệu và như vậy phải cải tổ các định chế của chế độ quân chủ. Nhà thờ, giới quý tộc, các miền đất bán tự trị, các cơ chế đại diện dân chúng, chẳng hạn như Quốc Hội Anh và Quốc Hội Lập Hiến Estates-General của nước Pháp, tất cả đều là các trở ngại cho chính quyền quân chủ tập trung và hùng mạnh. Trong thế kỷ 18 đạo Cơ Đốc La Mã (Roman Catholicism) là tôn giáo chính thức tại các quốc gia của châu Âu như các nước Pháp, Tây Ban Nha và Áo, vì vậy các nhà vua đều tìm cách “quốc hữu hóa” nhà thờ và giới tu sĩ. Vua Charles III cai trị nước Tây Ban Nha từ năm 1759 tới năm 1788, dù cho là một tín đồ Cơ Đốc thuần thành, đã thành công trong một thỏa ước với giáo hoàng về quyền quốc gia bổ nhiệm các tu sĩ và quyền bác bỏ các đạo luật của giáo hoàng. Đối với giới quý tộc Pháp, vua Louis 14 đã tước bỏ quyền hành chính trị của họ và tăng thêm uy tín xã hội cho họ.
Tại nước Nga dưới triều đại của Nữ Hoàng Catherine II, giới quý tộc bị tước đi quyền chính trị và hành chánh còn tại nước Áo vào cuối thế kỷ 18, Hoàng Đế Joseph II đã không cho giới quý tộc được miễn đóng thuế và cố tình xóa bỏ lằn ngăn cách giữa giới quý tộc và giới bình dân. Sự đấu tranh giành quyền lực giữa nhà vua và giới quý tộc đã thể hiện bằng các tranh chấp giữa các quyền lợi địa phương và các quyền lực trung ương. Các nhà quý tộc bị tước đoạt dần quyền cai trị tại các tỉnh, họ mất dần quyền cảnh sát và quyền thu thuế.
2. Thomas Hobben : 1588 - 1679

[PPT]

- Nhà triết học đầu tiên nêu đưa ra lý thuyết khế ước một các chi tiết.

- triết học chính trị của Hobbes là học thuyết Khế ước xã hội, tức học thuyết phân tích hai trạng thái – trạng thái tự nhiên và trạng thái công dân.

Nhà triết học đầu tiền nêu đưa ra lý thuyết khế ước một cách chi tiết là Thomas Hubbes.
Trong Leviathan, Hobbes đưa ra học thuyết chủ nghĩa của mình về quốc gia và nhà nước hợp pháp với nền tảng là lý thuyết khế ước xã hội. Leviathan được viết trong thời nội chiến Anh Quốc; nhiều nội dung trong sách thể hiện sự cần thiết của quyền lực tập trung mạnh mẽ để chống sự tàn ác của bất hòa và nội chiến.
Bắt đầu từ hiểu biết cơ chế của bản chất và khát vọng của cong người, Hobbes giả định cuộc sống sẽ như thế nào nếu không có chính quyền, một điều kiện mà ông gọi là trạng thái tự nhiên. Trong trạng thái đó, con người có quyền đối với bất cứ cái gì trong thế giới kể cả quyền giết lẫn nhau. Hobbes lý luận như vậy sẽ dẫn đến sự chống lại lẫn nhau, do đó cuộc sống là “cô độc, kinh tởm, nghèo nàn, bạo lực và ngắn ngủi.”
Để thoát khỏi trạng thái chiến tranh, con người thừa nhận một khế ước xã hội và xác lập một xã hội dân sự. Theo Hobbes, xã hội mà dân dưới quyền lực tối cao, trong xã hội đó tất cả cá nhân trong xã hội hy sinh nhiều quyền tự nhiên để được bảo vệ (khác với xã hội trạng thái tự nhiên, A từ bỏ quyền giết B để B cũng làm như A.) Quyền lực tối cao bị vi phạm sẽ trả giá bởi chiến tranh.
[PPT]
- Trạng thái tư nhiên - Status naturalis - trạng thái “bên ngoài xã hội công dân”

- Con người sinh ra đều bình đẳng, và có các quyền tự nhiên bẩm sinh

- Cuộc sống không có nhà nước không chính quyền không luật pháp

- Không tồn tại quyền sở hữu cá nhân bền vững, ổn định

- Con người buộc phải phòng thủ, tự vệ và tấn công để đạt được lợi ích

- Trạng thái không có đạo đức, trạng thái của “bản năng phổ biến”, gần với thế gới loài vật.

