Saturday, August 10, 2013

Tòa án Tối cao Hoa Kỳ



Thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ: Khó vào, khó ra
Theo thống kê, cứ 22 tháng là lại có một vị thẩm phán mới xuất hiện tại Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. Trong những thập niên gần đây, các đề cử vào Tòa án Tối cao đã trở thành những sự kiện chính trị quan trọng ở Washington. Điều này lý giải bằng sự gia tăng ảnh hưởng của cơ quan tư pháp này - các quyết định của Tòa án Tối cao càng có ý nghĩa lớn thì giá trị của những đề cử đó càng có giá.

Để trở thành thẩm pháp Tòa án Tối cao Hoa Kỳ không nhất thiết phải là luật gia, thậm chí cũng không cần phải có bằng đại học nữa. Tuy nhiên, các ứng cử viên vào cương vị này phải trải qua một quá trình kiểm tra cực kỳ ngặt nghèo - tất cả những phẩm chất chuyên môn và cá nhân đều được phân tích kỹ lưỡng và các cơ quan an ninh ra sức "bới lông tìm vết" trong quá khứ của họ.

Hiến pháp Hoa Kỳ ghi rõ những yêu cầu về độ tuổi, nơi cư trú và quốc tịch của các ứng cử viên Tổng thống và các nghị sĩ. Tuy nhiên, đối với các thẩm phán của Tòa án Tối cao thì Hiến pháp lại không có những yêu cầu tương tự, ngoại trừ quy định: ứng cử viên nào cũng phải được Tổng thống đề cử và được đa số trong Thượng viện phê chuẩn. Kinh nghiệm xét xử, trình độ chuyên môn và thậm chí cả học vấn tư pháp về mặt hình thức cũng không phải là yêu cầu bắt buộc đối với các ứng cử viên (tuy thế, các ứng cử viên vào Tòa án Tối cao Hoa Kỳ luôn luôn là những luật gia).

Trong đại đa số các trường hợp, các Tổng thống Mỹ đều đề cử vào Tòa án Tối cao những người cùng đảng với mình hay những luật gia tán đồng quan điểm của ông chủ Nhà Trắng trong các vấn đề chủ chốt. Nhiều ứng cử viên tự bản thân họ cũng là những nhân vật chính trị có sức nặng.

Thí dụ, năm 1921, Tổng thống Warren Harding đã đề cử cựu Tổng thống William Taft làm Chánh án Tòa án Tối cao. Trong số các thẩm phán cũng có khá nhiều các cựu Thống đốc, cựu nghị sĩ và những nhà hoạt động xã hội danh giá. Trong những năm 60 của thế kỷ trước, đã từng diễn ra những cuộc thảo luận nghiêm túc về khả năng đề cử nhà báo lừng lẫy vào loại hàng đầu nước Mỹ Walter Lippmann làm thẩm pháp Tòa án Tối cao. Chính nhà báo này đã đưa thuật ngữ "stereotype" (khuôn sáo) vào đời sống báo chí...



Trong khoảng nửa thế kỷ gần đây không có các nhân vật chính trị nổi bật trong thành phần Tòa án Tối cao Hoa Kỳ - cơ quan này theo thông lệ thường thâu nạp chủ yếu là các luật gia nổi tiếng, từng có kinh nghiệm xét xử. Tuy nhiên, các con số thống kê lại cho thấy, trong suốt thời gian tồn tại của mình, chỉ có khoảng một nửa số thành viên Tòa án Tối cao là luật gia.

Hơn nữa, "luật gia", đó là một khái niệm rất rộng rãi. Trở thành thẩm phán của Tòa án Tối cao đã là những vị thẩm phán ở các cấp tòa án thấp hơn, các luật sư, các công tố viên và các học giả luật học... Còn đội hình hiện nay của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ toàn là những thẩm phán mà trước khi được vào đây cũng đã là những thẩm phán ở các cấp tòa án thấp hơn.

Vai trò quan trọng trong kiểm tra nhân thân các ứng cử viên thuộc về các tổ chức xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng. Các phóng viên Mỹ rất giỏi trong chuyện "đào bới" các tình tiết tế nhị trong đời sống của các chính trị gia. Năm 1987, ứng cử viên Douglas Ginsburg đã phải trở thành nạn nhân của sự thóc mách trong giới báo chí. Các phóng viên đã xác định được rằng, thời trẻ, ứng cử viên Douglas Ginsburg từng hút cần sa - sau phát giác này, ông Ginsburg đã phải xin rút khỏi cuộc chạy vào Tòa án Tối cao.

Cục Điều tra Liên bang (FBI) có nhiệm vụ phân tích các mối quan hệ của các ứng cử viên trong gia đình, với xóm giềng, với các đồng nghiệp (để làm việc này phải tiến hành các cuộc tiếp xúc và trò chuyện với họ; quá khứ chính trị và nghề nghiệp... FBI được phép kiểm tra tài khoản và bảng kê khai thuế của các ứng cử viên. Đánh giá của FBI dựa trên 4 nguyên tắc: "tính cách" (sự trung thực và đáng tin cậy của ứng cử viên); "cộng sự" (ứng cử viên kết bạn với những ai và quen biết những ai); "uy tín" (giữa giới chuyên môn và rộng rãi trong xã hội) và lòng trung thành (thái độ của ứng cử viên đối với chế độ xã hội đang tồn tại ở Mỹ).

Bà Sonia Sotomayor mà Tổng thống Barack Obama đề cử vào ghế Thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, cũng đã bị kiểm tra như thế. Cuộc kiểm tra này được ghi nhận bằng một vụ tai tiếng: trong quá khứ có lần bà Sotomayor đã buột miệng nói ra một câu là "thẩm phán là phụ nữ gốc châu Mỹ La tinh có khả năng đưa ra những quyết định anh minh hơn thẩm phán là đàn ông da trắng". Những người Cộng hòa đã ngay lập tức lên tiếng buộc cho bà Sotomayor tội phân biệt chủng tộc và tội đã theo quan niệm rằng có thể diễn giải luật pháp theo những cái nhìn cá nhân của các thẩm phán. Mặc dầu thế ngày 6/8 vừa qua, Thượng viện Mỹ vẫn phê chuẩn bà Sotomayor làm Thẩm phán Tòa án Tối cao với 68 phiếu thuận và 31 phiếu chống.

Đồng thời với những cuộc kiểm tra nói trên, các ứng cử viên vào ghế Thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ còn phải chịu sự sàng lọc của Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ. Ủy ban này xem xét tiểu sử, những bài báo đã in, những mối quan hệ với giới doanh gia và chính trị gia (để loại trừ cái gọi là "mâu thuẫn các lợi ích") . Ủy ban cũng chú ý tới những ý tưởng mà trước đó ứng cử viên Thẩm phán Tòa án Tối cao từng thể hiện. Năm 1969 chính Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ đã khai tử cơ hội của ứng cử viên Clement Haynsworth với lý do là trước đó hai thập niên, có một lần ông này đã lỡ lời khẳng định sự hơn hẳn của người da trắng trước các sắc tộc khác.

Đồng thời với những thủ tục trên, Hiệp hội Thẩm phán Hoa Kỳ cũng cử ra một ủy ban gồm 15 tình nguyện viên để phân tích các bản án mà ứng cử viên Thẩm phán Tòa án Tối cao từng đưa ra và bằng cách này, xác định chất lượng hoạt động chuyên môn của ứng cử viên. Thường thì Hiệp hội đưa ra ba mức đánh giá: "đã được chuẩn bị tốt cho công việc đang xem xét", "đã được chuẩn bị" và "được chuẩn bị chưa đủ".

