NAM CƯỜNG
Một chủ tàu cá vừa có đơn kêu cứu gửi báo Tiền Phong
tại miền Trung về trường hợp tàu của ông ra khơi đánh bắt bị chìm từ
tháng 11/2008, nhưng đến nay, Cty Bảo hiểm Bảo Minh từ chối bồi thường.
Ông Nguyễn Đức Thạch (tổ 22 phường Thanh Khê Đông,
Thanh Khê, Đà Nẵng), trình bày, ngày 14/11/2008, tàu ĐNa – 90271 (CS
450CV) ra khơi đánh bắt hải sản tại vùng biển gần đảo Cồn Cỏ (Quảng
Trị). Ngày 20/11, trên đường vào bờ, tàu bị hỏng máy, nước tràn vào gây
chìm. BĐBP phối hợp cùng tàu Chân Mây I (TT Huế) đưa 14 ngư dân vào bờ.
Riêng con tàu, ông Thạch phải thuê nhiều tàu trục
vớt, lai dắt vào bờ. Sau khi sửa chữa, vụ tai nạn tính sơ sơ ông Thạch
bị thiệt hại gần 400 triệu đồng.
Ông Thạch cầm lá đơn bức xúc: “Tôi đã cẩn thận mua
bảo hiểm rồi mà đến phút chót hoá ra...
Wednesday, May 28, 2014
TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHIẾU: “ÔM” CỔ PHIẾU RỒI “XÙ”
VI TRẦN
Vì giá cổ phiếu không như kỳ
vọng, bên mua từ chối “ôm” dù đã ký hợp đồng, nhận tiền cổ tức… và tòa
cũng hủy luôn việc mua bán này.
Tòa phúc thẩm TAND tối
cao tại TP.HCM vừa tuyên hủy việc mua bán cổ phiếu giữa ông T. với bà
Th. vì cho rằng giao dịch giữa hai bên không hợp pháp. Điều đáng nói là
trước đó bà Th. đã đồng ý ký hợp đồng mua cổ phiếu, đã nhận tiền lãi
hằng năm từ số cổ phiếu này…
Chỉ tại cổ phiếu không tăng
Đầu năm 2007, Công ty Xuất nhập khẩu B. chia cổ phần
cho nhân viên để huy động vốn mở rộng kinh doanh. Theo chủ trương chung,
công ty sẽ chia cổ phần cho nhân viên của công ty theo thâm niên công
tác, mức lương…, sau đó sẽ phát hành ra ngoài. Công ty dự kiến mệnh giá
mỗi cổ phiếu là 100 ngàn đồng.
Phán đoán giá cổ phiếu Công ty B. sẽ tăng,...
TRANH CHẤP BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN KỀ: TRỔ CỬA SỔ SANG NHÀ HÀNG XÓM, BIẾT SAI NHƯNG KHÔNG DỄ BỊT!
LINH GIANG
Quy chuẩn xây dựng hiện hành không quy định việc trổ cửa.
Sáu hộ dân ngụ hẻm 47
Trần Hưng Đạo, quận 5, TP.HCM phản ánh: Hơn 50 năm nay, họ có sử dụng
chung một nhánh rẽ của hẻm 47 để làm lối đi. Do nhánh rẽ là đường cùn
nên các hộ đã nâng cấp, xây nhiều bồn cây, chậu kiểng làm thành một sân
chung trồng nhiều cây xanh.
Tự ý trổ nhiều cửa
Lấn cấn phát sinh khi hộ 47/19 (không thuộc sáu hộ
trên) xây dựng nhà ở vào tháng 5-2009. Do hông nhà này giáp ranh với
nhánh rẽ, mặt tiền nhà quay ra đoạn đầu con hẻm nên trong quá trình thi
công, chủ hộ là ông T. đã di dời, phá bỏ cây xanh nhằm mở cửa đi bên
hông nhà. Khi bị sáu hộ phản đối, ông T. đã bít cửa hông này. Chừng khi
xây lầu thì ông lại tiếp tục mở cửa bên hông trên lầu và cửa sổ nhìn
trực diện vào nhà của...
TRANH CHẤP DÂN SỰ VỀ GIA SÚC BỊ THẤT LẠC: RỐI RẮM CHUYỆN CON BÒ ĐI LẠC
HỒ SỸ
Chủ bò muốn bắt đền người đã xẻ thịt con bò nhưng xã chỉ huyện, huyện lại đổ xã.