Trạng thái tự nhiên, trạng thái “bên ngoài xã hội công dân”, là trạng thái mà con người thừa hưởng từ tự nhiên, chưa tách khỏi tự nhiên. Cách đặt vấn đề như vậy có ý nghĩa kép: hiểu về cái sinh học đầy ắp trong đời sống con người, và hiểu về cái đã bị “sinh học hóa” ngay cả khi con người sống trong xã hội, mà nội chiến ở Anh là một minh chứng. Vì thế khi đánh giá ở chỗ này cần phân biệt hạn chế lịch sử và ý nghĩa phê phán của phương án Khế ước xã hội của Hobbes. Trong mục “Tự do” Hobbes viết:"Khả năng thuộc về bản tính tự nhiên của con người có thể quy về 4 loại: sức mạnh vật lý, kinh nghiệm, lý trí, tình cảm”(Sđd, tr. 284). Vần đề là ở chỗ con người sử dụng những khả năng đó như thế nào. Trong chương 13 của “Leviathan” Hobbes lại viết:"Tự nhiên sinh ra con người bình đẳng về phương diện năng lực vật lý và năng lực trí tuệ, bởi lẽ mặc dù đôi khi chúng ta nhận thấy rằng người này mạnh hơn và thông minh hơn người kia, song nếu xem xét chung tất cả, ta mới ngộ ra là sự khác nhau giữa chúng không lớn đến mức người này, căn cứ vào sự khác nhau ấy, có thể đạt được nhiều điều lợi hơn cho mình còn người kia không thể có cái quyền ấy” (Sđd, tr. 85). Có được cái chìa khóa “quyền tự nhiên bẩm sinh” này, Hobbes có thể mở vào thế giới con người với những bí ẩn của nó, mà theo ông, trước đây chưa ai khám phá. Hobbes đề cập đến những chướng ngại trong việc thiết lập khoa học về quyền trong điều kiện con người biến quyền, quyền lợi thành trò chơi, và mang tính hình thức. Nên hiểu trò chơi ấy như thế nào? Hobbes viết:"Cơ sở đầu tiên của quyền tự nhiên là ở chỗ, mỗi người làm chủ cuộc sống và thân thể của riêng mình căn cứ vào khả năng của mình” (Sđd, tr. 289). Song bản thân sự làm chủ ấy không bền vững và đầy bất trắc do dự thống trị của sức mạnh vật lý.
Trạng thái tự nhiên (Status naturalis) là trạng thái “thuần khiết” nhất, nơi ngự trị của quyền tự nhiên, khi mà những ham thích, dục vọng không đặt trong chuẩn mực bền vững, nghĩa là không có đạo đức. Nơi đó bản năng điều khiển con người, sức mạnh vật lý chi phối quyền. Song do chỗ quyền tự nhiên chịu sự chi phối của sức mạnh vật lý, nên đó là quyền không bền vững và hình thức. Thật vậy, Hobbes giải thích, nếu đề cập đến sức mạnh vật lý, thì người yếu hơn có thể có đủ sức để bằng cánh tay lén lút hoặc liên minh với những người khác, với người cùng cảnh ngộ bị đe dọa giết chết kẻ mạnh hơn.
Trong trạng thái tự nhiên không tồn tại sở hữu cá nhân bền vững, ổn định, vì quyền tự nhiên có nghĩa là quyền của mỗi người đối với bất kỳ vật nào, bất kỳ tài sản nào. Quan điểm thiện – ác cũng hình thành theo cái trục chính ấy: thiện là cái mà ta thích, ác là cái ta không thích. Ai cũng muốn thu vén điều lợi cho mình, và gây thiệt hại cho người khác. “Tự nhiên ban cho con người quyền đối với tất cả" (Sđd, tr. 290), nhưng đó lại là đầu mối của mọi xung đột. Cho nên cái