Ảnh hưởng của Hiệp hội Thẩm phán Hoa Kỳ tới quá trình phê chuẩn các ứng cử viên Thẩm phán Tòa án Tối cao hiện nay không được cao như trong quá khứ. Vấn đề là ở chỗ: năm 1987 ý kiến của các thành viên ủy ban đã bị phân liệt rất lớn: 11 người tuyên bố rằng ứng cử viên Robert Bork "đã được chuẩn bị tốt cho công việc đang xem xét", còn 4 người lại chọn phương án "được chuẩn bị chưa đủ". Bốn thành viên có ý kiến khác đó đã bị phê phán về tội đã đưa ra một quyết định mang tính chính trị. Ông Bork đã không thể trở thành thẩm phán nhưng do những lý do khác chứ không phải vì "được chuẩn bị chưa đủ".

Từ năm 2001, Hiệp hội Thẩm phán Hoa Kỳ hay biết tên họ ứng cử viên Thẩm phán Tòa án Tối cao cùng lúc với mọi người dân Mỹ khác. Tuy nhiên, ý kiến của các chuyên gia tư pháp vẫn tiếp tục có vai trò quan trọng trong số phận của các ứng cử viên.

Các số liệu thống kê lịch sử cho thấy, trong số 158 ứng cử viên được các Tổng thống Mỹ đề cử vào ghế Thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, chỉ có 28 người không cầu được ước thấy - một số người đã tự bỏ cuộc trước khi có phiên họp phê chuẩn của Thượng viện. Trong toàn bộ lịch sử nước Mỹ đã có 110 người được ngồi ở ghế Thẩm phán Tòa án Tối cao.

Để có được một Thẩm phán mới cho Tòa án Tối cao, những người ủng hộ ứng cử viên phải tạo ra được một đa số trong Thượng viện (có tất cả là 100 thượng nghị sĩ nên ứng cử viên cần nhận được ít nhất là 51 phiếu ủng hộ thì mới đạt được mục đích).

Hiến pháp Mỹ không đặt ra những tiêu chí ủng hộ hay bác bỏ các ứng cử viên Tòa án Tối cao đối với các thượng nghị sĩ. Vì thế, họ được quyền bỏ phiếu theo quan điểm cá nhân của họ. Trong quá khứ đã không chỉ một lần Thượng viện Mỹ bác bỏ sự đề cử của các Tổng thống Mỹ.

Nạn nhân đầu tiên là John Rutledge: năm 1795, ông này đã bị Thượng viện không phê chuẩn vào ghế Thẩm phán Tòa án Tối cao. Lý do là vì năm 1794, ông Rutledge đã phê phán dữ dội hòa ước đã ký với nước Anh.

Người giữ kỷ lục về các thất bại trong những nỗ lực đưa ứng cử viên của mình trở thành Thẩm phán Tòa án Tối cao là Tổng thống John Tyler: trong hai năm 1844-1845, ông này đã đưa ra 6 ứng cử viên nhưng chỉ có độc một người được Thượng viện phê chuẩn. Lý do của những lần bác bỏ rất khác nhau: đó có thể là sự hoài nghi của các thượng nghị sĩ đối với các phẩm chất chuyên môn của các ứng cử viên hay các quan điểm của họ. Thêm vào đó, vai trò quan trọng còn thuộc về tình hình chính trị cụ thể ở thời điểm đó và cán cân lực lượng trong thượng tầng chính quyền Mỹ.

Thủ tục xem xét các ứng cử viên vào ghế Thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ thường xuyên bị thay đổi để rồi những thay đổi đó trở thành truyền thống ở Washington. Năm 1873, Thượng viện Mỹ lần đầu tiên tiến hành điều tra về quá khứ của ứng cử viên Thẩm phán. Năm 1916 lần đầu tiên tiến hành các cuộc điều trần công khai ở Thượng viện. Năm 1925, ứng cử viên vào ghế Thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ lần đầu tiên phải ra mắt Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ. Năm 1930, Thượng viện lần đầu tiên cho phép các tổ chức xã hội có quan tâm được tham dự các cuộc điều trần. Từ năm 1956, các ứng cử viên bắt đầu phải chịu những cuộc kiểm tra của Hiệp hội Thẩm phán Hoa Kỳ. Từ năm 1981, các cuộc điều trần bắt đầu được truyền hình trực tiếp.

Theo Hiến pháp Hoa Kỳ, các thẩm phán Tòa án Tối cao sẽ được phục vụ trọn đời cho tới khi chết nếu "ứng xử hoàn mỹ". Thông thường, họ đạt được vị thế này ở tuổi không còn trẻ nữa - người trẻ nhất ở thời điểm được phê chuẩn là Joseph Story (năm 1811), ở tuổi 39. Tính trung bình, một thẩm phán làm việc ở Tòa án Tối cao khoảng 15 năm.

Thẩm phán Oliver Douglas đã có thời gian ngồi trên ghế này ở mức kỷ lục - 36 năm 6 tháng (từ năm 1939 tới năm 1975). Năm 1932, vị thẩm phán cao niên nhất Oliver Holmes đã nghỉ hưu khi ông ở tuổi 90. Không ai rõ những thẩm phán cao tuổi như thế với không ít những đau ốm có thể thực thi chức trách của mình hiệu quả đến đâu. Điều này rất quan trọng vì Tòa án Tối cao chỉ làm việc với thành phần đầy đủ. Bởi thế, nếu có một ai đó trong số các thẩm phán lâm bệnh thì mặc nhiên sẽ làm đình trệ hoạt động của toàn bộ Tòa án Tối cao.

Về mặt nguyên tắc, có thể đình chỉ chức vụ Thẩm phán Tòa án Tối cao nhưng trong thực tế, việc này mới chỉ được tiến hành một lần mà lại không đạt kết quả. Chuyện xảy ra vào năm 1805, khi một thẩm phán bị đứng trước nguy cơ mất ghế theo những nguyên nhân chính trị. Thế nhưng, trong lúc bỏ phiếu ở Thượng viện, các đối thủ chính trị của vị thẩm phán trên đã bị thất bại vì trong số những người ủng hộ vị thẩm phán đó có cả các đồng chí của nhóm đối thủ trên bởi họ cho rằng, sự độc lập của các thẩm phán còn quan trọng hơn cả lợi ích đảng phái.

Trong giai đoạn từ năm 1933 tới năm 1936, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng nhiều đạo luật quan trọng mà Tổng thống Franklin Roosevelt khởi xướng trong giai đoạn Đại suy thoái kinh tế là không hợp hiến. Năm 1936, ông Roosevelt tái đắc cử Tổng thống và những người ủng hộ ông đã chiếm đa số tại cả hai viện của Quốc hội Mỹ. Ông Roosevelt định giải quyết vấn đề Tòa án Tối cao một cách “gọn ghẽ” bằng việc đưa thêm vào thành phần của nó 6 thành viên mới có thể giúp làm nghiêng cán cân về phía có lợi cho ông. Để đạt được mục đích này, chỉ cần đưa thêm một số thay đổi vào đạo luật về Tòa án Tối cao. Tuy nhiên, kế hoạch đó đã bị cả Quốc hội lẫn dư luận xã hội Mỹ bác bỏ. Bất chấp việc chính sách kinh tế của Tổng thống Roosevelt rất được đồng tình, nhưng việc bảo vệ sự độc lập của Tòa án Tối cao vẫn được công nhận là quan trọng hơn cả việc xử lý mau lẹ các cuộc khủng hoảng

Hưng Vượng

BÀI VIẾT MỚI HƠN :
Chế định Bồi thẩm đoàn Hoa Kỳ - 22.12
Những nội dung mới của Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 - 22.12
Chủ nghĩa hợp hiến và sửa đổi Hiến pháp ở Việt Nam - 25.02
BÀI VIẾT TRƯỚC ĐÓ :
Chế định chủ tịch nước ở việt nam qua các bản hiến pháp - 29.11
Để thực thi quyền sáng kiến pháp luật của Đại biểu Quốc hội - 29.11
Mối quan hệ giữa chính phủ với quốc hội trong công tác xây dựng pháp luật. - 29.11
Phân loại hiến pháp - Trịnh Thị Bích Diệp - 29.11
Xử lý ý kiến khác nhau giữa Chính phủ và Quốc hội - 29.11

“Giải thích pháp luật”: Tòa án tối cao với tư cách là cơ quan thẩm định tính hợp hiến.
Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã ban hành nguyên tắc của chế độ bảo hiến – quyền quyết định tính hợp hiến trong các đạo luật – ngay trong một trong những phán quyết đầu tiên của Tòa. Một chuyên gia pháp lý nổi tiếng đề cập tới việc thực hiện chế độ bảo hiến của Tòa trong suốt 220 năm lịch sử của Tòa, trong đó có nhiều ví dụ từ thế kỷ XIX tới nay. Dù Tòa có nhiều phán quyết trong các vụ án cụ thể, song tác giả kết luận rằng “Vai trò đảm bảo chế độ pháp trị của Tòa đòi hỏi phải có sự nhất trí rộng rãi của người dân Hoa Kỳ”.