Con bò “bất hạnh” trên
thuộc sở hữu của ông Phan Văn Hạnh, ngụ xã Tân Thuận (Hàm Thuận Nam,
Bình Thuận). Sau khi vay tiền ngân hàng, ông Hạnh đã dùng 18 triệu đồng
mua một con bò đực để cày đất và chở nông sản. Tối 5-2-2008 (nhằm ngày
29 Tết Mậu Tý), con bò thường ngày được cột trong vườn nhà ông Hạnh bị
tuột dây, đi lạc.
Còn sống hay đã chết?
Ngày 20-6-2008, sau bốn tháng trời ròng rã truy tìm,
ông Hạnh mới hay tin con bò của mình đã được ông C. (thôn Lập Phước, xã
Tân Lập) bắt được và nuôi giữ. Ông C. cũng thừa nhận việc này nhưng lại
cho rằng “đó là chuyện của quá khứ” vì vào đầu tháng 6 thì con bò đã
chết và ông đã đem ra xẻ thịt.
Không dễ dàng cho qua việc này, ông Hạnh...
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI LIÊN QUAN ĐẾN NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ: ĐỨT DÂY ĐIỆN LÀM HAI NGƯỜI CHẾT, CHỦ LƯỚI ĐIỆN PHẢI BỒI THƯỜNG?
VIỆT TƯỜNG
Trưa 31-12-2008, một
sợi dây cáp điện của đường dây hạ thế 0,4 kV thuộc công trình lưới điện
tại thôn Ngân Điền, xã Sơn Hà, huyện Sơn Hòa, Phú Yên bất ngờ bị đứt,
rơi xuống vắt ngang sân nhà ông Nguyễn Thanh Sang.
Không may, đứa cháu nội gần ba tuổi của ông Sang bị
vướng vào dây và bị điện giật ngã nhào. Trong cơn hoảng loạn, vợ ông
Sang chạy ra kéo tay đứa cháu và sau đó thì cả hai đều chết. Cho rằng
đơn vị quản lý lưới điện là Hợp tác xã Quản lý kinh doanh điện nông thôn
Sơn Hà phải chịu trách nhiệm về thiệt hại trên, ông Sang đã nộp đơn yêu
cầu chính quyền địa phương xử lý.
Tháng 7-2009, trả lời đơn khiếu nại của ông Sang,
thượng tá Nguyễn Quốc Tuấn – Trưởng Công an huyện Sơn Hòa cho biết không
thể xử lý ai cả. Bởi lẽ tai nạn xảy ra là do sự chủ quan, thiếu...
TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG ĐẦU TƯ: BẦU SỐ KIỆN CA SĨ
HOÀNG YẾN
Tòa bác yêu cầu bồi thường gần 60 triệu đồng của bầu sô vì không chứng minh được ca sĩ vi phạm hợp đồng.
Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM vừa xử phúc thẩm một tranh chấp hợp đồng đầu tư khá lạ giữa bầu sô H. với nam ca sĩ T.
Đầu xuôi, đuôi không lọt
Theo đơn kiện, tháng 8-2004, bà H. ký hợp đồng độc
quyền với nhóm ca NC gồm bốn thành viên, trong đó có ca sĩ T. (bà H. ký
hợp đồng riêng với từng người). Đầu năm 2005, Album Vol 1 của nhóm ca
được phát hành. Đến cuối năm, một người trong nhóm tự rút ra khi thời
hạn hợp đồng vẫn còn. Bà H. và ba thành viên còn lại vẫn quyết định duy
trì hoạt động.
Do điều kiện khó khăn, bà cho nhóm ca tạm nghỉ bốn
tháng để chuẩn bị rồi đến tháng 6-2006 sẽ ký hợp đồng mới để thực hiện
Album Vol 2. Thời gian nhóm ca tạm...
TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN: KIỆN NHAU. . . VÌ CÁI ĐUÔI CỨU *
HOÀNG VĂN
Nghi ngờ bị đơn chặt đuôi để lừa bán cừu giống xấu thành cừu giống tốt, nguyên đơn đã kiện ra tòa đòi bồi thường.
Cuối năm 2004, vợ chồng
ông T., ngụ phường Cam Lộc, thị xã Cam Ranh (Khánh Hòa) có ý định mua
cừu giống về nuôi. Qua giới thiệu, họ được biết ông B. ở phường Ba Ngòi
có một bầy cừu 52 con muốn bán. Thế là vợ chồng ông T. đến gặp ông B.,
thỏa thuận mua bầy cừu này với giá 185 triệu đồng.