quyền phổ biến đầu tiên ấy dẫn đến quyền tấn công và tự vệ. Trong “Leviathan” Hobbes nêu ra ba nguyên nhân buộc con người tấn công nhau, bao gồm lợi ích vật chất (tấn công để chiếm hữu càng nhiều tài sản càng tốt), an ninh cá nhân (tấn công khi mình mạnh hoặc gia nhập liên minh mạnh, phòng thủ, tự vệ khi ở thế yếu), và vấn đề danh dự (tấn công để buộc kẻ khác tuân phục). Trong trạng thái tự nhiên con người bị buộc phải hoạt động, vì nếu không hoạt động, điều đó đồng nghĩa với cái chết. Hoạt động, do đó là nhu cầu tất yếu, khách quan.
Vấn đề tự do và tất yếu chiếm vị trí đáng kể trong tư tưởng đạo đức của Hobbes. Tự do, xét từ khía cạnh đạo đức, là sự hoạt động, ứng xử của mỗi người tuân theo ý chí của mình. Đó là cách hiểu khá phổ biến vào thế kỷ XVII. Vấn đề là ở chỗ, theo Hobbes, nếu chỉ xuất phát từ bản tính vị kỷ, thì hoạt động của mỗi cá nhân có thể gây hại cho những người khác. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân gây ra xung đột giữa người với người. Hobbes không nhất trí với quan điểm “tự do ý chí” theo nghĩa trên. Ông đối lập nó với quan điểm tự do có cân nhắc, thứ tự do không chỉ cố hữu ở con người, mà cả ở loài vật. Theo Hobbes, không thể có thứ tự do theo nghĩa muốn làm gì tùy thích, ngược lại, cần thấy rằng trong họat động của mình còn người, và cả loài vật, có thể tự do trong điều kiện này, trong quan hệ này, nhưng không tự do xét theo điều kiện khác, trong quan hệ khác; chỗ này tự do, chỗ khác không tự do, đó cũng là biểu hiện của tính tự nhiên. Tự nhiên hóa tự do trở thành một trong những tư tưởng cơ bản của Hobbes, có ảnh hưởng nhất định đến cách lý giải tự do của các nhà tư tưởng Anh và Pháp thời sau. Khái niệm tự do hoàn toàn không đối lập với khái niệm tất yếu. Tương tự như vật thể không thể thiếu quảng tính, tự do cũng không thể thiếu tất yếu. Vấn đề tự do – tất yếu, theo Hobbes, là vấn đề nhận thức. Ông viết trong “Leviathan”: "Nói đến tự do…ta ngầm hiểu là không có những chướng ngại bên ngoài, những cản trở không ít lần có thể tước đi của con người một phần quyền lực của anh ta muốn làm gì tùy thích, nhưng không thể cản trở sử dụng quyền lực còn lại dành cho con người, phù hợp với cái mà phán đoán và lý trí của anh ta chấp nhận” (Sđd, tr. 89). Chúng ta nói đến con chim tự do nghĩa là nó tự do bay trên trời, chứ không ở đâu khác; tương tự như vậy đối với con cá, con sư tử, mỗi thứ có một vị trí dành cho mình. Con người cũng vậy. Chính vì nhận thức như thế về tự do và giá phải trả cho tự do, mà cuối cùng thì con người phải từ bỏ một phần quyền tự nhiên, để sống theo luật tự nhiên. Chính ở điểm ngoặt đó con người thể hiện mình như một chủ thể đạo đức.
[PPT]
-Do nhu cầu sinh tồn & phát triễn -> con người đi tới thỏa ước -> các cá nhân xác lập khế ước & thừa nhận nó -> trở thành công dân và chịu sự lệ thuộc và thỏa ước đó -> Khế ước ra đời là 1 tất yếu.