A.E. Dick Howard là Giáo sư Luật và Hành chính tại White Burkett Miller kiêm Giáo sư Luật tại Trung tâm Nghiên cứu Roy L. và Rosamond Woodruff Morgan, Đại học Virginia tại Charlottesville. Ông là chuyên gia trong lĩnh vực luật hiến pháp và Tòa án Tối cao. Từ năm 1985 đến 1992, ông là chủ tịch Hội đồng 200 năm Hiến pháp Hoa Kỳ tại Đại học Virginia.

Những người soạn thảo Hiến pháp Hoa Kỳ đã tuyên bố rõ ràng rằng văn bản này sẽ được coi là luật của các loại luật. Điều VI quy định Hiến pháp và các đạo luật “được ban hành theo Hiến pháp này” (cũng như các điều ước) sẽ là “Luật tối cao của quốc gia”. Các nhà soạn thảo Hiến pháp cũng trao quyền, tại Điều III, cho một Tòa án Tối cao và các tòa án cấp dưới mà Quốc hội có thể thiết lập. Liệu hai điều khoản này, cùng được viện dẫn, có tạo điều kiện cho Tòa án Tối cao quyền hạn bác bỏ các văn bản luật, trong đó có các đạo luật của Quốc hội, được coi là mâu thuẫn với Hiến pháp hay không?

Nếu như các nhà soạn thảo Hiến pháp đã có chủ trương rõ ràng tại Hội nghị lập hiến năm 1787 tại Thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania rằng chính quyền liên bang mới cần phải có một ngành tư pháp thì họ lại dành rất ít thời gian để cân nhắc “quyền tư pháp” sẽ có phạm vi đến chừng mực nào. Họ dành thời gian nhiều hơn để tranh luận về quyền hạn mà chính quyền liên bang mới có thể có, cơ cấu của Quốc hội liên bang, việc cân bằng quyền lực giữa tiểu bang và liên bang và bản chất của cơ quan hành pháp liên bang mới. Khi Hiến pháp dự thảo được chuyển tới một số tiểu bang để thông qua thì các cuộc tranh luận về phê chuẩn lại tập trung chủ yếu vào các mối quan tâm về quyền lực của liên bang nói chung – và về việc thiếu một tuyên ngôn nhân quyền.

CHẾ ĐỘ XEM XÉT LẠI BẢN ÁN

Ở cấp tiểu bang, chế độ xem xét lại bản án – quyền của một tòa án tuyên bố một đạo luật là không hợp hiến – chỉ xuất hiện trong những năm đầu tiên mới thiết lập chế độ cộng hòa. Tư tưởng dân chủ thì nhấn mạnh tới vai trò của các cơ quan lập pháp là thể chế đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Nhưng người Mỹ đã sớm phát hiện thấy các cơ quan lập pháp của họ, cũng giống như những ông hoàng hoặc quốc hội, có thể sẽ đe dọa quyền con người và quyền tự do của họ. Vì lẽ đó, cùng với tư tưởng tam quyền phân lập và nguyên tắc kiểm soát và cân bằng, chế độ bảo hiến đã trở thành trụ cột đảm bảo tính tối thượng của hiến pháp.

Ở cấp độ liên bang, chính Chánh án John Marshall là người đã tuyên bố công khai quyền xem xét lại theo thủ tục tư pháp của Tòa qua vụ Marbury kiện Madison (1803). Bằng ngôn từ nổi tiếng – sau này thường được viện dẫn trong các vụ án – Marshall đã tuyên bố “Trách nhiệm và bổn phận chính của cơ quan tư pháp là giải thích luật”. Và ông kết luận rằng bổn phận đó thậm chí bao hàm quyền của các tòa án được bác bỏ các đạo luật của Quốc hội nếu những đạo luật này bị phát hiện trái với Hiến pháp.

Mãi tới khi nổ ra cuộc Nội chiến Mỹ (1861-1865), tư tưởng hiến pháp của Tòa án Tối cao phần lớn tập trung vào các vấn đề xây dựng liên bang. Tuyên ngôn Nhân quyền, bổ sung vào Hiến pháp 1791, chỉ áp dụng với các đạo luật của liên bang chứ không phải của tiểu bang. Tuy nhiên, sau nội chiến, việc thông qua điều bổ sung sửa đổi thứ 14 đã buộc các bang không được tước bỏ quyền của bất cứ người nào được xét xử hoặc bảo vệ bình đẳng trước pháp luật. Theo thời gian, các quy định này đã trở thành nền tảng cho nhiều hoạt động lớn của Quốc hội (chẳng hạn Tuyên ngôn Dân quyền năm 1964) và là nền tảng pháp lý của ngành tư pháp (trong đó có phán quyết năm 1954 trong vụ Brown kiện Hội đồng Giáo dục tuyên bố phân biệt chúng tộc trong các trường công là vi phạm hiến pháp).

Trong các thập niên đầu thế kỷ XX, Tòa án Tối cao thường được coi là cơ quan bảo vệ tài sản và các doanh nghiệp trước các đạo luật cấp tiến. Chẳng hạn vào năm 1905, Tòa đã bác bỏ một đạo luật của tiểu bang New York giới hạn số giờ làm việc của những người làm bánh mì trong một ngày và tuyên bố những quy định như vậy là “sự can thiệp trắng trợn” vào quyền của các cá nhân. Cách nhìn nhận như vậy của ngành tư pháp đã khiến cho Tòa án Tối cao lâm vào thế mâu thuẫn với chương trình Phát triển kinh tế mới của Tổng thống Franklin Roosevelt trong những năm 1930. Trước nguy cơ “Tòa bị siết chặt thêm” – đề án tăng thêm số lượng thẩm phán tại Tòa – các thẩm phán đã đổi hướng và tôn trọng hơn các đạo luật cải cách kinh tế và xã hội của tiểu bang và liên bang.

Ngày nay, Tòa án Tối cao xem xét một số lượng lớn các vấn đề khác nhau. Đôi khi người ta còn gọi Hoa Kỳ là “xã hội nhiều kiện tụng”. Tất nhiên người Mỹ dường như đã khéo léo biến những tranh chấp thành các cuộc đua tài trước tòa – một đặc điểm mà Alexis de Tocqueville, người quan sát tài tình những đặc thù của Hoa Kỳ, đã bình luận ngay từ thế kỷ XIX. Trong thập niên 1960 khi Earl Warren là Chánh án, Tòa án Tối cao đã theo đuổi một chương trình nghị sự đầy tham vọng. Tòa đã phán quyết mỗi người một phiếu bầu (đảm bảo tới mức cao nhất mỗi khu vực cử tri có số dân bằng nhau) là nguyên tắc trong bầu cử các thành viên của cơ quan lập pháp. Tòa cũng áp dụng hầu hết thủ tục tố tụng đảm bảo Tuyên ngôn Nhân quyền tại tất cả các tiểu bang, ủng hộ phong trào dân quyền và mở đường cho việc thực hiện quyền riêng tư và tự quyết đã quy định trong Hiến pháp. Cho dù một số thẩm phán do các Tổng thống thuộc Đảng Cộng hòa bổ nhiệm chủ trương “hạn chế ngành tư pháp” song Tòa án Tối cao vẫn tự tin giải quyết nhiều vấn đề đại sự quốc gia.

