Nhân
cuộc bầu cử vào ngày 6-11-2012 tại Mỹ, chúng ta thử cùng nhau tìm hiểu
các Thể chế điều hành Chính Phủ trên thế giới, nhất là Tổng Thống chế ở
Hoa Kỳ.
I.- CÁC THỂ CHẾ CHÍNH PHỦ TRÊN THẾ GIỚIA/ THỂ CHẾ ĐỘC TÀI
Thể chế này do một cá nhân độc đoán cai trị, độc hành và có quyền hạn vô hạn. Đó là chế độ Quân Chủ Chuyên chế, chế độ Độc tài – Quân Phiệt, chế độ Phát Xít, chế độ các nước Hồi Giáo…
. Chế độ Quân chủ chuyên chế:
- Các nước Quân chủ phong kiến ở các châu Âu, châu Á thuở trước như Anh, Pháp, Tây Ban Nha… Trung Hoa, Nhật Bản, Ấn Độ…
- Tòa thánh Vatican: Giáo Hoàng nắm quyền tối cao, thâu tóm 3 quyền Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp. Tuy có Hội đồng Hồng y Giáo chủ nhưng chỉ đón vai trò tư vấn cho Giáo Hoàng.
- Saudi Arabia: không có Quốc hội, chỉ có Hội đồng Tư vấn từ tháng 12-1993, do Quốc vương bổ nhiệm và toàn quyền định đoạt Chính phủ.
- Brunei: phải đến tháng 9-2004 Hội đồng Lập pháp mới được thành lập, do Quốc vương nắm toàn quyền bổ nhiệm, sau đó sẽ được thay thế bằng một Quốc hội mới được bầu.
. Chế độ Độc tài – Quân phiệt: do một người hoặc một sĩ quan Quân đội nắm giữ cả ba quyền Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp.
. Chế độ Phát xít: Đức, Ý và Nhật thời Thế chiến thứ 2 sống dưới chế độ này, gây biết bao tang thương, tội ác với nhân dân và các nước nạn nhân khác.
. Chế độ ở các nước Hồi giáo: Iran, Maroc, Butan, Kuwait…quyền lực tối cao nằm trong tay Giáo chủ, dù có Quốc hội và Chính phù nhưng chì có thẩm quyền tư vấn.
B/ CÁC THỂ CHẾ DÂN CHỦ
Trong thể chế này, phương thức cai trị là tôn trọng và thực hiện để mọi công dân bàn bạc và quyết định mọi công việc quốc gia, thông qua các cuộc bầu cử tự do. Các nước theo thể chế Dân chủ có thể là nước Quân chủ Lập hiến hoặc đa số là nước Cộng Hòa (chính thể trong đó quyền lực tối cao thuộc về các cơ quan dân cử với quyền hạn thật sự).
1. CHẾ ĐỘ QUỐC HỘI CỦA THỤY SĨ
Thụy Sĩ đã theo chế độ Dân chủ Trực tiếp từ lâu đời, đó là chế độ Cộng hòa Liên bang với 26 tiểu bang nhỏ, tất cả do Quốc hội gồm hai viện: Thượng Nghị viện và Hạ Nghị viện, nắm quyền quyết định nền chính trị, xã hội và bầu ra 7 Thủ tướng đảm trách 7 lãnh vực: ngoại giao, quốc phòng, kinh tế , văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế. & 7 vị này lần lượt thay nhau làm Tổng thống đại diện Quốc gia, nhưng không có nhiều quyền hạn. Vì là chế độ Dân chủ Trực tiếp nên có rất nhiều cuộc bầu cử trong năm đễ người dân có quyền quyết định việc nước, vì thế từ xa xưa Thụy Sĩ khai sinh ra chế độ Quốc Hội.