- Trạng thái nhà nước hay con goi là trạng thái công dân: khi con người từ bỏ trang thái tự nhiên tham gia khế ước -> hình thành nên trạng thái công dân -> hình thành nên nhà nước.

- Hobbes cũng viết :”Hành động của hai hay nhiều nhân vật, chuyển quyền cho nhau, gọi là khế ước” (contractus)” (Hobbes, t.1, 1989, tr. 297).

end [PPT

Hóa ra, theo Hobbes, trong trạng thái tự nhiên mọi quyền của con người chỉ mang tính hình thức: bình đẳng mà không bình đẳng thực sự, tự do mà không tự do, công bằng mà không công bằng. Trạng thái tự nhiên là trạng thái thú vật, không có ý thức cộng đồng. Trạng thái ấy tiếp diễn lâu dài sẽ đe dọa sự tự hủy diệt của chính con người. Lối thoát duy nhất, tất yếu chỉ có thể là thay trạng thái tự nhiên bằng trạng thái công dân, trạng thái nhà nước. Sư thay thế đó xuất phát từ nhu cầu sinh tồn và duy trì nòi giống, cái nhu cầu không chỉ dựa trên trình độ cảm tính, mà cả lý tính của con người. Trong “Leviathan” Hobbes nhấn mạnh cả hai khả năng – ham thích và lý tính – đều giúp con người thoát khỏi trạng thái tự nhiên. Hobbes viết tiếp:"Những ham muốn làm cho con người có thiên hướng hòa bình, là nỗi lo sợ cái chết, ước muốn đạt được những gì cần thiết, cho cuộc sống no đủ bằng sự cần cù. Lý trí thì gợi mở những nỗ lực phù hợp của hòa bình, trên cơ sở ấy con người có thể đi đến một thỏa thuận” (Sđd, tr. 89).
Dấu hiệu cơ bản, chủ đạo của của trạng thái công dân là sự hiện diện một quyền lực tối cao, hùng mạnh. Quyền lực được xác lập bằng con đường khế ước (thỏa ước), được tất cả các cá thể thừa nhận, các cá thể về sau trở thành các công dân, chịu lệ thuộc vào quyền lực ấy. Khế ước ra đời một cách tất yếu, biểu thị quá trình nhận thức của con người về sự bất ổn và cái chết trong trạng thái tự nhiên.
[PPT]
- Nhà nước được xác lập theo tinh thần tự nguyện hy sinh tự do hình thức, tránh xung đột, đảm bảo ổn định xã hội.

- Quyền được thay thế bởi luật, và luật ấy cùng mang tính tư nhiện vì xuất phát từ thiên tính con người -> đồng thời phản biện đ/v quyền tự nhiên và cũng đ/chỉnh hành vi của con người.

Chuyển quyền hợp lý là cách thức để duy trì hòa bình, mà đó lại là “quy tắc chung của lý trí”. Quan điểm “chuyển quyền” trong quá trình xác lập nhà nước có thể hiểu như thế này: nhà nước được xác lập theo tinh thần tự nguyện hy sinh tự do hình thức, tránh xung đột, đảm bảo ổn định xã hội. Nó là kết quả hoạt động của con người vì mục đích của mình, là sự biểu hiện tiềm năng tinh thần to lớn trong mỗi cá thể. Những tiềm năng ấy được đúc kết trong các luật tự nhiên. Quyền được thay thế bởi luật, và luật ấy thực ra cũng mang tính “tự nhiên”, nghĩa là cũng xuất phát từ thiên tính con người, nhưng là sự phản biện đối với quyền tự nhiên, và là phương tiện điều chỉnh hành vi con người Hobbes viết trong “Leviathan
[PPT]
- Sự thống nhất ý chí = thỏa ước xuất hiện nhà nước hay xã hội công dân (societas civilis) -> hình thành quyền lực tối cao.

- Quyền lực tối cao tập trung ở nha vua - mô hình nhà nước quân chủ chuyên chế.

Mà điều này chỉ có thể thực hiện được trong trường hợp mỗi người đem ý chí của mình tuân phục ý chí duy nhất khác” (Sđd, tr. 330). Sự thống nhất đã được xác lập này, theo Hobbes, gọi là nhà nước hay xã hội công dân (societas civilis), và cả diện mạo công dân (persona civilis). Quyền lực tối cao, do chỗ được xác lập trên cơ sở đảm bảo an ninh chung và trấn áp bạo loạn, nên cũng là một tất yếu. Hobbes viết:"Vậy là, do chỗ nhằm đảm bảo an ninh cho mỗi cá thể riêng biệt và hòa bình phổ biến mà quyền cần thiết sử dụng thanh kiếm công lý để trừng phạt được trao cho một hay một nhóm người nào đó, thì người ấy hay tập hợp người ấy lẽ cố nhiên được xem là có quyền chịếm hữu quyền lực tối cao trong nhà nước” (Sđd, tr.336 – 337).
Phương án lý tưởng của Hobbes là chuyển quyền sang tay một người, và điều này có nghĩa là ông không tán thành nguyên tắc cai trị dân chủ, mà hướng đến mô hình nhà nước quân chủ chuyên chế. Hobbes gọi sự đồng ý chuyển quyền từ các công dân sang quyền lực thống nhất ở một người – nhà vua, là biểu hiện của tự do công dân, mà cụ thể là tự do lựa chọn. Tự do đồng nhất với tính tự nguyện và tự chủ trong ý thức, nghĩa là con người ý thức được sự lựa chọn của mình, ý thức được rằng mình lựa chọn như thế, chứ không khác đi, với mục tiêu rõ ràng là hoà bình và an ninh chung, mà đó lại là điều kiện tiên quyết của ổn định chính trị và phát triển đất nước.
[PPT]
- Hobbes thiên về hạn chế quyền ở công dân và tăng quyền ở nhà vua.