Vậy Tòa án Tối cao có vai trò gì trong cuộc sống của người dân Hoa Kỳ? Một trong những nhiệm vụ chủ chốt của Tòa là đóng vai trò phân xử trong hệ thống liên bang. Chưa có vấn đề nào thu hút sự quan tâm của các nhà soạn thảo Hiến pháp tại Philadelphia nhiều bằng việc trao quyền hạn tương xứng cho chính phủ liên bang trong khi vẫn bảo vệ lợi ích của các tiểu bang. Do đó, Tòa án Tối cao thường xuyên được yêu cầu quyết định xem một đạo luật hay quy định của liên bang có cản trở hoạt động của tiểu bang hay không. Tương tự như vậy, người ta cũng thường yêu cầu Tòa phân xử liệu một đạo luật của tiểu bang, nếu không hợp lệ, có ảnh hưởng tới một số lợi ích quốc gia như tự do thương mại hay không. Chẳng hạn, khi tiểu bang Bắc Carolina thông qua một đạo luật, mặc dù bề ngoài mang tính trung lập, song đã phân biệt đối xử với mặt hàng táo từ tiểu bang Washington để tạo lợi thế cho những người trồng táo của họ, Tòa đã phát hiện hành vi bảo hộ và vô hiệu hóa đạo luật đó của tiểu bang Bắc Carolina.

Tòa án Tối cao cũng đóng vai trò chủ yếu trong việc đảm bảo các quyền con người và quyền tự do cá nhân. James Madison đã từng tỏ ra lo ngại Tuyên ngôn Nhân quyền có thể sẽ chỉ là một “quy định trên giấy tờ”. Tuy nhiên, trong thời gian qua Tòa đã tích cực thực hiện các quy định đã nêu trong Tuyên ngôn không chỉ chống lại chính quyền liên bang (mục đích ban đầu của họ) mà còn cả các chính quyền tiểu bang. Việc Tòa diễn giải những quyền đã được Hiến pháp bảo vệ thường rất ngay thẳng và mạnh mẽ. Chẳng hạn, năm 1963, Tòa đã phán rằng quyền được tư vấn pháp lý tại điều bổ sung sửa đổi số VI không chỉ bao hàm quyền được sự giúp đỡ của luật sư tại tòa mà còn là quyền được có luật sư do tiểu bang chỉ định và thanh toán nếu bị cáo nghèo tới mức không thể thuê nổi luật sư. Các thẩm phán cũng đặc biệt quan tâm tới quyền tự do ngôn luận. Do vậy, vào năm 1964, Tòa đã tuyên bố một “quan chức” khởi kiện về tội bôi nhọ phải tuân thủ một quy định rất khắt khe – “ác tâm có chủ ý” – tức là phải chứng minh được rằng người bôi nhọ biết rõ lời lẽ của anh ta là sai hoặc cố tình không đoái hoài tới tính chân thực trong lời nói của mình.

Chúng ta đã được chứng kiến cuộc tranh luận sôi nổi về việc liệu Hiến pháp có nên được coi là một văn bản “trường tồn” hay không. Một số người lập luận rằng các thẩm phán nên tìm hiểu “nghĩa gốc” của Hiến pháp – tức là, ý nghĩa đã được các nhà soạn thảo Hiến pháp chuyển tải và có lẽ được củng cố thêm qua thông lệ và các tiền lệ. Một số người khác thì coi Hiến pháp có tính định hướng nhiều hơn. Do đó, trong các vụ án phát sinh trong khuôn khổ quy định cấm áp dụng những hình phạt dã man và khác thường nêu trong Điều bổ sung sửa đổi số VIII, Tòa án Tối cao đã đưa ra khái niệm “áp dụng chuẩn tắc theo thời gian”, cho phép Tòa tuyên bố, ví dụ vào năm 2005, quy định tử hình các phạm nhân trẻ tuổi là trái Hiến pháp.

Rõ ràng là Tòa đã vượt khỏi phạm vi những ngôn từ nêu trong bản Hiến pháp khi thừa nhận và bảo vệ những quyền cụ thể. Một ví dụ điển hình là quyền riêng tư và tự quyết. Chiểu theo quy định đảm bảo quy trình xét xử do luật định trong Điều bổ sung sửa đổi số V và XIV, Tòa đã xác định và mở rộng quyền đó để đảm bảo các lợi ích khác như quyền tránh thai, quyền của phụ nữ được quyết định nạo phá thai và vào năm 2003, quyền không bị tiểu bang trừng phạt vì hành vi đồng tính. Có thể hầu như tất cả các vụ án đưa ra xét xử tại Tòa án Tối cao đều đòi hỏi phải giải thích luật, song những phán quyết của Tòa, nhất là về quyền quyết định nạo phá thai và không bị trừng phạt vì đồng tính nêu trên, lại gây nhiều tranh cãi. Vì không có các quy định cụ thể trong hiến pháp về quyền riêng tư nên họ phải chủ yếu dựa vào lập luận và giải thích của tòa. Song cho dù các thẩm phán sẽ hành động như thế nào đi chăng nữa trong các vụ xét xử trong tương lai, cũng thật khó có thể tưởng tượng Tòa án Tối cao với thiết chế như hiện nay lại tuyên bố rằng nhìn chung không có cơ sở hiến pháp cho khái niệm quyền riêng tư cá nhân.

Theo Hiến pháp, các thẩm phán của Tòa án Tối cao đương nhiệm suốt đời với “tư cách đạo đức tốt”. Chưa từng có một thẩm phán nào bị phế truất. Tuy nhiên, việc bổ nhiệm vào Tòa án Tối cao trong những thập niên gần đây lại trở thành những sự kiện mang tính chính trị cao. Các quyết định của Tòa càng có phạm vi rộng bao nhiêu thì sự cạnh tranh càng cao bấy nhiêu khi xuất hiện một vị trí cần bổ nhiệm. Nếu vậy thì các phán quyết của Tòa phản ánh đến mức độ nào chính kiến và dư luận của xã hội hiện thời? Những người hoài nghi thì cho rằng các thẩm phán phải nên “đọc báo” để có thể tính tới dư luận xã hội khi định hình chính kiến của họ. Nhưng hầu như không có cơ sở cho quan điểm này. Về lâu dài, một phán xử công bằng hơn sẽ có nghĩa là Tòa có xu hướng phản ánh luồng dư luận chủ đạo trong xã hội. Vì vậy mà Tòa án Tối cao dưới thời Chánh án Warren trong thập kỷ 1960 lại tỏ ra đồng tình đối với những giải pháp của số đông người dân trước những vấn đề quốc gia đại sự. Tòa án Tối cao thời Chánh án Rehnquist hiện nay, xét từ một góc độ nào đó, mang tính bảo thủ nhiều hơn, đề cao vai trò của tiểu bang nhiều hơn trong thể chế liên bang.

Các phán quyết của Tòa đặt ra một câu hỏi quan trọng: Ngành tư pháp không thông qua bầu cử có vị trí gì trong một nền dân chủ? Vốn từ lâu đã có sự giằng xé giữa hai nguyên tắc cơ bản trong một nền dân chủ tự do lập hiến – một chính phủ có trách nhiệm được đa số bầu ra một cách dân chủ lãnh đạo và thực thi Hiến pháp thậm chí nếu cần bác bỏ các đạo luật do phe đa số đó hậu thuẫn. Chế độ bảo hiến là cực kỳ quan trọng vì nó củng cố các nguyên tắc dân chủ, chẳng hạn mỗi người dân, một phiếu bầu; tiến hành bầu cử tự do và công bằng; tự do ngôn luận và tự do báo chí. Chế độ pháp trị – đúng theo tư tưởng của Hiến pháp – yêu cầu Hiến pháp phải được thực thi với tư cách là đạo luật tối cao của quốc gia. Tòa án Tối cao có thể phạm sai lầm trong một số vụ xét xử cụ thể nào đó. Song vai trò đảm bảo chế độ pháp quyền của Tòa đòi hỏi phải có sự nhất trí rộng rãi của người dân Hoa Kỳ.