Biến cừu xấu thành cừu tốt?
Sau khi mang bầy cừu về nuôi, một hôm tắm cho chúng,
vợ chồng ông T. bất ngờ phát hiện trong số 44 con cừu cái giống chỉ có
sáu con là giống cụt đuôi (loại tốt, giống cừu thuần chủng của Việt
Nam), một con giống dài đuôi (loại xấu), 37 con còn lại đều là giống dài
đuôi nhưng đã bị… chặt cụt đuôi!
Nghi ngờ ông B. đã chặt đuôi cừu để...
TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG: GIÁ GIAO DỊCH GIẤY TAY CAO HƠN HỢP ĐỒNG CÔNG CHỨNG, XỬ THEO HỢP ĐỒNG MỚI ĐÚNG LUẬT?
MAI MINH
Năm 2003, vợ chồng bà
Trần Thị Ngọc Sương có mua căn nhà 552 Cách Mạng Tháng Tám, thị xã Thủ
Dầu Một, Bình Dương. Đến năm 2007, sau khi chồng bà đột ngột qua đời, bà
phải đối mặt với khoản nợ lớn gần gấp ba lần số tiền mua căn nhà ban
đầu.
Buộc phải trả số vàng chênh lệch
Theo hợp đồng mua bán nhà ở lập ngày 24-12-2003 giữa
vợ chồng bà Sương với người bán (đã được Phòng Công chứng số 1 tỉnh Bình
Dương chứng nhận), giá mua bán căn nhà trên là 546 triệu đồng. Hợp đồng
ghi rõ: “Giá này là giá cố định, không thay đổi trong trường hợp giá
thị trường lên, xuống. Bên mua có trách nhiệm thanh toán một lần sau khi
ký hợp đồng. Sau khi thanh toán đủ, bên mua được giao nhà đất”. Đầu năm
2004, vợ chồng bà Sương đã nhận nhà và làm xong thủ tục sang tên.
Mọi chuyện trôi qua...
TRANH CHẤP HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH: HẠNH PHÚC CẦN BÁNH MÌ VÀ HOA HỒNG
HOÀNG YẾN
TAND quận X (TP.HCM)
vừa giải quyết một vụ ly hôn mà cả tòa lẫn những người trong cuộc đều
thấy khó xử. Lý do chia tay chỉ là sự không hòa hợp về tâm hồn: Người vợ
sống nội tâm, nhạy cảm trong khi người chồng lại khô khan, ít quan tâm
đến cảm xúc của vợ…
Lòng tốt thôi chưa đủ
Theo hồ sơ, bà T. là giáo viên, còn ông V. là tài xế.
Họ đều đã hơn 40 tuổi, kết hôn từ 11 năm nay và có với nhau ba mặt con.
Tháng 3-2009, bà T. nộp đơn ra tòa xin được ly hôn.
Bà trình bày rằng ông V. tính tình hiền lành, chịu
khó làm lụng nên được mọi người quý mến. Đó cũng là ưu điểm lớn nhất để
bà đồng ý kết hôn với ông. Trong quá trình chung sống, ông V. là người
chồng tốt, người cha tốt, chịu khó giúp đỡ vợ chăm sóc con. Ông đi làm
về giao hết tiền lương cho vợ, còn bản thân...
TRÁNH MÁY MÓC KHI GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN VỀ ĐẤT ĐAI
PHẠM THÁI
Những năm qua, tình hình
khiếu nại và khởi kiện liên quan đến tranh chấp quyền sử dụng đất ngày
một gia tăng, tính chất, mức độ khá phức tạp. Luật Đất đai và các văn
bản hướng dẫn đã quy định rõ các dấu hiệu để phân định thẩm quyền giải
quyết các khiếu kiện về vấn đề này. Tuy nhiên, các cơ quan có thẩm quyền
thường căn cứ vào yếu tố hình thức là đất đã có Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất để xác định thẩm quyền giải quyết mà ít quan tâm đến bản
chất của tranh chấp cũng như yêu cầu của đương sự.
Theo quy định của Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai
năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì thẩm quyền giải quyết
tranh chấp đất đai thuộc hai hệ thống: cơ quan hành pháp (UBND cấp
huyện, cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường) và cơ quan tư pháp (Tòa án
nhân dân). Luật...