- Nhà vua do đa số nhất trí tuyên bố đồng ý, do đó có toàn quyền đối với thần dân của mình, thần dân cũng phải tỏ ra có trách nhiệm thuần phục.

1) nhà vua có toàn quyền đối với thần dân; 2) nhà vua không được vi phạm thoả thuận, và do đó, không ai trong số công dân được từ bỏ quốc tịch của mình, viện cớ nhà vua vi phạm nghĩa vụ nào đó; 3) nếu đa số nhất trí tuyên bố ai đó làm vua, thì ai không nhất trí cũng phải thuận theo, nếu không muốn bị loại trừ ra khỏi cộng đồng; 4) công dân phải tỏ ra có trách nhiệm đối với việc làm và phán quyết của vị vua được lập nên; 5) các công dân không được quyền trừng phạt nhau một cách tuỳ tiện, nếu nhà vua không cho phép; 6) quyền lực tối cao (của nhà vua) có đầy đủ thẩm quyền xác định học thuyết hay quan điểm nào cản trở hay thúc đẩy tái lập hoà bình, từ đó cho phép chúng tồn tại hay bị loại bỏ trong xã hội; 7) quyền lực tối cao là quyền ấn định các quy tắc hướng dẫn con người cách thức sử dụng lợi ích và điều khiển hành vi; 8) phần cấu thành của quyền lực tối cao là quyền pháp lý, nghĩa là quyền xem xét và giải quyết mọi cuộc tranh luận, liên quan đến luật công dân và luật tự nhiên; 9) trong thẩm quyền của quyền lực tối cao có quyền tuyên bố chiến tranh và ký kết hoà bình với các dân tộc và quốc gia khác; 10) quyền lựa chọn các cố vấn, các bộ trưởng, các chức vụ công chức cả dân sự lẫn quân sự; 11) nhà vua được quyền khen thưởng cho những người dưới quyền và các công dân của cải và danh vị, đồng thời xử phạt bằng các hình thức tương tự; 12) nhà vua nhận thấy sự cần thiết đưa ra những luật bồi thường danh dự và xác lập sự phân cấp giá trị con người. Việc làm này có tác dụng điều hoà các quan hệ xã hội, hướng đến một không gian xã hội hoà bình và đồng thuận giữa các công dân.
[PPT]
- “khế ước xã hội” Hobbes đã xác lập thứ “khoa học về quyền lực” dựa trên sự hiểu biết bản chất con người và các lợi ích thiết thân của con người.

- Lợi ích thiết thân nhất: hòa bình, ổn định, chủ quyền quốc gia, an ninh cá nhân và an ninh xã hội

- Hobbes nhấn mạnh lợi ích chính trị, cái lợi ích trở thành kích thích tố cho mọi nỗ lực của con người trong điều kiện phân hoá xã hội gay gắt như nước Anh sau 1640
3. Jonh Locke : 1632 - 1704

[PPT]

- Quan điểm cốt lõi cơ bản của Jonh Locke là quyền tự nhiên và khế ước xã hội.

- Quyền tư nhiên là quyền mưu cầu sinh tồn của con người.

- Tài sản là quyền tự nhiên và sinh ra do lao động.

- Tài sản là tính có trước cả nhà nước và do vậy nhà nước không có quyền can thiệp

Chính lý thuyết về quyền tự nhiên và khế ước xã hội là cốt lõi cơ bản trong quan điểm của J.Locke về nhà nước và tổ chức nhà nước. Quyền tự nhiên trước hết là quyền mưu cầu sinh tồn của con người. Ông quan niệm tài sản là quyền tự nhiên và sinh ra do lao động. Chính lao động sinh ra giá trị tài sản của một vật thể. Tài sản là tính có trước cả nhà nước và do vậy, nhà nước không có quyền can thiệp.
[PPT]
- Trong trạng thái tự nhiên: mọi người đều bình đẳng và độc lập.

- Không ai có quyền làm tổn hại đến người khác

- Và mọi người có quyền trừng phạt kẻ vi phạm.

- Xã hội văn minh ra đời bằng việc con người giao một số chức năng của mình cho các quan chức -> nhà nước hay hệ thống chính quyền ra đời -> thể chế bằng khế ước xã hội.

- Quyền lực nhà nước là có giới hạn và nhà nước có nghĩa vụ đối vói người dân.