A.E. DICK HOWARD

Nguồn: vietnamese.vietnam.usembassy.gov


Tối Cao Pháp Viện : Diễn giải và áp dụng hiến pháp
Khi thi hành hiến pháp, Tối Cao Pháp Viện có quyền phán quyết tối hậu trong các vụ cần dẫn chiếu từ hiến pháp để xét lại tính chất phù hợp hiến định của vụ án. Như vậy Tối Cao Pháp Viện lấy quyền hạn đó từ đâu để thẩm định hợp hiến hay vi hiến? Quyền hạn này cực kỳ quan trọng vì dựa vào đó Tối Cao Pháp Viện có quyền phá án ngược lại kết quả ở tòa dưới và ra phán quyết chung thẩm. Các tòa án liên bang hay tiểu bang đều có quyền xử theo luật hiến pháp, nhưng bao giờ Tối Cao Pháp Viện cũng có quyền xử lại. Án lệ Marbury v. Madison năm 1803 là một vụ án nổi tiếng trong lịch sử tư pháp Hoa Kỳ về quyền hạn của Tối Cao Pháp Viện trong việc xét lại những phán quyết dựa theo luật hiến pháp.

Vào cuối nhiệm kỳ của Tổng Thống George Washington thì ảnh hưởng chính trị tại tân Liên Bang Hoa Kỳ do hai đảng cầm đầu: Ðảng Liên Bang (Federalist Party, tiền thân của đảng Cộng Hòa) đã bầu Tổng Thống Adams và chiếm đa số quốc hội từ 1796 đến 1800. Ðối lập là đảng Dân Chủ Cộng Hòa (Democratic Republic Party, tiền thân của đảng Dân Chủ) tiếp đó bầu lên Tổng Thống Thomas Jefferson nhiệm kỳ kế tiếp năm 1800 đồng thời cũng lấy được đa số ở quốc hội. Biết chắc Ðảng Liên Bang sắp mất thế lực ở Hành Pháp và Lập Pháp nên Tổng Thống Adams cố giành ngành Tư Pháp, ông chỉ định ngay Bộ Trưởng John Marshall làm Chánh Án Tối Cao. Quốc Hội lúc đó còn do đảng Liên Bang nắm vài ngày chót trước khi bàn giao liền thông qua ngay một đạo luật cho tăng số thẩm phán liên bang tại các tòa dưới và giảm bớt số thẩm phán ở Tòa Tối Cao ngăn không cho đảng viên Dân Chủ Cộng Hòa trám vào các ghế trống, đồng thời bổ nhiệm thêm cho thủ đô Washington D.C. bốn mươi hai tân Thẩm Phán Trị An (Justice of the Peace, tương đương với chức chánh án tòa thượng thẩm).

Vào ngày cuối cùng nhiệm kỳ, Tổng Thống Adams làm lễ cho các đảng viên Liên Bang mới được chỉ định tuyên thệ nhậm chức dưới sự nhìn nhận của Quốc Hội cũ. Ngay đêm trước khi Tổng Thống Jefferson thụ phong, John Marshall lúc ấy vẫn còn là Bộ Trưởng trong nội các cũ, theo truyền thống đã thi hành thủ tục đóng quốc ấn Hoa Kỳ vào các sắc lệnh bổ nhiệm chính thức hóa cho các tân thẩm phán đáo nhậm. Do sự bất cẩn không gởi kịp thời nên một số tân thẩm phán không nhận được sắc lệnh bổ nhiệm trong đêm đó. Sáng hôm sau tân Tổng Thống Jefferson ra lệnh cho tân Bộ Trưởng James Madison bãi bỏ các sắc lệnh bổ nhiệm chưa kịp giao đến tay các tân Thẩm Phán Trị An trong số đó có một vị tên là William Marbury.

Marburry bèn kiện lên Tối Cao Pháp Viện xin tòa ra trát bắt buộc (writ of mandamus, là trát tòa ra lệnh cho viên chức chính phủ phải thi hành lệnh tòa). Mặc dù ông ta kiện năm 1801, nhưng quốc hội mới do đảng Dân Chủ Cộng Hòa nắm quyền đã bãi bỏ nhiệm kỳ 1801 đến 1802 của Tối Cao Pháp Viện, nên vụ này phải đợi đến 1803 mới đem ra xử. Cuối cùng Chánh Án Tối Cao John Marshall ra phán quyết rằng những chức vụ được chỉ định thời trước mặc nhiên có hiệu lực ngay từ thời điểm ký sắc lệnh bổ nhiệm và phải được tôn trọng. Khi xử vụ này Tối Cao Pháp Viện lâm vào tình thế lưỡng nan vì nếu không xử Marbury được thắng có nghĩa là Marshall đương nhiên công nhận hành pháp do nội các mới có quyền xóa bỏ lệnh bổ nhiệm trước làm mất mặt đảng Liên Bang, đồng thời lấn át cả Tư Pháp. Nhưng lúc đó Tối Cao Pháp Viện chưa được xác định quyền hạn rõ ràng, nếu Marshall ra lệnh đòi hành pháp bắt buộc thi hành phục hồi chức vụ cho Marbury mà bị Jefferson và Madison từ chối thì còn gây thêm hiềm khích nặng nề và xáo trộn chính trị trầm trọng hơn. Dù đã xử như trên nhưng Marshall rất khôn khéo né ra khỏi cuộc tranh chấp quyền hành chính trị bằng cách dựa vào quyền tái thẩm của tòa án để tìm cách khước từ việc can thiệp đòi phục hồi chức vụ cho Marbury.

Marshall trước nhất phán rằng việc bổ nhiệm chức vụ cho Marbury được kể là đã hoàn tất ngay khi cựu Tổng Thống Adams ký sắc lệnh vì lẽ vào đúng thời điểm đó việc đóng dấu quốc ấn và tống đạt sắc lệnh đến đương sự chỉ là thủ tục hành chánh mà thôi, cho nên dù công tác chuyển giao không hoàn tất thì tình trạng chức vụ của Marbury cũng không thay đổi. Thứ đến là Marbury coi như đã được chức vụ mới nên việc đền bù là trách nhiệm thi hành của tân Bộ Trưởng Madison. Nhưng Marshall đưa ra vấn đề quan trọng là Tối Cao Pháp Viện có thẩm quyền tài phán (jurisdiction) trong vụ này để xử khiếu nại của Marbury không?

Marshall dẫn chứng Ðiều III Hiến Pháp quả có ấn định cho Tối Cao Pháp Viện quyền tài phán tiên quyết, nghĩa là quyền được xử những vụ kiện thẳng đến tòa này nếu đương đơn là một nhân viên ngoại giao ngoại quốc hoặc là một tiểu bang đứng kiện, còn tất cả các trường hợp khác thì không được xử thẳng mà chỉ được xử lại những vụ kháng án sau khi đã có phán quyết ở tòa dưới. Marbury vin vào bộ Luật Tư Pháp (Judiciary Act) năm 1789 theo đó Tối Cao Pháp Viện có quyền tài phán tiên quyết và có quyền ra trát mandamus bắt buộc các viên chức hành pháp thi hành. Chánh Án Marshall bác bỏ lập luận này viện lý do vì giới hạn trong tổ chức phân quyền chính phủ nên Tối Cao Pháp Viện không áp dụng được Ðiều III Hiến Pháp.