2. CHẾ ĐỘ ĐẠI NGHỊ CỦA ANH QUỐC
Dù là một nước Quân chủ Chuyên chế, nhưng sau đó do lịch sử, Anh Quốc cũng là nơi khai sinh ra chế độ Quân chủ Lập hiến tức Đại Nghị chế (chế độ do nhân dân chọn đại biểu để tham dự chính trị). Năm 1066 là một trong thời gian nổi tiếng trong lịch sừ Anh. Nước Anh lại bị xâm lăng và William the Conquer, một quận công xứ Norman (dân tộc từ Normandy ờ bắc nước Pháp) chiến thắng và trờ thành Vua Anh, ông làm vua được 21 năm. Vua và các cận thần không biết nói tiếng Anh, và vì thế trong 200 năm, tất cả văn kiện quan trọng ban hành đều viết bằng tiếng Pháp, không phải tiếng Anh. (Tiếng Anh có rất nhiều từ lấy từ tiếng Pháp khởi nguồn từ thời kỳ này).
Từ thế kỷ 13, quyền hạn của Vua bị hạn chế. Năm 1215, vua John bị ép buộc phải ký Magna Carta (Đại Hiến chương), một văn kiện dành cho giới Quý tộc. Từ “Parliament” (Quốc Hội Anh) được dùng để diễn tả các cuộc họp của Vua và Quý tộc. Vua cũng gặp gỡ đại diện các tỉnh để tăng giảm thuế. Giới Quý tộc trờ thành Viện Quý tộc và nhân dân từ các tỉnh trở thành Viện Thứ dân, từ đó Quốc hội có 2 viện gồm các quý tộc và thứ dân, được gọi chung là “Thành viên Quốc Hội” (Member of Parliament – M.P.).
Xung đột tôn giáo giữa Thiên Chúa và Anh giáo xảy ra trong thế kỷ 17 và vào năm 1689, The Bill of Rights ( Tuyên ngôn Nhân quyền) được Vua Anh ký để chấm dứt việc này. Đến năm 1714, vua George I lên ngôi, ông là vị vua Anh đầu tiên từ dòng họ Hanover từ nước Đức về, nên cũng không biết nói tiếng Anh, và các vua George II, III, IV, V,VI kế nghiệp (vua George III chịu trách nhiệm về việc Mỹ giành được độc lập, ông bị bệnh tâm thần và phài đề cừ vị Thái tử Phụ chính).Vì là người Pháp nên Vua Anh phải cứ một vị đại thần người Anh, để thay mặt Vua chủ tọa Nội các và liên lạc với Quốc Hội toàn nói tiếng Anh. Chính vị này thay mặt Vua Anh sau đó, đã trở thành Thủ Tướng đứng đầu Chính Phủ Anh lúc bấy giờ. và Vương quốc Anh khai sinh ra chế độ Đại Nghị trên thế giới.
Vào đầu thế kỷ 18, đã có một cuộc dàn xếp giữa Vua và Quốc Hội nên số người được đi bầu cử gia tăng. Năm 1832 Đạo luật Cải cách đầu tiên được thông qua, nhưng phải đợi tới thế kỳ 20, cải cách Quốc hội tiếp tục, từ đó tất cả người trưởng thành đều được đi bầu cử. Hiện nay Vương quốc Anh gồm 4 xứ: England, Wales, Scotland và Bắc Ireland, có 2 đảng chính: Bảo Thủ và Lao Động thay nhau nắm đa số tại Quốc Hội – với 2 viện: Viện Quý tộc và Viện Thứ dân, từ đó Đảng nắm đa số sẽ làm Thủ Tướng điều hành Chính Phủ và chịu trách nhiệm trước Quốc Hội. Chế độ lưỡng đảng này đã giúp nền chính trị Anh tương đối ổn định.
. Đa số các nước ở châu Âu hiện theo chế độ Đại nghị với Vua hoặc Tổng thống có hư vị, mọi quyền hành do Thủ Tướng Chính Phủ nắm giữ và chịu trách nhiệm trước Quốc Hội. Ưu điềm là chế độ này được coi là dân chủ nhất, nhưng khuyết điếm là không bảo đảm một nền Hành pháp mạnh mẽ vì có đa đảng dễ gây chia rẽ, khiến việc điều hành đất nước khó khăn, với việc có những Chính Phủ “chết yểu”, cơ quan Lập pháp được Hiến Pháp bảo đảm quyền lực rộng lớn, nhưng thực quyền Quốc Hội phụ thuộc vào cơ chế chính trị và tính chất đảng phái nhiều hơn.