- Quyền lực nhà nước có thể bị thay thể bởi người dân, người bị trị -> tôi đã trao quyền cho anh thì tôi có thể lấy lại trao cho người khác.

Nhưng, nguồn gốc của thể chế nhà nước không chỉ xuất phát từ nhu cầu kinh tế. Cũng như Hobbes, J.Locke quan niệm trong trạng thái tự nhiên, tất cả mọi người đều bình đẳng và độc lập, không ai có quyền làm tổn hại đến người khác và mọi người đều có quyền trừng phạt kẻ vi phạm. Xã hội văn minh ra đời khi vì mục đích quản trị tốt hơn mà con người giao một số chức năng của mình cho các quan chức và do vậy, nhà nước hay hệ thống chính quyền ra đời và được thể chế bằng khế ước xã hội. Theo đó, quyền lực của nhà nước là có giới hạn và nhà nước có nghĩa vụ đối với người dân. Ngoài ra, quyền lực của nhà nước có thể bị thay đổi bởi chính người dân, người bị trị, những người đã trao quyền cho nhà nước.
[PPT]
- Chức năng chính quyền dân sự là bảo vệ quyền tự nhiên của con người : quyền được sống, tự do, có sức khỏe và tư hữu.

- Phân biệt quyền hạn của nhà nước do truyền ngôi với quyền hạn chính trị và độc tài.

J.Locke cũng cho rằng, con người luôn ích kỷ và đầy ham muốn. Chính vì vậy mà ngay từ thời kỳ còn trong trạng thái tự nhiên, khi nhà nước chưa ra đời, bên cạnh quyền tự nhiên của mình, con người đã phải tự cho mình quyền xét xử và trừng phạt kẻ khác để duy trì luật của tự nhiên. Khi xã hội văn minh ra đời, thể chế nhà nước là hệ quả của khế ước xã hội - một bước tiến văn minh hơn và giúp duy trì luật của tự nhiên thông qua luật lệ của xã hội văn minh. Ngay cả một nhà nước chuyên chế do vua chúa cai trị cũng phải thực hiện đúng các chức năng của khế ước xã hội như một chính quyền dân sự nếu không muốn bị diệt vong. Chức năng của một chính quyền dân sự hợp lý là phải bảo vệ quyền tự nhiên của con người, tức quyền được sống, được tự do, có sức khỏe và của cải của mỗi công dân. Ông cũng phân biệt quyền hạn của nhà nước do truyền ngôi với quyền hạn chính trị và độc tài. Quyền hạn truyền ngôi là hạn chế, còn quyền hạn chính trị là lấy từ quyền của mỗi cá nhân để đảm bảo việc thực hiện luật của tự nhiên. Quyền độc tài thì ngược lại, nó lấy quyền sống, tự do, sức khỏe và cả một phần của cải của người khác để phục vụ cho quyền lực của mình.
[PPT]
- Cần hạn chế quyền lực nhà nước bằng cách chia thành các nhánh.

- Mỗi nhánh có quyền hạn riêng cần thiết ĐỦ đễ thực hiện chức năng của mình.

- Trách nhiệm của quốc hội là lập pháp

- Quyền xét xử độc lập mà việc ra quyết định được thực hiện chỉ dựa trên duy nhất hiến pháp của cả quốc gia

- Nhiệm vụ của nhà vua là hành động như một người chấp pháp tối cao.

- Cơ quan hành pháp chịu trách nhiệm đảm bảo luật pháp được thực thi cần duy trì hoạt động liên tục trong xã hội

- Tuy nhiên cơ quan hành pháp có đặc quyền xử lý các tình huống khẩn cấp chưa có luật định.