Vì lý do ấy tòa không có quyền tài phán tiên quyết trong vụ này vì Marbury không thuộc thành phần ngoại giao ngoại quốc hoặc là một tiểu bang nên tòa không có quyền can thiệp vào việc phục chức của đương đơn. Phán quyết này dĩ nhiên thỏa mãn ngay phe Dân Chủ Cộng Hòa, nhưng điều chính yếu rút từ vụ này là việc tự thừa nhận quyền tài phán tối hậu của Tối Cao Pháp Viện là hợp hiến dù chiếu theo Bộ Luật Tư Pháp 1789 hay theo các sắc luật khác của Quốc Hội. Như vậy phán quyết của Marshall vừa khéo léo nhượng bộ hành pháp đồng thời cũng bảo toàn được quyền hạn của Tối Cao Pháp Viện, chỉ có đương sự Marbury đau khổ vì ức lòng mà thôi.

Ðối với Marshall việc tìm xem Tối Cao Pháp Viện có quyền khảo xét tình trạng hợp hiến của các luật do lập pháp thông qua thì quá dễ dàng. Toàn dân đã lập ra hiến pháp để trở thành luật căn bản, tối thượng và tồn tại vĩnh viễn. Khuynh hướng của hiến pháp là hạn chế chỉ ban cho chính phủ liên bang quyền hành vừa đủ, vì thế hành pháp chỉ được sử dụng những quyền đã ấn định trong hiến pháp mà thôi, ngược lại tất cả mọi đạo luật trái với tinh thần hiến pháp đều bị hủy bỏ và vô hiệu hóa. Marshall quả đã khôn khéo dựa vào hiến pháp kết thúc vấn đề bằng một tam đoạn luận như sau: hiến pháp là luật, tòa án diễn giải luật, do đó có nghĩa là tòa án diễn giải hiến pháp. Nhưng thực ra những gì giải thích theo lối của Marshall thì lại không đồng quan điểm với nhiều người khác vì luật thường áp dụng ở tòa án và luật hiến pháp có nhiều khác biệt. Nếu hiến pháp là luật căn bản thì không nên coi như luật thường. Nói một cách rõ ràng hơn, hiến pháp là nền tảng của luật nên việc diễn giải ý nghĩa hiến pháp nếu để cho các ngành khác trong chính quyền sẽ gây khó khăn, ví dụ như quốc hội không xác định được một đạo luật có hợp hiến hay không trước khi ban hành.

Do đó sau khi Chánh Án Marshall mãn nhiệm kỳ vào năm 1834, án lệ Marbury v. Madison đã trở thành nền tảng của quyền lực Tối Cao Pháp Viện trong việc xử lại tình trạng hợp hiến của các đạo luật của liên bang và tiểu bang. Dĩ nhiên các ngành lập pháp và hành pháp không thích Tối Cao Pháp Viện nắm quyền này nhưng đến ngày nay đã trở thành thông lệ vững chắc. Sau vụ Brown v. Board of Education xử cấm kỳ thị chủng tộc ở học đường, Tối Cao Pháp Viện đã gặp nhiều chống đối chính thức cũng như không chính thức của một số thành phần thủ cựu cực đoan ở nhiều tiểu bang miền nam, thí dụ như quốc hội của vài tiểu bang ban hành nghị quyết không thừa nhận án quyết của Tối Cao Pháp Viện, cắt bỏ ngân sách tài trợ cho những trường học không chịu phân chia đen trắng, nhưng cuối cùng Tối Cao Pháp Viện đã cứng rắn bắt hết tiểu bang này đến tiểu bang nọ phải tuân hành nghiêm chỉnh. Về sau qua nhiều án lệ điển hình khác, Tối Cao Pháp Viện xác định lập trường vững chắc rằng ‘tổ chức tư pháp liên bang là cơ quan tối thượng trong việc diễn giải luật Hiến Pháp với những nguyên tắc của hệ thống luật hiến định bất di bất dịch theo đó toàn dân tuyệt đối phải tôn trọng vĩnh viễn không một ngoại lệ’.

Thời Watergate, Tối Cao Pháp Viện đã trải qua nhiều thử thách trong việc điều tra những hành động bất hợp pháp của Tổng Thống Nixon qua vụ án United States v. Nixon (1974), theo đó tòa phán rằng tòa án chứ không phải tổng thống, có quyền xác định sự hợp lệ của những bằng chứng trong vụ Watergate do công tố viên đặc biệt tìm ra mặc dù gặp đối kháng của hành pháp. Việc tra xét những bằng chứng này là phần vụ của tư pháp chiếu theo Ðiều III Hiến pháp có quyền xử tổng thống. Ðiểm đáng kể là phán quyết này của Tối Cao Pháp Viện đã khiến Tổng Thống Nixon phải chịu thừa nhận dù rằng hậu quả đưa đến việc từ chức buồn thảm của ông. Ðiều này đã chứng tỏ quyền lực của nền Tư Pháp Hoa Kỳ, mà ngay cả đến tổng thống cũng không tránh khỏi bị Tối Cao Pháp Viện xét xử.

Tuần tới chúng tôi trình bày tìm hiểu về những quyền hiến định đầu tiên của người dân ở Hoa Kỳ được bảo vệ dưới hiến pháp. Cũng như thường lệ, người viết xin xác nhận nội dung của những loạt bài tìm hiểu luật pháp này chỉ hoàn toàn được sử dụng với tính cách thông tin (information) để giúp quí độc giả một vài kiến thức tổng quát căn bản về luật pháp Hoa Kỳ mà thôi, và không thể coi như sự liên hệ của luật sư với thân chủ (attorney-client relationship). Do đó nếu có vấn đề liên hệ đến luật, quí độc giả vẫn cần phải thảo luận với một luật sư chuyên môn về trường hợp của quí vị.

Nếu cần tham khảo riêng xin liên lạc với Luật Sư LyLy Nguyễn tại văn phòng ở 2009 N. Broadway, Santa Ana, CA 92706. ÐT: (714) 531-7080.


Ðề: Tối Cao Pháp Viện : Diễn giải và áp dụng hiến pháp
Trong lịch sử của luật hiến pháp Hoa Kỳ có hai án lệ với phán quyết của Tối Cao Pháp Viện đưa ra cách nhau gần hai mươi năm đã thay đổi hẳn bối cảnh chính trị cận đại. Năm 1954 trong vụ án Brown v. Board of Education tòa đã phán rằng kỳ thị màu da tại học đường là vi hiến, phạm đến quyền mọi người được bảo vệ công bằng. Sau đó vào năm 1973 trong vụ Roe v. Wade, tòa ra phán quyết hạn chế tiểu bang quyền kiểm soát hoặc ngăn cấm phá thai, cho là vi hiến vì vi phạm dân quyền. Kết quả của hai vụ án này đã khơi mào gây nhiều kiện tụng cùng biểu tình phản kháng tạo bao sóng gió cho đời sau. Bài này trình bày đường lối Tối Cao Pháp Viện diễn giải hiến pháp trước những vấn đề có ảnh hưởng lớn đến công chúng như hai thí dụ trên.

Tại sao cần đến luật hiến pháp? Câu trả lời rất giản dị là để tổ chức chính quyền và bảo vệ dân quyền. Cho dù chúng ta có cần luật hiến pháp hay không thì luật này cũng đã hiện hữu và là văn kiện diễn giải nền tảng hệ thống chính trị Hoa Kỳ vì dựa vào hiến pháp. Có những điều người dân muốn làm nhưng không thực hiện được một mình mà phải nhờ đến chính quyền vì chỉ chính phủ mới có khả năng tập trung tất cả các nguồn tài nguyên để tạo công ích chung cho toàn dân hưởng, thí dụ như mở trường, mướn thầy dậy cho con trẻ, bảo vệ cho dân chúng sống yên lành trong một xã hội trật tự công bằng.