. Chế độ Cộng hòa Hổn hợp: ở Châu Âu không có nước nào xây dựng mô hình Chính Phủ theo kiểu Mỹ, nhưng một số nước như Pháp và Nga đã cải cách để nhân dân trực tiếp bầu Tổng thống – từ đó vị này có quyền thế mạnh hơn, Tổng thống chỉ định một Thủ tướng điều hành Chính Phủ và không chịu trách nhiệm trước Quốc Hội mà chỉ chịu trách nhiệm trước Tổng thống mà thôi. Cả Tổng thống cũng như Quốc hội độc lập với nhau. .(ảnh hưởng Mỹ).
3. CHẾ ĐỘ TỔNG THỐNG – DO HOA KỲ KHAI SINH
Năm 1787, để điều hành 13 tiểu bang Bắc Mỹ tức Hợp Chúng Quốc vừa mới được thành lập, những nhà soạn thảo Hiến Pháp, phân vân giữa hai chế độ Quốc Hội của Thụy Sĩ và chế độ Đại nghị của Anh Quốc. Họ cho rằng dân chúng không đủ khôn ngoan để đánh giá đức hạnh Ứng cử viên Tổng thống và họ cũng bác bỏ ý kiến cho rằng chức vụ Tồng thống nên được Quốc Hội quyết định. Chính vì thế, Hiến Pháp Hoa Kỳ đã khai sinh ra một thể chế hoàn toàn mới: Tổng Thống chế. Trong đó, Vua và Thủ Tướng của Anh Quốc gộp lại làm một vị duy nhất – vừa lãnh đạo tối cao đất nước, vừa điều hành Chính phủ – vị đó có danh xưng là Tổng Thống Hoa Kỳ (President of the USA, Hoa Kỳ cũng khẳng định Hoa Kỳ là một nước Cộng hòa trong “The Pledge of Allegiance” dành cho các học sinh Mỹ tuyên đọc: “Em thề trung thành với lá Quốc kỳ Mỹ và với nước Cộng Hòa mà nó đại diện, một Liên Bang, dưới sự che chở của Thượng Đế, bất khả phân, với sự tự do và công bằng cho mọi người.”).
Từ đó, dân Mỹ bỏ phiếu Chọn Tổng thống (vote for President) nhưng họ không thật sự Bầu Tổng thống (elect President): đây là chế độ Dân chủ Gián tiếp, vì các nhà lâp hiến cho thành lập Đại cử tri (Đại biểu cử tri, Elector) trong Cử tri đoàn mới thật sự là những người quyết định ghế Tổng thống chứ không phài Cử tri Phồ thông (Voter).
Hiến Pháp Hoa Kỳ cho phép các Tiểu bang chọn Đại cừ tri. Thoạt đầu, Đại cử tri được chỉ định bởi các nhà làm luật tại Tiểu bang và cuối cùng được chính thức chọn làm Đại cử tri bởi sự ủng hộ của các nam công dân thuộc hàng có tên tuổi của các Tiểu bang khác. Dần dần, các đảng phái (may mắn là Hoa Kỳ cũng chì có hai đàng lớn là Cộng hòa và Dân chủ nên việc điều hành Liên Bang giữa Tổng thống và Quốc hội tương đối ổn định) ở từng Tiểu bang tự đứng ra chọn Đại cử tri. Tuy điều này dẫn đến tình trạng Đại cử tri có thể thiên vị (từng bị báo chí phản đối nhiều), nhưng Luật không cấm. Đầu tháng 12 sau cuộc bầu cừ, Đại cử tri sẽ tập trung tại thủ phủ Tiểu bang mình để Bỏ phiếu bầu Tổng thống, sau khi cuộc Bầu cử phổ thông được thực hiện vào tháng 11 (năm nay cuộc Bầu cử sẽ là ngày 6-11-2012).