Theo quan điểm của Locke về khế ước xã hội, nhà nước không cần có quá nhiều quyền lực, vì như vậy chỉ khiến người dân bị đè nén. Ông cũng nhận thấy nguy cơ của quyền lực tuyệt đối, quyền độc tài dù trao cho một cá nhân hay một nhóm người. Dạng nhà nước tốt nhất chính là quyền lực của hệ thống chính quyền được hạn chế bằng cách chia thành các nhánh và mỗi nhánh có quyền hạn riêng cần thiết đủ để thực hiện chức năng của mình. Theo ông, một hệ thống nhà nước cần có quyền xét xử độc lập mà việc ra quyết định được thực hiện chỉ dựa trên duy nhất hiến pháp của cả quốc gia. Ông cho rằng, trách nhiệm của quốc hội là lập pháp và nhiệm vụ của nhà vua là hành động như một người chấp pháp tối cao.
Để duy trì trật tự xã hội, bất kỳ nhà nước nào cũng đều phải có sự đồng thuận của những người bị trị (Chuyên luận thứ hai về nhà nước, tr. 95). Nhận thấy rằng, khó có thể đạt được sự đồng thuận tuyệt đối cho một luật lệ cụ thể được đưa ra, J.Locke chủ trương phải chấp nhận đặt sự quyết định dựa trên ý kiến của đa số lên trên hành vi của mỗi cá nhân (Chuyên luận thứ hai về nhà nước, tr. 97-98).
Đối với Locke, cơ cấu nhà nước không quan trọng bằng việc quyền lập pháp – quyền quyết định trật tự xã hội và phúc lợi chung qua việc đặt ra luật lệ về việc chuyển nhượng, bảo toàn và thu nhận tài sản – phải được thực hiện theo cách mà mọi người đều đồng thuận (Chuyên luận 2, tr.134 - 138). Vì luật lệ sẽ được duy trì trong một thời gian dài sau khi thiết lập, nên cơ quan lập pháp không cần phải họp thường xuyên. Tuy nhiên nhánh hành pháp - nơi chịu trách nhiệm đảm bảo luật pháp được thực thi cần duy trì hoạt động liên tục trong xã hội (Chuyên luận 2, tr. 144). Chức năng hành pháp được thực hiện bởi các quan chức, các vị bộ trưởng mà quyền lực của họ được trao từ nhánh lập pháp (Chuyên luận 2, tr.153). Khi nhánh lập pháp ngưng họp, cơ quan hành pháp có đặc quyền xử trí tình hình khẩn cấp khi chưa có luật lệ quy định cho những tình huống này (Chuyên luận 2, tr. 160). Locke cũng cảnh báo rằng, nếu lạm dụng đặc quyền này sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định và trật tự của quốc gia. Khi đó, một trật tự mới, một khế ước xã hội mới sẽ ra đời để thực hiện quyền phán xét tối cao theo đúng luật của tự nhiên

Jean-Iacques Rousseau : 1712-1778

- Sự hình thành xã hội và nhà nước trên quan điểm của thuyết quyền tự nhiên và thỏa thuận xã hội.

- Con người trong trạng thái tự nhiên là bình đẳng, nhưng gặp nhiều khó khăn lớn không thể tự vượt qua -> hình thành khế ước.

- Xã hội dân sự được hình thành trên cơ sở những liên kết chính trị của các cá nhân bình đẳng.

- Con người trao quyền lại cho cộng đồng khi liên kết với nhau hình thành 1 công đồng chính trị với quyền hành tối thượng.

- Quyền hành tối thượng thuôc về cộng đồng chứ không phải 1 nhóm lãnh đạo hay 1 cá nhân nào.

- Xã hội dân sự làm con người trưởng hành hơn

- Đồng thời phát sinh những mối quan hệ phức tạp với quy mô mở rộng xã hội ->

- Đòi hỏi 1 tổ chức bộ máy nhà nước hợp lý để bảo đảm trật tự xã hội.

- Toàn bộ quyền lực được chuyển giao bộ phận cầm quyền nhưng chủ quyền vẫn thuộc về nhân dân.

Sự ra đời xã hội dân sự đã làm cho con người trưởng thành hơn rất nhiều. Hàng loạt các mối quan hệ phức tạp cùng với quy mô ngày càng mở rộng của xã hội dân sự đã đặt ra những yêu cầu khách quan trong việc tổ chức quản lý đời sống xã hội. Chính yêu cầu khách quan đó đã đòi hỏi phải có một tổ chức bộ máy hợp lý để đảm bảo xã hội trong vòng trật tự. Khi đó, những thoả thuận của con người cũng là cơ sở cho mọi chính quyền hợp pháp. Thông qua công ước, mỗi người ủy một phần quyền của mình cho lãnh đạo tối cao mang ý chí chung và do đó trở thành thành viên của nó. Toàn bộ quyền lực được chuyển giao cho bộ phận cầm quyền được thiết lập từ các thành viên tham gia khế ước. Do đó chủ quyền thuộc về nhân dân.
- Chủ quyền nhân dân không thể ủy khác cũng không thể phân chia
- Tính tối cao của chủ quyền nhân dân thể hiện ở chổ không bị ràng buột bởi luât lệ trước đó, và có thể thay đổi nội dung khế ước.

- Đảm bảo sự tự do bình đẳng giữa nhưng người tham gia khế ước .