Vì vậy chính phủ phải mạnh, có quyền thâu thuế toàn dân để lập công quĩ chi phí cho mọi công ích. Nhưng chính vì chính phủ được quá nhiều quyền hạn nên tự đó đã là vấn đề, làm thế nào để dân tin chắc rằng chính phủ không lạm quyền như ở các nước cộng sản hay các nước thiếu dân chủ thường đánh thuế quá mức hay đặt ra nhiều luật lệ rắc rối làm khổ dân, hoặc bắt bớ tù đầy những kẻ vô tội và dùng quân đội để đàn áp đối lập? Vì vậy ở Hoa Kỳ dân chúng có quyền kiểm soát quyền hạn của chính phủ bằng cách lập ra một chính quyền dân chủ không phạm những điều dân không muốn hay đi ngược lại nguyện vọng của dân; nên luật hiến pháp được đặt ra để điều hòa quyền hành chính phủ, hạn chế không cho phép đi quá quyền hạn ấn định.

Luật hiến pháp được coi như phương tiện để tạo tiếng dân và là môi trường thảo luận những vấn đề thiết yếu bắt nguồn từ bản hiến pháp rồi lập thành các án lệ tham chiếu cho các trường hợp về sau. Những vấn đề xã hội và chính trị căn bản thường được lồng khung với các từ ngữ quen thuộc như chế độ phân quyền, chế độ liên bang, tự do ngôn luận... nên nhiều luật gia tưởng đó là những danh từ chỉ dùng cho chuyên môn, thực ra đây chính là những từ ngữ thông dụng dùng rất nhiều không những ở tòa án hay các văn phòng luật sư, mà còn ở các cơ quan công quyền, hay nhiều nhóm tư nhân trong dân gian.

Mặc dù luật hiến pháp được hiểu theo nhiều lối khác nhau nhưng hiến pháp đã ấn định cho Tối Cao Pháp Viện là cơ quan chính thức có quyền diễn giải và phân xử các tranh luận về vấn đề hợp hiến. Tuy Tối Cao Pháp Viện khó tránh khỏi bị ảnh hưởng chính trị, nhưng dù sao tòa này cũng khá cách biệt khỏi ảnh hưởng của hành pháp cấp giữa. Các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện được chỉ định nhiệm kỳ trọn đời nên nhiệm vụ của họ rất hạn hẹp không phải lúc nào cũng xử thỏa đáng mọi vụ kiện. Những vấn đề đã đem ra tranh cãi ở tòa cùng phán quyết các vụ án liên hệ đến hiến pháp đều được dùng dẫn chiếu làm căn bản cho các phân tích và quyết định trong nhiều vụ án quan trọng sau này.

Chúng ta hãy thử xét vài án lệ ở Tối Cao Pháp Viện về vấn đề kỳ thị chủng tộc ở Hoa Kỳ như vụ Scott v. Sanford sau đây: Trước cuộc nội chiến (Civil War) có một người nô lệ da đen tên là Dred Scott đi kiện ở một tòa án liên bang xin được phóng thích vì lý do anh đã ở với chủ ở Illinois trước khi theo chủ về Missouri. Chiếu theo Hòa ước Missouri ký năm 1820 thì Illinois là đất tự do thuộc lãnh địa Lousiana, chế độ nô lệ bị cấm chỉ kể từ phía Bắc vĩ tuyến 36 độ 30. Scott lập luận rằng một khi anh đã đặt chân lên đất tự do nơi đã phóng thích anh hợp pháp, thì khi về đến Missouri là một đất nô lệ anh cũng được hưởng quyền tự do. Lúc đó vấn đề nô lệ tối quan trọng trước ảnh hưởng chính trị, đạo đức, và kinh tế ở Hoa Kỳ nên nội vụ được đem ra xử chiếu theo hiến pháp.

Vào năm 1857, Thẩm Phán Roger Taney phán rằng những dân da đen như Scott không có quyền công dân như đã ấn định trong điều III Hiến Pháp Hoa Kỳ, do đó không có quyền đi thưa ở tòa án liên bang, và Hòa ước Missouri bị coi như bất hợp hiến và không có hiệu lực. Theo quan điểm của Taney tất cả dân da đen là sắc dân hạ đẳng, sinh ra chỉ để làm nô lệ mà thôi nên không được áp dụng bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập (Declaration of Independence) theo đó định rằng tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng. Vì lẽ đó dân da đen không được kể là công dân để có quyền kiện thưa tại tòa án liên bang. Hơn thế nữa quốc hội lúc đó còn liệt Hòa ước Missouri vào loạt văn kiện chính trị lập ra cốt để giảng hòa phe Nam và Bắc Mỹ, coi như vượt quyền hiến pháp ấn định nên không có hiệu lực.

Vụ án Scott đã cho thấy bản chất giới hạn của luật hiến pháp. Cuộc tranh cãi về ý nghĩa của hiến pháp đã bung ra khỏi tòa án. Thời đó có hai nhân vật đối nghịch nhau nổi tiếng là Abraham Lincoln và Stephen Douglas đã tranh biện nẩy lửa về vụ Scott. Douglas khăng khăng biện luận rằng phán quyết của Taney ở tòa án liên bang là đúng, phải được tôn trọng coi như chung kết không được cãi vã gì nữa. Ðối lại Lincoln cho rằng ngoài tòa án ra các ngành khác của chính quyền là hành pháp và lập pháp đều có quyền diễn giải hiến pháp theo lập luận riêng. Ông nói: “Nếu tôi là dân biểu Quốc Hội bỏ phiếu để bãi bỏ nô lệ bất kể vụ Scott bị xử thua, tôi sẽ bỏ phiếu tán thành ngay.” Cuộc tranh luận này được đề nghị đưa lên Tối Cao Pháp Viện phân xử vì là thẩm quyền chung cuộc để diễn giải hiến pháp.

Nửa thế kỷ trước vụ Scott, Tối Cao Pháp Viện tuy đã giải nghĩa từng chữ của bản hiến pháp nhưng vẫn mặc nhiên công nhận lối phán đoán thiên vị của Taney và vụ Scott cho thấy rõ vai trò rất hạn chế của tòa án trước ảnh hưởng chính trị. Chánh Án Taney hy vọng rằng với phán quyết vụ Scott sẽ vĩnh viễn giải quyết êm được toàn bộ vấn đề nô lệ trong toàn quốc. Nhưng dù rằng phe cấp tiến không đạt được hiệu lực của Hòa ước Missouri và Hòa ước 1850, thì trái lại phe bảo thủ cũng không đạt được ý muốn duy trì chế độ nô lệ theo kết quả vụ Scott, ngược lại còn châm dầu thêm vào các bất đồng ý kiến để sau này dẫn đến bùng nổ cuộc nội chiến tương tàn, giải quyết mâu thuẫn bằng chiến tranh máu đổ thịt rơi thê thảm.

Mặc dù sau thất bại của Tối Cao Pháp Viện trong việc giải quyết chuyện nô lệ bằng cách dùng hiến pháp để lập luận, vấn đề bãi bỏ nô lệ vẫn được coi như hợp hiến sau cuộc nội chiến. Những điều khoản tu chính mới, Tu chính thứ Mười Ba, Mười Bốn, và Mười Lăm (Thirteen, Fourteen, Fifteen Amendments) được coi như những động cơ chấm dứt chế độ nô lệ, ngăn cấm kỳ thị chủng tộc và chấp nhận cho dân da đen tham gia chính trị. Ðiều Tu Chính thứ Mười Bốn đặc biệt rất quan trọng đã theo quan niệm của hiến pháp nguyên thủy và bản Dân Quyền bảo đảm quyền hạn cho dân nô lệ mới được giải phóng.