Có 26 Tiểu bang không yêu cầu Đại cử tri phải bỏ phiếu cho tương ứng với lá phiếu Phổ thông và có 19 Tiểu bang (trong đó có khu vực Washington, D.C.) buộc Đại cử tri phải bỏ phiếu tương ứng với lá phiếu Phổ thông. Tuy nhiên, không ai phạt vạ gì khi Đại cử tri không tuân thủ điều trên. Chỉ có 5 Tiểu bang có luật phạt vạ Đại cử tri không tuân thủ luật này nhưng mức phạt không đáng kể (Oklahoma chẳng hạn, mức phạt là 1,000USD).
Mỗi Tiểu bang có số Đại cử tri tương đương số Thượng Nghị sĩ trong Thượng Nghị Viện (TNV) và Hạ Nghị sĩ trong Hạ Nghị Viện (HNV) của Quốc Hội Liên Bang.
Tổng cộng: số Đại cử tri hiện nay là 538 vì Quốc Hội có 435 H.N.Sĩ và 100 T.N.Sĩ (3 Đại cử tri cộng thêm thuộc khu vực thủ đô Washington, được thêm vào theo Tu chính án thứ 23 năm 1961). Sự phân phối kiểu này được gọi là Bản đồ Đại cử tri (Electoral map) và được điều chỉnh theo từng thập niên. Thập niên 1981-1990, Florida có 21 lá phiếu Đại cử tri, thập niên 2001-2010 có 27. Cần nhớ luật quy định rằng: nếu Ứng cử viên (ƯCV)Tổng thống nào có số phiếu bầu Phổ thông cao hơn đối thủ trong một Tiểu bang, thì ƯCV này sẽ được hưởng trọn số Đại cử tri của Tiểu bang, nên có thể ƯCV dù được nhiều phiếu Phổ thông nhưng vẫn thua ƯCV có nhiều phiếu Đại cử tri (vì phiếu Đại cử tri quan trọng hơn).
Nói cách khác, việc thành lập Cử tri đoàn mang ý nghĩa đem lại công bằng hơn cho các Tiểu bang nhỏ, ít dân (nơi lá phiếu Phổ thông ít) ngang với các Tiểu bang lớn, đông dân, vì Tiểu bang nào cũng có Đại cử tri. Tuy nhiên, Tiểu bang có dân số đông cũng có nhiều phiếu Đại cử tri hơn! Vì vậy các Tiểu bang lớn luôn có tính quyết định cho cuộc đua giành ghế Tổng thống Tuy nhiên trong thời kỳ vận động tranh cử sơ bộ, các ƯCV đều đến các Tiểu bang nhò, trung thành với Đảng của mình để vận động, dù có số phiếu Đại cử tri tuy ít nhưng “tích tiểu thành đại” nhằm để mỗi ƯCV hội đủ số phiếu cần thiết để đảng Dân chủ hoặc Cộng hòa “chính thức đề cử làm ƯCV cùa mỗi đảng” , rồi trong cuộc bầu cử Tổng thống mới hy vọng đắc cử từ tổng số phiếu Đại cử tri của các Tiểu bang nhỏ, chưa kể số phiếu Đại cử tri của các Tiểu bang lớn như California và New York.
Năm 1888, ƯCV đảng Dân chủ G. Cleveland có 48,6% phiếu phổ thông nhưng cuối cùng B. Harrison đắc cử vì ông có 233 phiếu Đại cử tri so với 169 phiếu Đại cử tri của Cleveland.
Gần đây nhất là năm 2000. ƯCV đảng Dân chủ Al Gore thắng G.W.Bush của đảng Cộng hòa ở lá phiếu phổ thông: 49.222.339 so với 48.999.451 phiếu – nhưng Bush (con) giành đa số Đại cử tri, đặc biệt tại tiều bang nhỏ Florida, nơi em trai của Bush đang làm Thống đốc và một phần cũng nhờ vào phán quyết có lợi cho Bush của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ (vì đa số 9 vị Thầm phán Tối cao thời kỳ đó do Tổng thống đảng Cộng hòa bổ nhiệm, nên họ ra phán quyết có thiên vị cho phía Cộng hòa).
Kỳ bầu cử năm 2008, Obama thắng John McCain là nhờ vào số phiếu Đại cử tri của Tiểu bang nhò là Ohio.
0 comments:
Post a Comment