Chủ quyền nhân dân có hai đặc điểm là không thể ủy thác và không thể phân chia. Chủ quyền nhân dân, theo Rousseau là một thực thể thống nhất, nó không thể được đại diện bởi cá nhân nào mà là quyền lực được tận hành bới ý chí chung. Chủ quyền không thể chuyển giao cho cá nhân, nó luôn thuộc về nhân dân và không thể bị hạn chế bởi bất kỳ đạo luật nào. Tính tối cao của nhân dân thể hiện ở chỗ họ không bị ràng buộc bởi những luật lệ trước đó và vào mọi thời điểm họ có thể thay đối cả những thỏa thuận ban đầu của khế ước. Sự tự do và bình đẳng của những người tham gia khế ước là cái bảo đảm sự liên kết nhân dân vào một thực thể với những quyền lợi không thể đi ngược với những quyền lợi của từng cá nhân.
- Ý chí chung của công dân được tuyên bố thành luật pháp.
- Luật này phải có sự tham gia soạn thảo của tất cả dân chúng và chỉ có hiệu lực khi được đa số dân chúng thông qua.

- Y kiến của thiểu số cũng phải được xem xét bởi những công dân có trách nhiệm

- Quyền lực tối cao là quyền lực được điều hành bằng ý chí chung của tất cả dân chúng.

- Tránh sự chuyên quyền và vô pháp luật

1. Giới hạn thẩm quyền của các cơ quan lập pháp và hành pháp

2. Sự phục tùng của chính quyền hành pháp đối với chủ quyền nhân dân.

=> tư tưởng của ông là giới hạn quyền lực của nhà nước đối lập với nguyên tắc phân chia quyền lực của các nhà triết học khác của khế ước xã hội.

Quyền lực tối cao là thống nhất không thể phân chia. Thống nhất vì nó là ý chí chung của nhân dân, đại diện và bảo vệ lợi ích chung của nhân dân. Khẳng định tính bất phân của chủ quyền nhân dân, Rousseau loại trừ sự phân chia quyền lực như sự bảo đảm cho tự do chính trị. Ông phê phán các nhà chính trị trước đó và đương thời đã phân chia quyền lực nhà nước thành quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp như những bộ phận tách rời. Theo ông, có sự sai lầm này là vì họ không xuất phát từ những khái niệm đúng đắn về quyền uy tối cao mà chỉ nắm lấy những biểu hiện bề ngoài, coi đó là các bộ phận của quyền uy tối cao. Thực chất, những bộ phận quyền hành được chia tách ra như vậy đều phụ thuộc vào quyền lực tối cao, đều giả định phải có ý chí tối cao, môi bộ phận đều chỉ nhằm thực hiện ý chí tối cao đó. Để tránh tình trạng chuyên quyền và vô pháp luật, Rousseau cho rằng chỉ cần: 1) Giới hạn thẩm quyền của các cơ quan lập pháp và hành pháp, 2) Sự phục tùng của chính quyền hành pháp đối với chủ quyền nhân dân. Như vậy, Rousseau đã đặt tư tưởng giới hạn thẩm quyền của các cơ quan nhà nước đối lập với nguyên tắc phân chia quyền lực (Văn phòng Quốc hội, 2002. tr. 40 - 42).
1. Cơ quan lập pháp
- Vi trí cao nhất chi phối các co quan khác

- Có nhiệm vụ lập hiến pháp và hệ thống pháp luật của quốc gia

- Thành lập chính phủ để hành pháp

- Đề xuất phương pháp lựa chọn thẩm phán, tư pháp

- Đưa ra nhưng dự luật để nhân dân biểu quyết thành luật

2. Cơ quan hành pháp

- Cơ sở hình thành do yêu cầu hành pháp - tức là bảo vệ luật pháp chứ không phải trên cơ sở khế ước.

- Người nắm quyền hành pháp là công chức để phục vụ công dân chứ không phải là ông chủ của nhân dân

- Nhân dân đóng vai trò kiểm tra giám sát hay chấp nhận, chối bỏ chính phủ bất cứ lúc nào.

3. Cơ quan tư pháp

- Cũng là cơ quan do nhân dân lập ra để bảo vệ ý chí chung của nhân dân.

- Bảo vệ luật và hiến pháp đồng thời cũng là cơ quan trung gian giữa nhà nước và nhân dân

- Luật thông qua do nhân dân do đó cơ quan tư pháp chỉ nói đến lời phán xét công cộng.

0 comments:

Post a Comment

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | LunarPages Coupon Code