TÍCH TỤ RUỘNG ĐẤT HỢP LÝ ĐỂ CÔNG NGHIỆP HÓA NÔNG NGHIỆP
PGS.TS. LÊ TRỌNG – Đại học Kinh tế quốc dân
Tích tụ ruộng đất là một
biểu hiện về quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển nhất định
của lực lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp theo
hướng chuyên môn hóa, phát triển các loại cây trồng thâm canh cao để sản
xuất nông sản hàng hóa, đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong và
ngoài nước. Tích tụ ruộng đất đã và đang diễn ra rất phong phú trong
thực tiễn. Bài viết dưới đây phản ánh những hình thức đang có tại Việt
Nam và một số suy nghĩ về giải pháp cho việc tích tụ ruộng đất hợp lý.
Trong quá trình tích tụ ruộng đất để công nghiệp hóa,
Đảng và Nhà nước đã nhấn mạnh: Phải chọn hình thức hợp lý tạo điều kiện
thuận lợi cho nông dân có việc làm, có đời sống tốt hơn, xóa đói giảm
nghèo nhanh và bền vững....
CÔNG HỮU ĐẤT ĐAI KHÔNG HỢP THỜI VỚI QUÁ ĐỘ
GS.TSKH. ĐẶNG HÙNG VÕ
PHẦN 1. Bài học "cưỡng bức" hiện tại
Trong những ngày đầu
ĐỔI MỚI, Đảng và Nhà nước đã ban hành một quyết định dũng cảm, mang tính
bản lề tạo nên thành công, đó là chính sách giao đất sản xuất nông
nghiệp do các hợp tác xã nông nghiệp đang sử dụng cho hộ gia đình để sử
dụng ổn định lâu dài. Chính sách này đã đưa nước ta từ tình trạng thiếu
lương thực trở thành một trong 3 nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
Như trên biểu đồ về giá trị sản xuất nông nghiệp dưới
đây, có thể thấy từ năm 1991 trở đi mức tăng trưởng của sản xuất nông
nghiệp khá đều đặn với khoảng hơn 5 nghìn tỷ đồng tăng thêm mỗi năm
(theo giá so...
CÔNG HỮU ĐẤT ĐAI VÀ NGUY CƠ THAM NHŨNG
GS.TSKH. ĐẶNG HÙNG VÕ
Công nhận sở hữu đất
đai thuộc nhiều thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật là việc
cần làm ngay. Đây là việc tạo được động lực cho đầu tư, giảm tham nhũng
trong quản lý đất đai, tăng hiệu quả sử dụng đất và tạo điều kiện tốt
cho hội nhập kinh tế quốc tế.
Cơ chế tạo tham nhũng
Đất đai là một yếu tố đặc biệt, không do lao động của
con người tạo ra, có nguồn cung cố định và không bị hao hụt diện tích
trong quá trình sử dụng. Chế độ sở hữu phù hợp sẽ nâng cao hiệu quả sử
dụng đất và tạo lập được công bằng về quyền hưởng dụng đất đai.
Chế độ công hữu về đất đai ở nước ta hiện nay dưới dạng sở hữu toàn dân đã bị biến đổi ở một số điểm (đã nêu trong phần trước: Công hữu đất đai không hợp với thời quá độ)
cho phù hợp với nhu cầu phát triển của kinh tế thị...
GIẢI PHÁP CHO NÔNG DÂN CÓ ĐẤT NÔNG NGHIỆP BỊ THU HỒI THEO QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
PHÒNG TÀI NGUYÊN – ĐẤT, CỤC QUẢN LÝ CÔNG SẢN, BỘ TÀI CHÍNH
Theo
Nghị quyết số 57/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội về kế hoạch sử
dụng đất 5 năm 2006-2010 của cả nước thì chỉ tiêu chuyển mục đích sử
dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
được phê duyệt là 645.200 ha. Nếu tính trung bình 1 ha đất nông nghiệp
liên quan đến 1-2 lao động nông nghiệp thì số nông dân bị ảnh hưởng trực
tiếp từ việc thu hồi đất nông nghiệp từ năm 2006-2010 không dưới 1
triệu người.
Tuy
chính sách thu hồi đất nông nghiệp, bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ
trợ tái định cư đã được đổi mới, hoàn thiện, đảm bảo người nông dân được
trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư xứng đáng với giá trị quyền sử
dụng đất nông nghiệp bị thu hồi theo cơ chế thị trường nhưng với...