Việc diễn giảng các tu chính hiến pháp trong những thế kỷ sau không được đồng nhất từ nguyên tắc tới kết quả. Thí dụ như trong hai án lệ nổi tiếng Plessy v. Ferguson năm 1896 tòa án thoạt tiên cho phân chia hành khách khu trắng đen riêng biệt trên xe lửa, nhưng về sau trong vụ Brown v. Board of Education năm 1954 tòa đã xử ngược lại cấm không được phân chia lớp riêng cho học trò trắng và đen tại học đường. Vì vậy vấn đề kỳ thị chủng tộc như vụ Scott qua bao thế kỷ vẫn gây tranh luận không những ở tòa án mà còn trong công chúng, họ thường lấy hiến pháp ra để trợ lực. Luật hiến pháp từ đó đã được dùng để cung cấp những từ ngữ và phương thức giải quyết những vấn đề hệ trọng, nhưng không những chỉ vì từ ngữ hay phương thức, luật hiến pháp đã trở thành mẫu mực cần thiết và quen thuộc trong suốt hơn hai trăm năm qua trong việc giải quyết vấn đề vi hiến hay hợp hiến.

Trả Lời Với Trích Dẫn
23-12-2010, 14:06 #5 luathoc
I'm a Robot


Tham gia ngày
Jan 2011
Bài viết
103
Thích
0
Được thích 1 lần / 1 bài
Ðề: Tối Cao Pháp Viện : Diễn giải và áp dụng hiến pháp
Tuần qua, thẩm phán David Souter vừa tuyên bố quyết định về hưu, sau hơn 19 năm giữ chức vụ thẩm phán tại Tối Cao Pháp Viện Liên Bang Hoa Kỳ. Ở Mỹ, mỗi tiểu bang có hệ thống pháp lý riêng, và Tối Cao Pháp Viện của tiểu bang là cơ quan tư pháp cao nhất. Trên bình diện quốc gia, Mỹ có hệ thống tư pháp của liên bang, và Tối Cao Pháp Viện Liên Bang là cơ quan tư pháp quyền lực nhất trên toàn lãnh thổ.

Theo cơ chế chính trị của Mỹ, quyền làm luật được giao cho cơ quan lập pháp các cấp từ địa phương đến trung ương. Luật ban hành không được đi ngược lại tinh thần của bản Hiến Pháp, đạo luật tối cao của quốc gia. Khi luật được ban hành, hoặc khi luật được mang ra áp dụng, thường có những tranh cãi về tính hợp hiến của luật. Những tranh cãi này thường được đưa ra tòa án phân xử, và nếu được thượng tố, vấn đề sẽ lên đến tòa trên. Như đã nói, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ (TCPV) là tòa án cao nhất và quyết định của tòa này là quyết định sau cùng, sẽ trở thành luật trên toàn lãnh thổ. Những phán quyết của TCPV ảnh hưởng đến đời sống văn hóa chính trị của toàn nước Mỹ bao gồm những vấn đề như quyền chọn lựa phá thai, quyền sở hữu súng, lênh chống kỳ thị vv TCPV bao gồm 9 vị thẩm phán do Tổng thống Hoa Kỳ đề cử, và thượng viện bỏ phiếu chuẩn nhận theo nguyên tắc đa số. Sau khi được bổ nhiệm, nhiệm kỳ của một thẩm phán là suốt đời. Chính vì vai trò quan trọng của TCPV nên việc bổ nhiệm một thẩm phán vào TCPV đòi hỏi sự chọn lựa kỹ lưỡng. Trong số 9 vị thẩm phán đương nhiệm, chỉ có 1 thẩm phán da đen và 1 thẩm phán phụ nữ. Người ta tin rằng lần này, để thay thế thẩm phán Souter, tổng thống Obama sẽ bổ nhiệm một nữ thẩm phán thuộc nhóm sắc tộc Mỹ Latin, để TCPV có thêm đại diện phản ảnh cho các thành phần dân số đa dạng của Mỹ.

TCPV như chúng ta được biết ngày hôm nay là một cơ quan có pháp quyền tối thượng vững chắc, ngay cả vị Tổng Thống của Hoa Kỳ cũng phải tôn trọng. Nhưng từ thuở lập quốc đến nay, TCPV cũng đã đôi lần trải qua những thử thách về quyền lực với phía hành pháp. Vì không trực tiếp chỉ huy quân đội hay cảnh sát, TCPV chỉ ra phán quyết nhưng không nghiêm chấp được phán quyết của chính mình, mà việc thi hành quyết định của tòa phải nhờ vào các lực lượng vũ trang dưới quyền chỉ huy của tổng thống, của ngành hành pháp. Lần chống lại lệnh tòa đầu tiên xảy ra năm 1832, khi tổng thống Andrew Jackson không đồng ý với phán quyết của TCPV trong vụ Worcester v. Georgia. Trong vụ này, có lời đồn rằng tổng thống Jackson tuyên bố: “Thẩm phán Marshall đã ra quyết định; vậy thì để ông ấy nghiêm chấp án lệnh của ông.” Tuy nhiên, nhiều sử gia đã lên tiếng bác bỏ lời đồn về câu tuyên bố này. Lần thứ hai có sự chống đối là sau khi TCPV ra phán quyết xóa bỏ phân biệt màu da trong các trường công lập (Brown v. Board of Education), các nhóm dân quân da trắng địa phương đã đứng lên chống đối. Gần đây nhất, trong vụ United States v. Nixon năm 1974, nhiều người lo ngại tổng thống Nixon sẽ cưỡng lại lệnh tòa và không chịu giao những cuốn băng thu mật trong vụ Watergate. Tuy nhiên, sau cùng Tổng Thống Nixon cũng tuân lệnh tòa và giao lại những cuốn băng ấy, dẫn đến việc từ chức của ông. Sau mỗi lần có sự thách thức, quyền lực của TCPV lại được củng cố thêm; và tính độc lập của TCPV đối với chính phủ và quốc hội khiến TCPV là một đảm bảo cho nguyên tắc cân bằng quyền lực của Mỹ.

Lược qua lịch sử của nền dân chủ Mỹ và của TCPV nói riêng, chúng ta mới trân trọng tinh thần thượng tôn luật pháp của từng người lãnh đạo và từng người dân của Mỹ. Tham, sân, si hiện diện trong mọi người, mọi nơi; nếu những vị tổng thống tiên khởi của Mỹ cũng trở thành những Lenine, Staline, Hitler hay Mao Trạch Đông, chắc nước Mỹ cũng sẽ trải qua những xáo trộn đẫm máu mỗi lần thay đổi chính quyền. Nhưng cái may mắn của nước Mỹ là những anh hùng lập quốc là những người vì quốc gia, vì mọi người, mà không trở nên độc tài, tham quyền cố vị. Sau khi những người đi trước đã xây đắp một nền móng dân chủ vững chắc, những kẻ đi sau như Jackson, Nixon … sẽ không có cơ sở để lạm quyền, độc tài, bởi vì họ không thể ra lệnh cho cấp chỉ huy quân đội hay cảnh sát vô cớ đàn áp người dân. Thỉnh thoảng chúng ta cũng sẽ gặp những cá nhân ngoan cố như cựu thống đốc Blagojavich của Illinois mới đây, nhưng hệ thống dân chủ của Hoa Kỳ sẽ dễ dàng đào thải những mầm mống bại hoại như thế. Đa số người dân và lãnh đạo Hoa Kỳ ngày nay tự nguyện tôn trọng bảo vệ luật pháp, hiến pháp, và các cơ chế chính quyền của họ. Ở Mỹ, không ai tuân lênh một tổng thống để bắn giết dân theo kiểu Nga Sô, Trung Quốc.

Những nước giàu mạnh hàng đầu thế giới ngày nay như Nhật, Đức, cũng đã có thời trải qua những chế độ độc tài kiểu Hitler hay Hirohito, nhưng sau cuộc chiến tranh, nhân dân các nước ấy đã vùng lên và không còn tin vào lãnh đạo kiểu thiên hoàng hay quốc trưởng. Đức và Nhật ngày nay đang hưởng một nền dân chủ tiến bộ, làm nền tảng cho sự lớn mạnh kỳ diệu về kinh tế.

0 comments:

Post a Comment

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | LunarPages Coupon Code